Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-2-2016 ] Bà Triệu Á Luân, 71 tuổi, một phụ nữ trầm lặng với thân hình nhỏ và mái tóc ngắn. Bà là người rụt rè và chưa từng kết hôn. Bà sống một cuộc sống đơn giản và ít quan tâm đến thế tục. Không ai nghĩ là cuộc sống của bà lại có thể gặp khó khăn gì. Ấy vậy mà bà bị đưa ra khỏi nhà và bị kết án 5 năm tù giam vì tu luyện Pháp Luân Công năm 2002.

Tại Nhà tù Nữ Hắc Long Giang, bà Triệu bị tra tấn dã man: bà bị thủng màng nhĩ do bị đánh đập tàn nhẫn, bị chôn vùi trong tuyết với bộ quần áo lót trên người, và bị biệt giam 15 ngày. Cho dù bị tra tấn, bà Triệu không bao giờ dao động đức tin. Cuối năm 2015, bà đã đệ đơn khởi kiện cựu Tổng Bí thư Trung Quốc Giang Trạch Dân vì tội phát động cuộc đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công.

Sự giam cầm sai trái

Ngày 30 tháng 8 năm 2002, cảnh sát mặc thường phục đột ngột xông vào nhà của bà Triệu và bắt giữ bà. Bà Triệu bị đưa đến Trại giam Số 2 Cáp Nhĩ Tân. Khi cảnh sát hỏi rằng bà có tu luyện Pháp Luân Công nữa không, bà Triệu kiên quyết trả lời: “Có!” Bà bị kết án 5 năm tù giam và bị đưa đến Nhà tù Nữ Hắc Long Giang vào ngày 21 tháng 3 năm 2003.

Nhằm ép các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin, các lính canh tù đã tra tấn và sử dụng các tù nhân hình sự để thực hiện ý định của họ. Một lần, một cảnh sát đã bạt tai bà Triệu khiến bà bị thủng màng nhĩ và chảy máu tai. Một lần khác, bà cùng các học viên Pháp Luân Công khác bị ép chạy dưới cái nắng thiêu đốt. Khi bà Triệu chạy chậm lại, một tù nhân tên là Lý Mai đã đá vào lưng bà, khiến bà ngã sóng soài.

Chôn vùi trong tuyết

Để phản đối sự giam giữ bất hợp pháp, bà Triệu và các học viên Pháp Luân Công khác đã từ chối đeo thẻ tù nhân. Đáp lại, các tù nhân chính trị đã ép họ đứng ngoài thời tiết băng giá chỉ với một chút thức ăn, mà không được uống nước hay được đi vệ sinh. Sau bảy ngày, bà Triệu là người duy nhất vẫn tiếp tục từ chối đeo thẻ tù nhân.

Vào thời điểm đó, tuyết vẫn rơi trên sân. Tù nhân Lý Mai và một vài tù nhân khác đã lột áo khoác mùa đông và quần ngoài của bà Triệu, rồi ném bà vào một đống tuyết. Họ dùng xẻng xúc tuyết đổ lên người bà cho đến khi toàn thân bà bị tuyết bao phủ.

‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’

Công an trại giam điểm danh vào lúc 8 giờ tối hàng ngày. Bắt đầu từ đầu năm 2004, bà Triệu luôn hô vang câu “Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Một vài ngày đầu, bà bị đánh và còng tay. Sau đó bà bị đưa đến phòng biệt giam, ở đó bà bị còng tay ra sau lưng và bị trói vào cái xiềng gắn cố định trên sàn. Bà phải ngồi trong tư thế này cả ngày lẫn đêm khoảng 15 ngày, và bị giới hạn đi vệ sinh.

Khi bà được ra khỏi phòng biệt giam, bà vẫn hô to câu “Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Cảnh sát cuối cùng đã giữ bà lại trong phòng giam lúc trước để bà không tiếp tục hô được mỗi khi điểm danh.

Sống theo Chân-Thiện-Nhẫn

Tù nhân Lý Mai đã tham gia hỗ trợ cảnh sát tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Sau ngày mà cô Lý Mai và các tù nhân khác chôn vùi bà Triệu trong tuyết, cô đã hỏi bà: “Bà nghĩ thế nào về tôi?”

“Tôi không thù oán gì cô đâu.” Bà bình tĩnh nhìn vào mắt cô Lý và nói. Cô Lý há hốc miệng, không nói nên lời. Ngày hôm sau, cô tới gần bà Triệu và đưa một ngón tay cái về phía bà. “Tôi ngưỡng mộ dì, dì Triệu ạ.” Từ đó về sau, cô Lý Mai đã ngừng tra tấn các học viên Pháp Luân Công.

Cùng phòng giam với bà Triệu có một cô gái 23 tuổi bị câm. Vì cô bị khuyết tật như vậy nên những tù nhân khác thường bắt nạt cô. Nhưng bà Triệu thì khác, bà đối xử tốt và hay chăm sóc cô ấy.

Ngày 23 tháng 8 năm 2007, bà Triệu được trả tự do.

Một lần khác vào năm 2000, bà bị bắt giữ và bị giam mất gần bốn tháng vì tìm cách đi thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Bà bị bắt giữ trên đường đến Bắc Kinh và bị giam giữ tại Trại giam Cáp Nhĩ Tân số 2 .

Bà Triệu là một nhân viên bán hàng tại Công ty Vận chuyển và phân phối cơ khí Hắc Long Giang trước khi bà nghỉ hưu.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/2/20/324366.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/3/1/155757.html

Đăng ngày 10-04-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share