Bài viết của Nhất Liên, học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 16-1-2016] Tôi muốn chia sẻ với các đồng tu việc tôi đã hướng nội như thế nào khi đối diện với những mâu thuẫn với các đồng tu khác. Tôi đã từng không xem trọng và trân quý các đồng tu khác, không đối đãi đúng đắn với mối liên hệ giữa các đồng tu, cùng nhau trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh.
Khi mới bắt đầu tu luyện Đại Pháp, một điều phối viên đã khiến tôi rất xúc động vì cô có chính niệm mạnh mẽ và luôn nhiệt tâm không sợ khổ không sợ vất vả. Chúng tôi cùng nhóm học Pháp và làm việc với nhau trong cùng một số hạng mục. Cô ấy là một hình mẫu cho tôi khi giảng chân tướng cho mọi người về cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp. Cô ấy đã giúp tôi rất nhiều và cô cũng được nhiều học viên tôn trọng.
Trong lúc học Pháp chung, cô ấy có thể đọc thuộc lòng hết cả Hồng Ngâm III trong khi tôi thì phải dùng đến sách để đọc. Tôi nhận ra rằng có một khoảng cách đáng kể giữa tôi và cô ấy trong tu luyện, vì thế tôi cũng đã quyết định học thuộc. Sau một thời gian, tôi đã đạt được mục tiêu của mình và tôi cảm thấy điều này đã cho phép tôi ngộ ra được rất nhiều điều mà trước đây tôi không hiểu. Tôi đã chia sẻ kinh nghiệm này với những học viên khác trong nhóm học Pháp, và điều này đã khích lệ mọi người cùng cố gắng học thuộc Hồng Ngâm III.
Sự bất đồng bùng phát thành cơn giận dữ
Tuy nhiên, bạn điều phối viên kia và tôi bắt đầu có các quan điểm khác nhau về những vấn đề nhất định. Không chỉ không đồng tình với tôi, mà cô còn thường nói với tôi rằng tôi đã sai. Tôi thấy thật khó để có thể chấp nhận được khi cô ấy không chịu suy xét ý kiến của mình. Sau cùng, tôi đã nghe theo cô và thậm chí là hợp tác với cô trong một số việc mà [tôi thấy] cô đã làm sai.
Tôi đã không tranh đấu và tranh luận với cô ấy, và ngày một trở nên im lặng hơn khi có những sự bất đồng nảy sinh vì theo quan điểm của tôi thì cô ấy là người quá độc đoán. Cơn tức giận đè nén bấy lâu của tôi cuối cùng cũng đã bùng nổ thành một cuộc tranh đấu giữa cô ấy và tôi trong suốt một buổi học Pháp chung. Tất cả [các học viên trong buổi học Pháp đó] đều bị sốc, và không ai biết phải phản ứng thế nào cả.
Vài ngày sau, một học viên khác đã nói với tôi: “Chị không nên hành xử như thế.” Lúc đầu, dù tôi không thừa nhận là mình sai, nhưng khi nghe được cô ấy nói vậy, tôi đã nhớ tới những lời của Sư phụ.
Sư phụ đã giảng:
“…‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, phải Nhẫn.” (Chuyển Pháp Luân)
Khi tiếp tục nói chuyện về lỗi của tôi, tôi đã nhớ thêm được những lời Sư phụ giảng:
“Ý thức được rồi, liền có thể sửa; vì sao có thể sửa? Không phải là vì ‘người thường làm người tốt’ mà có thể sửa, mà là vì để tu luyện viên mãn mà sửa, (vỗ tay) đó quả là thần thánh, đó chính là đang đi trên con đường [tu] Thần.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thủ đô Mỹ quốc [2006])
Mặc dù chúng tôi đang ở trên xe buýt, nhưng nước mắt của tôi đã tuôn ra ướt đẫm cả khuôn mặt. Tôi chân thành muốn làm theo những lời dạy của Sư phụ. Tôi tự nhủ rằng mình đã sai, tôi có thể thay đổi, và tôi sẽ thay đổi.
Chấp trước tạo ra các vấn đề
Tôi tiếp tục hướng nội và tự hỏi tại sao mình lại gặp tình huống này, đặc biệt là kể từ khi những người khác tin rằng tôi là người ôn hòa dễ chịu. Tôi đã nhận ra rằng mình đã che đậy cảm xúc thật của mình mỗi khi phải đối mặt với những phản hồi bất lợi. Tôi đã không tranh đấu với mọi người trong các mâu thuẫn phát sinh với mình, nhưng tôi lại đóng kín tâm mình và tách mình ra khỏi họ. Đây là biểu hiện của một trái tim chứa đầy oán hận.
Mười năm trước, một sư kiện làm xúc động đến tâm can của tôi cũng đã xảy ra. Khi một thành viên trong gia đình của tôi qua đời, tôi muốn được một đồng tu an ủi (lúc đó tâm tính không đủ tốt). Tuy nhiên, cô chỉ nói: “Chẳng có gì tốt hơn đâu” thay vì nói một lời chia buồn như thông lệ. Từ đó về sau, giữa tôi và cô ấy đã có mối quan hệ không tốt.
Sau khi hướng nội sâu hơn, tôi cũng thấy rằng mình còn có tâm lo sợ, lười biếng và sắc dục.
Hai ngày sau đó, một học viên thứ ba đã nói với tôi: “Mọi người đều lo lắng cho cả hai người và mâu thuẫn giữa các bạn. Đêm qua tôi đã trằn trọc và không thể ngủ được. Có thể sẽ là nghiêm trọng nếu hai bạn không thay đổi đấy.” Tôi đã xúc động trước sự quan tâm chân thành của các đồng tu. Không có lý do gì khiến tôi ôm giữ mãi chấp trước của mình cả.
Giải quyết những bất đồng
Tôi đã tới nhà của một đồng tu và thấy đồng tu đã tranh đấu với tôi trong buổi học Pháp cũng ở đó. Tôi đã bảo cô hãy sang một phòng khác để gặp riêng tôi, nhưng cô ấy chỉ nói: “Để làm gì vậy?”
Nước mắt tôi đã trào ra, nhưng cô ấy thì không hề động tâm. Tôi nói: “Cứ lần nào tôi bất đồng quan điểm với chị, tôi đều khép kín tâm mình lại. Đó là lỗi của tôi, và tôi không nên làm như vậy, khép kín tâm mình không phải là điều mà một học viên nên làm. Tôi sẵn lòng nói ra những điều tôi thực sự nghĩ và cảm thấy với chị bởi vì tôi muốn làm theo những gì Sư phụ dạy:
“…vì sao có thể sửa? Không phải là vì ‘người thường làm người tốt’ mà có thể sửa, mà là vì để tu luyện viên mãn mà sửa” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thủ đô Mỹ quốc [2006])
Chúng tôi đã cùng trò chuyện với nhau trong khoảng hai giờ. Khi tôi cởi mở bản thân mình với cô, cô ấy đã bắt đầu trở nên nhẹ nhàng và thân thiện hơn. Cuối cùng, cô cũng thừa nhận rằng cô cũng đã hành xử không đúng.
Sự việc này đã tác động mạnh mẽ tới việc tu luyện của tôi. Sau đó, tôi đã không tìm thấy những thử thách nào khác khó như thế nữa.
Một lúc sau, tôi nghe nói rằng người điều phối viên đó đã đến nhà của một học viên chỉ để xin lỗi vì đã dùng giọng điệu hiếu chiến trong các cuộc trò chuyện trước đó của họ. Bạn học viên đó đã rất ngạc nhiên và nói: “Chúng tôi đã quen với cách thức chị nói chuyện rồi. Thật tuyệt vì chị đã để ý để có thể cải thiện nó.”
Giờ đây tôi đã hiểu được rằng miễn là chúng ta làm theo Pháp của Sư phụ, chúng ta đều sẽ có được sự thăng tiến trong tu luyện.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/16/322164.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/6/155129.html
Đăng ngày 11-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.