[MINH HUỆ 21-2-2016] Kể từ tháng 5 năm 2015, đã có hơn 200.000 đơn khởi kiện cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân, thủ phạm đã ra lệnh bức hại tàn bạo Pháp Luân Công. Phong trào truy tố Giang Trạch Dân đã nhận được nhiều sự ủng hộ: Hơn một triệu chữ ký thỉnh nguyện đã được thu thập trong khu vực Châu Á, trong đó có 370.000 chữ ký được thu thập ở Đài Loan và 380.000 chữ ký ở Hàn Quốc.

Công dân ở Trung Quốc Đại lục cũng đã lên tiếng phản đối cựu độc tài của Đảng Cộng sản này. Một người đàn ông trạc 40 tuổi ở thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc nói: “Giang Trạch Dân đã làm quá nhiều điều xấu xa, tồi tệ. Phiên tòa này đã được chờ đợi từ lâu rồi,” sau đó anh ký tên vào đơn kiến nghị để gửi tới tòa án tối cao của Trung Quốc.

“Chúng ta phải ủng hộ người tốt”

Ít nhất 533 chữ ký đã được thu thập ở thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc. Một người đàn ông 60 tuổi nói rằng ông rất vui khi biết được rằng nhiều đơn kiện Giang đã được gửi đi. “Chúng ta cần đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý vì tội đã bức hại những học viên Pháp Luân Công vô tội. Chúng ta phải ủng hộ những người tốt,” ông nói.

Một người phụ nữ nói rằng bà cũng hy vọng Giang Trạch Dân sẽ sớm bị bắt giữ. “Chúng tôi đứng về phía các bạn. Khi Giang Trạch Dân chết, tôi cũng sẽ tu luyện Pháp Luân Công.”

4362c5e95fc23ff44a176b63b64ddab0.jpg

Ít nhất đã có 533 người ở thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc ký đơn thỉnh nguyện kêu gọi truy tố Giang Trạch Dân

Những tiếng nói tương tự có thể được nghe thấy ở những thành phố khác. Từ tháng 10 năm 2015 đến tháng Giêng năm 2016, ít nhất đã có hơn 8.786 người ở Thâm Châu, tỉnh Hà Bắc đã ký đơn thỉnh nguyện ủng hộ truy tố Giang Trạch Dân.

Quan chức hủ bại nhất

Hơn 1.500 người ở thành phố Ba Trung, tỉnh Tứ Xuyên đã ký tên thỉnh nguyện.

Một giáo viên chia sẻ rằng Giang “phải trả giá cho những gì ông ta đã làm”. Chia sẻ của ông đã được hai người thợ điện đồng tình. Họ tranh luận ai là quan chức hủ bại nhất trong lịch sử Trung Quốc. Người thợ điện trẻ tuổi nói rằng đó là Chu Vĩnh Khang, trong khi người lớn tuổi hơn nói đó là Giang Trạch Dân, bởi “Giang là kẻ phát động cuộc bức hại [Pháp Luân Công]”.

Chu Vĩnh Khang, cựu lãnh đạo Ủy ban Chính trị và Pháp luật và bộ máy An ninh Nội địa Trung Quốc là kẻ chủ chốt trong việc thực thi các chỉ đạo của Giang Trạch Dân nhằm nhổ tận gốc Pháp Luân Công. Ông ta bị bắt giữ vào tháng 12 năm 2013 và bị kết án tù chung thân vào tháng 6 năm 2014 vì tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực.

c8f32a1a4d3dce83a7a4e9aad8768c27.jpg

Ít nhất 1500 người ở thành phố Ba Trung, tỉnh Tứ Xuyên đã ký tên thỉnh nguyện ủng hộ truy tố Giang Trạch Dân

Ông Peng, một người ký tên thỉnh nguyện đã viết thêm: “Nhân đây, chúng tôi yêu cầu Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố Giang Trạch Dân vì tội diệt chủng và tra tấn. Chỉ khi Giang Trạch Dân bị xét xử thì xã hội mới trở lại ổn định và Trung Quốc mới có hy vọng vào tương lai.”

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/2/12/324048.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/13/155556.html

Đăng ngày 22-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share