Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 3-2-2016] Sư phụ giảng:

“Có người lại còn nhấn mạnh mãi: ‘A, người kia tại sao toàn có thái độ bất hảo như thế? Vị ấy đối với ai cũng thế là sao?’ Cũng có người nói: ‘Ai cũng có ý kiến về vị ấy. ’ Nếu Sư phụ là tôi mà nói, thì [tôi nói] là mọi người đều sai hết. [Nếu] chư vị đều không còn cái tâm thích nghe lời ngon ngọt, khi chư vị đều có thể làm được ‘mạ bất động tâm’, thì chư vị thử xem vị kia có thể làm thế không? Chính vì chư vị vẫn còn cái tâm như vậy, nên mới có nhân tố nhắm vào tâm của chư vị mà xung kích; cũng chính vì chư vị vẫn còn khởi cái tâm ấy, nên chư vị mới cảm thấy khó chịu; chư vị đều còn cái tâm ấy, chư vị trở thành người dễ bị sự tức giận của người khác làm động tâm. [Nếu] chư vị đều có thể ngay khi có lời nói mạnh mẽ kích động mà vẫn hạ tâm bình ổn, hoàn toàn không động tâm, thì chư vị thử xem xem có còn có nhân tố như vậy tồn tại nữa không?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004)

Đối chiếu với đoạn Pháp này của Sư phụ, tôi nhận thấy rằng tôi vẫn có tâm muốn nghe những lời nói êm tai. Chính vì tôi chưa kịp thời loại bỏ chấp trước này nên đã liên tiếp xuất hiện mâu thuẫn giữa tôi và một đồng tu tên là Giáp (hóa danh).

Mâu thuẫn khi làm lịch

Giữa tháng 1, tôi chỉ còn lại 70 cái gáy xoắn lò xo để làm lịch để bàn. Lúc đó đã quá muộn để mua thêm gáy xoắn mới. Tôi biết đồng tu Giáp vẫn còn vài trăm cái gáy xoắn, vì vậy tôi đã lấy đi một ít mà không hỏi xin anh ấy. Sau đó tôi và một đồng tu khác đã đóng gáy xoắn vào 70 quyển lịch Pháp Luân Công. Vừa khi làm xong số lịch này thì đồng tu Giáp trở về.

Đồng tu Giáp ném chỗ lịch đó xuống sàn nhà. Sau khi tôi nhặt lên, anh ấy lại ném chúng xuống. Tôi lại nhặt lên, nhưng anh ấy lại ném chúng xuống một lần nữa. Tôi không tranh luận với anh ấy và giữ bình tĩnh bởi vì tôi biết tôi là một học viên Pháp Luân Công. Lúc đấy có hai đồng tu khác cũng ở đó chứng kiến hành động của chúng tôi.

Sau khi ra khỏi nhà đồng tu Giáp, trong tâm tôi cảm thấy bất bình. Tôi nghĩ: “Những cái gáy xoắn đó không phải của anh – một đồng tu khác đã mua chúng. Chúng ta làm lịch Đại Pháp để cứu người và cũng là để chứng thực Pháp. Tôi không định giữ chúng ở trong nhà tôi để dùng.” Ngoài ra trong đầu tôi còn xuất hiện đủ loại suy nghĩ tiêu cực khác nữa.

Tôi nghĩ tôi đã đúng. Tôi cũng cho rằng đồng tu Giáp chẳng chịu thay đổi thái độ gì cả. Trong đầu tôi lại còn nghĩ đến nhiều hành động tiêu cực của anh ấy. Tôi còn nghĩ: “Sao điều này lại xảy ra với tôi? Suy cho cùng là để tôi tống khứ chấp trước nào đây? Tâm tức giận bất bình, tâm tranh đấu, hay là tâm sợ mất mặt?

Tôi cảm thấy tôi vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân thực sự của mâu thuẫn này, cho nên trong lòng tôi cứ bấn loạn mãi không thôi.

Tôi nói với một đồng tu khác rằng sau này Giáp có làm gì thì tôi cũng sẽ không ủng hộ anh ấy nữa, bởi vì anh ấy tu luyện cá nhân không tốt. Anh ấy thường nóng giận với mọi người và không giữ vững được tâm tính. Thậm chí tôi còn nói tôi không biết Giáp là một người thường hay là một học viên Pháp Luân Công nữa.

Tôi đã từng rất ủng hộ các hạng mục chứng thực Đại Pháp của đồng tu Giáp. Tôi thường nhìn thấy các ưu điểm của anh ấy và có thể bỏ qua các thiếu sót của anh ấy. Nhưng bây giờ tôi không còn ủng hộ anh ấy như trước kia nữa. Tôi nghĩ anh ấy cứ làm việc của anh ấy, còn tôi sẽ tự làm việc của tôi.

Tôi đã không nhận ra rằng những suy nghĩ đó của tôi không phù hợp với Pháp, và không phải là kết quả mà Sư phụ muốn thấy. Điều đó đã khiến lực lượng chứng thực Pháp bị yếu đi, và khiến cựu thế lực vui mừng.

Cứ như vậy tôi và đồng tu Giáp không gặp lại nhau trong nửa năm. Không gặp mặt không có nghĩa là tôi đã tu bỏ được nhân tâm. Mặc dù biểu hiện trên bề mặt thì tôi không còn nghĩ về anh ấy nữa mỗi khi đi ngang qua nhà anh ấy.

Tìm chấp trước

Tôi tin rằng cho dù tôi gặp phải bất cứ sự việc gì trong những năm tu luyện Pháp Luân Công này, dù lúc đó tôi chưa làm được tốt, tôi vẫn phải liên tục học Pháp theo trình tự, đang học đến chỗ nào thì sẽ tiếp tục học chỗ đó. Tôi chưa bao giờ chủ định học một đoạn Pháp nào đó nhằm tu bỏ đi một nhân tâm nào đó, bởi vì Sư phụ đã cho tôi lĩnh hội được nội hàm của “Vô sở cầu, nhi tự đắc” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney).

Vài ngày sau đó, tôi đã đọc được đoạn Pháp của Sư phụ mà tôi trích dẫn ở trên để mở đầu cho bài viết này của tôi. Tôi nhận ra rằng tôi có chấp trước muốn được nghe những lời nói êm tai. Sau khi tìm ra chấp trước này, tôi đã dành vài ngày để thanh trừ nó đi.

Một buổi tối, đồng tu Ất (hóa danh) mời tôi đến nhà anh ấy để chia sẻ về vấn đề gia đình mà anh ấy đang phải vượt quan. Khổ nạn mà anh ấy đang phải chịu đã kéo dài nửa năm rồi.

Tôi là người đến nhà đồng tu Ất sớm nhất. Nửa giờ sau, Giáp và ba đồng tu khác cũng đến. Hai trong số ba đồng tu kia đã chứng kiến mâu thuẫn giữa tôi và Giáp. Tôi không biết rằng đồng tu Giáp sẽ tới và anh ấy cũng không biết trước rằng tôi sẽ tới. Giáp và tôi đã chào nhau một cách miễn cưỡng.

Tim tôi đập thình thịch và tôi thấy không thoải mái. Tôi cảm thấy có gì đó không bình thường đang diễn ra trong cơ thể tôi. Tôi cố gắng giữ bình tĩnh. Phòng khách của căn nhà khá là nhỏ, do đó tất cả mọi người đều phải ngồi trên giường. Đồng tu Giáp và tôi ngồi đối diện nhau. Lúc đầu chúng tôi đều im lặng, nhưng chẳng mấy chốc chúng tôi đều giao lưu với các đồng tu.

Sự lúng túng ngại ngùng đã tan biến

Tôi ý thức được rằng có thể đây là một cơ hội Sư phụ an bài để tôi đề cao tâm tính. Tôi không nên để lỡ cơ hội này. Tôi cần phải tận dụng cơ hội này để triệt để tiêu trừ gián cách giữa hai chúng tôi. Tôi chủ động phá bỏ tình thế căng thẳng và hỏi Giáp một câu hỏi về kỹ thuật. Đồng tu Giáp đã trả lời tôi một cách thân thiện.

Lúc đó một đoạn Pháp của Sư phụ xuất hiện trong đầu tôi. Sư phụ giảng:

“Hễ phương diện nào tu chưa tốt mà biểu hiện ra, phát sinh ma sát với nhau, ý kiến bất hoà bất đồng, thì hãy xem thử xem vấn đề là ở đâu. Mỗi cá nhân đều tìm nguyên nhân của tự mình, ‘Mình phải chăng là có chỗ nào đó chưa làm được tốt? Người khác không tiếp nhận mình? Người kia cũng nghĩ rằng, mình phải chăng là vấn đề ở phương pháp đặt câu hỏi? Người ta không tiếp thu được?’ Mỗi cá nhân đều có thể tìm bản thân mình, đó chính là tu luyện, chư vị không tìm ở chính mình thì chư vị không phải tu luyện, ít nhất thì ở vấn đề đó chư vị không tu.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế New York 2004)

Chúng tôi trao đổi chia sẻ về vấn đề gia đình của đồng tu Ất. Thông qua chia sẻ, tôi nhận ra rằng tôi oán trách, chỉ trích, và giận dữ với người khác là bởi vì tôi có tâm hiển thị. Sau khi tìm ra chấp trước của mình, tôi đã có thể kiểm soát bản thân, tôi cảm thấy không khí đã trở nên bình hòa.

Trên đường trở về nhà, tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm. Trong tâm tôi thầm tạ ơn Sư phụ, nước mắt nhòe mi. Đồng thời tôi cũng thấy có lỗi với đồng tu Giáp bởi vì tôi đã tu luyện không tốt. Thiện tâm của tôi không đủ lớn và cảnh giới của tôi chưa đủ cao, khi ma tính xuất lai tôi đã không thể tự mình ức chế chúng.

Sau này trong quá trình học Pháp, tôi đã lý giải thêm được một tầng hàm nghĩa thâm sâu hơn của ‘Thiện’.

Sư phụ giảng:

“Một khi chư vị hận hắn, thì chẳng phải chư vị tức giận là gì? Chư vị chưa thực hiện được ‘Nhẫn’. Chúng tôi giảng Chân Thiện Nhẫn; ‘Thiện’ của chư vị cũng chẳng còn có nữa. (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Để tu ‘Thiện’, người tu luyện chúng ta trước hết nhất định phải thực hiện được ‘Nhẫn’. Khi giữa hai người phát sinh mâu thuẫn, nếu một người có thể thản nhiên ‘Nhẫn’, không gây xung đột với người kia, thì đó chính là một hình thức biểu hiện của ‘Thiện’. Như vậy, người đó không chỉ tự mình đã vượt qua quan đó, mà cảnh giới cũng đã được đề cao lên, liền tự nhiên có thể ức chế được phía ma tính của chính họ.

Nếu ma tính không thể động được đến họ, thì cơn tức giận của đối phương cũng sẽ không xuất hiện. Nếu tồn tại quan hệ nghiệp lực giữa hai người, và một người có thể kiềm chế được, thế thì nghiệp lực sẽ được hoàn trả. Có thể thực hiện được ‘Nhẫn’, kỳ thực chính là phù hợp với Pháp, như thế thì chúng sinh trong cảnh giới sở tại của chính mình và của đối phương đều có thể được đắc cứu. Tu luyện cá nhân tốt cũng là một phương diện của cứu độ chúng sinh.

Trên đây là thể ngộ tại tầng thứ của tôi. Nếu có điều gì không phù hợp, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/19/322381.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/3/155049.html

Đăng ngày 9-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share