Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 26-2-2016] Ngày 18 tháng 1 năm 2016, ông Dương Tông Ba đã tới Sở cảnh sát huyện Tháp Hà, tỉnh Hắc Long Giang để yêu cầu được trả lại các vật dụng cá nhân của mình bị cảnh sát tịch thu khi lục soát nhà ông vào ngày 2 tháng 6 năm 2015.

Thay vì được nhận lại tiền của mình, ông Dương bị bắt lại và giam vào trại tạm giam. Ngoài ra, cảnh sát còn tống tiền gia đình ông thêm 600 nhân dân tệ.

Các vật dụng cảnh sát đã tịch thu của ông trước đó gồm gần 30.000 tệ tiền mặt, một sổ tiết kiệm, một máy tính cá nhân, chứng minh thư cùng sách Pháp Luân Công và các tài liệu. Ông Dương đã để dành tiền để ngày 9 tháng 2 trả tiền học phí đại học cho con, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu chiến dịch bức hại môn tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên khắp nơi ở Trung Quốc phải đối mặt với sự bắt bớ, giam cầm, cưỡng bức lao động và thậm chí bị tra tấn vì không từ bỏ tu luyện.

Mẹ ông Dương, khoảng hơn 80 tuổi, đã tới trại tạm giam hai ngày trước Tết Nguyên Đán để thăm con trai nhưng bà đã bị từ chối không được vào. Cha mẹ ông đã nhận được lệnh bắt giữ chính thức vào ngày 23 tháng 2. Họ được cho biết trường hợp của ông Dương đã được trình lên chính quyền cấp cao hơn và có thể sẽ bị kết án vài năm tù.

Ông Dương, 45 tuổi, đã thoát khỏi chứng đau nửa đầu nghiêm trọng sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Trước lần giam giữ này, ông từng bị giam giữ bốn lần và phải ở trong trại cưỡng bức lao động một năm, phải trải qua lớp học tẩy não vì không chịu từ bỏ Pháp Luân Công. Nhà của ông bị cảnh sát lục soát nhiều lần.

Cả gia đình trở thành mục tiêu bị bức hại

Các anh em của ông Dương, những người cũng tu luyện Pháp Luân Công cũng trở thành mục tiêu bị bức hại vì đức tin của mình.

Chị gái ông, bà Dương Vân Kiệt, bị bắt giữ vài lần và phải chịu hai năm trong trại cưỡng bức lao động và ép tham gia lớp học tẩy não.

Một người chị khác của ông là bà Dương Tông Anh bị bắt giữ 12 lần và kết án hai lần trong trại lao động cưỡng bức, bà đã chết vì bị tra tấn vào tháng 4 năm 2014 ở tuổi 45.

Người anh rể của ông là ông Trần Thiên Kiệt bị bắt giữ bốn lần, kết án một năm lao động cưỡng bức và 11 năm tù giam.

Em trai ông, Dương Tông Hải bị bắt giữ nhiều lần và kết án một năm lao động cưỡng bức, đã phải bỏ nhà để tránh bị bức hại tiếp.

Các bên tham gia bức hại:

  • Đội trưởng đội an ninh huyện Tháp Hà, Thôi Ngọc Chi (ở độ tuổi 40) 18645723021 (số di động)
  • Hàn Đức Cương, cảnh sát, 13846558007 (số di động)
  • Cục trưởng sở cảnh sát Tháp Hà, Lý Á Hữu, 13846558353 (số di động)

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/2/26/324632.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/3/5/155803.html

Đăng ngày 10-4-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share