Bài viết của một học viên ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc
[MINH HUỆ 1-2-2016] Tôi có một thể ngộ mới về bài thơ “Vô Tồn” trong Hồng Ngâm của Sư phụ:
“Sinh vô sở cầu
Tử bất tích lưu
Đãng tận vọng niệm
Phật bất nan tu.”
(Vô tồn, Hồng Ngâm)
Diễn nghĩa:
Không tồn
“Khi sống không có chỗ cầu
Khi chết không hối tiếc lưu luyến
Trừ sạch hết vọng niệm
Tu Phật không khó.”
Trước đây, tôi không thật sự hiểu được ý nghĩa của cụm từ “vọng niệm” mà Sư phụ giảng. Tuy nhiên, tôi đã dần hiểu rằng bất cứ điều gì mà chúng ta tích lũy trong tâm trí của chúng ta về xã hội này, qua kinh nghiệm hay những gì được dạy, đều có thể là không đúng.
Ví dụ, chúng ta có thể suy nghĩ về một điều gì đó, hay lên một kế hoạch để làm việc này việc kia. Những suy nghĩ như thế, mặc dù rất khôn khéo, nhưng có thể lại là do quan niệm người thường của chúng ta lèo lái. Nếu những suy nghĩ này không dựa trên Pháp, chúng sẽ không can nhiễu tu luyện của chúng ta sao?
Nhưng những tư tưởng như vậy có trong tâm trí của chúng ta hầu như mọi lúc. Cách duy nhất để chính lại là phải luôn cẩn thận tra xét xem chúng ta đang suy nghĩ điều gì.
Bất cứ điều gì trong tâm chúng ta cũng phải phù hợp với Pháp. Nếu không, chúng ta cần phải chính lại chúng. Ngay cả khi có một chút tạp niệm, chúng ta cũng không nên bỏ qua chúng. Đó là vì khi chúng được tích lũy sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực.
Nếu chúng ta có thể liên tục làm theo cách này trong mọi thời khắc, thì sẽ có thể loại bỏ được tất cả vọng niệm và đồng hóa hoàn toàn với Pháp.
Trên đây chỉ là thể ngộ cá nhân của tôi, xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/2/1/322947.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/14/155563.html
Đăng ngày 1-3-2016. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.