Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm

[MINH HUỆ 6-3-2016] Ông Lý Ngọc Triện, 77 tuổi, là một nhà biên tập nghệ thuật về hưu từng công tác tại Bảo tàng Nghệ thuật Cát Lâm. Tháng 6 năm 2015, ông đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Kể từ khi Giang Trạch Dân phát động chiến dịch ‘nhổ tận gốc’ môn tu luyện ôn hòa Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên Pháp Luân Công đã và đang bị truy bắt, bị giam cầm một cách tùy tiện, thậm chí là bị tra tấn đến chết.

Ông Lý bị giam cầm tại bốn trại cưỡng bức lao động khác nhau với tổng thời gian là bốn năm. Ông từng chứng kiến hai học viên là ông Vương Lập Tân và ông Hầu Chiêm Hải bị tra tấn đến chết. Ngoài ra, ông còn bị đánh đập tàn bạo đến nỗi bị mất thính lực và thị lực một thời gian. Ngay sau khi được trả tự do, ông vẫn bị chính quyền địa phương sách nhiễu.

Dưới đây là phần tường trình của ông Lý về những hình thức ngược đãi mà cá nhân ông Lý phải trải qua.

Bị đánh đập và tống tiền vì thỉnh nguyện kêu gọi công lý cho Pháp Luân Công

Từ tháng 7 năm 1999 đến tháng 10 năm 2000, tôi đến Bắc Kinh bốn lần để thỉnh nguyện quyền được tu luyện Pháp Luân Công. Tôi đã bị bắt giữ và đánh đập hai lần. Tôi cũng bị đưa đến Văn phòng Liên lạc Duy Phường vì những người bức hại nghĩ tôi đến từ Duy Phường.

Khi tôi bị giam giữ, một viên cảnh sát say rượu đã còng tay tôi hai đêm liền. Anh ta tát vào mặt và đá vào khuỷu chân tôi. Khi tôi bị ngã xuống sàn, anh ta túm áo, dựng tôi dậy để tiếp tục hành hạ tôi cho đến khi anh ta thấm mệt.

Tôi nói với anh ta: “Tôi cũng gần bằng tuổi bố mẹ anh đấy. Anh có còn suy nghĩ của con người trong tâm anh không, nhất là sau khi đã đánh tôi như thế này?” Sau đó, họ yêu cầu chuộc 1.000 nhân dân tệ để tôi được trả tự do.

Bị tra tấn tại trại giam và trại lao động cưỡng bức

Ngày 25 tháng 10 năm 2000, tôi bị bắt giữ. Cảnh sát thẩm vấn tôi hai ngày liền và lục soát nhà tôi. Họ không tìm thấy tài liệu nào về Pháp Luân Công hay bất kỳ bằng chứng nào khác để có thể dùng để chống lại tôi. Tuy vậy, tôi vẫn bị đưa đến Trại giam số 3 Cát Lâm. Do trại giam này quá đông nên điều kiện vệ sinh thật kinh khủng. Nhiều người phải dùng chung một cái bàn chải đánh răng và khăn mặt. Phòng giam chỉ có mỗi một nhà vệ sinh và mỗi người chỉ được sử dụng nó không quá ba phút.

Khi đến trại giam, tôi đã gặp học viên Vương Lập Tân. Khi cảnh sát mới đưa ông ấy tới đây, ông còn rắn chắc và khỏe mạnh. Nhưng chỉ sau một vài ngày, ông đã chết vì bị đánh đập và bức thực nghiêm trọng.

Sau đó tôi bị chuyển đến Trại lao động cưỡng bức ở Cát Lâm để thụ án tù hai năm. Ngày 14 tháng 3 tàn bạo năm 2001 là một trải nghiệm không thể quên đối với tôi. 40 lính canh và nhân viên cảnh sát đứng xung quanh, tay cầm dùi cui điện, trùy, xẻng và đánh đập tàn nhẫn những học viên nào tuyệt thực. Có ít nhất một học viên, ông Hầu Chiêm Hải, đã chết vì bị thương, 3 học viên phải đến bệnh viện cấp cứu, 65 học viên bị gãy chân hoặc tay, và 105 học viên bị thương ở những chỗ khác trên cơ thể.

Sau khi tin tức về vụ hành hung được đưa ra công chúng, trại lao động này đã chuyển 65 học viên bị thương nghiêm trọng đến bốn trại lao động khác để tránh bị điều tra. Tôi cũng bị chuyển đến Trại lao động cưỡng bức Bạch Tuyền ở Liêu Nguyên. Vì tôi viết thư kiến nghị về vụ hành hung hôm 14 tháng 3 ấy mà ngày nào tôi cũng bị sách nhiễu. Tôi bị đe dọa và bị cưỡng chế đi đào đường mương ở vùng nước tù.

Một tháng trước khi tôi được trả tự do, tôi bị chuyển đến trại lao động cưỡng bức Triêu Dương Câu. Khi phòng của chúng tôi bị lục soát, cảnh sát đã tìm thấy một số bài viết của Nhà sáng lập Pháp Luân Công trong gối của tôi. Ba tù nhân cùng phòng nhảy lên tôi và đấm vào đầu tôi, khiến tôi mất đi thính lực, hai mắt thì sưng húp lên không mở ra được hàng mấy ngày trời.

Chính quyền địa phương sách nhiễu

Sau khi được ra trại lao động, Trưởng Phòng 610 Cát Lâm đã đe dọa cho tôi vào trung tâm tẩy não nếu tôi từ chối viết bản cam kết từ bỏ Pháp Luân Công. Hai ngày sau Tết Nguyên đán năm 2002, tôi phải đi khỏi nhà để tránh bị bắt giữ. Nhưng, cảnh sát thường xuyên gọi điện cho vợ tôi và yêu cầu cho họ biết chỗ tôi ở.

Năm 2008 khi tôi trở về nhà, cảnh sát địa phương đã đến nhà tôi nhiều lần. Họ lục soát nhà tôi mà không đưa ra lệnh khám xét nào. Họ yêu cầu chúng tôi không được động tới phán quyết của họ, vì vậy một thời gian họ đã gây khó dễ cho chủ nhà của chúng tôi. Do đó, tôi đã phải chuyển nhà ba lần trong một năm và phải chịu đựng nhiều khổ nạn.

Mùa xuân năm 2010 và một lần khác vào năm 2013, tôi bị giam giữ 15 ngày vì nói với mọi người về Pháp Luân Công. Tổng cộng, tôi đã mất hơn tám năm sống lưu lạc chỉ vì cuộc bức hại này.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/3/6/324973.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/3/15/155921.html

Đăng ngày 28-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share