Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-1-2016] Ngày 20 tháng 10 năm 2015, ông Lý Bính Lục, học viên Pháp Luân Công, đã bị cảnh sát bắt và giam giữ trái phép 15 ngày. Ông bị giam giữ vì kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), người đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Ông Lý nêu trong đơn kiện của mình rằng ông đã biết về nỗ lực toàn cầu đưa Giang Trạch Dân ra công lý vào tháng 7 năm 2015. Sau đó ông đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân vì tội ác diệt chủng các học viên Pháp Luân Công và gửi qua đường chuyển phát nhanh đến Tòa án Nhân dân Tối cao. Ông nhận được biên lai xác nhận vào ngày 18 tháng 8 năm 2015.

Dưới đây, ông Lý kể lại việc ông bị cảnh sát sách nhiễu sau khi đệ đơn kiện; và những trích đoạn từ đơn kiện Giang Trạch Dân của ông.

Cảnh sát sách nhiễu

Ngày 29 tháng 8 năm 2015, cảnh sát từ Đội An ninh Nội địa đã lục soát nhà tôi. Lúc đó, chỉ có vợ và hai cháu của tôi ở nhà. Họ rất hoảng sợ và đã bị tổn thương tổn tinh thần.

Ngày 20 tháng 10 năm 2015, hai xe cảnh sát đến công trường xây dựng ở huyện Vương Hà, nơi tôi đang làm việc. Đổng Thanh Sinh từ Đội An ninh Nội địa và một vài sỹ quan cảnh sát đã bắt giữ tôi và đưa tôi đến Trại tạm giam Thanh Thủy.

Đổng cho tôi xem một gói bưu kiện chứa đơn khiếu nại và hỏi lý do tại sao tôi lại muốn “vu khống” cho Giang Trạch Dân.

Tôi nói: “Ông ta phải chịu trách nhiệm cho cái chết của nhiều học viên. Điều gì ngăn tôi kiện ông ta chứ? Mỗi công dân đều có quyền đệ đơn kiện. Ngoài ra, mỗi chữ trong đơn là đúng sự thật. Sao nó có thể là vu khống được?”

Đổng đáp: “Ông có thể kiện bất kỳ ai khác, nhưng không được kiện lãnh đạo quốc gia. Vì thế chúng tôi sẽ giam giữ ông.”

Họ giam giữ tôi 15 ngày. Trong lúc tôi bị giam giữ, họ đã yêu cầu tôi từ bỏ đức tin của mình vài lần.

Đơn kiện của ông Lý

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Qua một đêm, Pháp Luân Công đã bị vu khống trên toàn quốc thông qua các phương tiện truyền thông của nhà nước. Những học viên chúng tôi đã bị can nhiễu to lớn và mất môi trường tu luyện bình yên.

Tôi đã bị sách nhiễu vài lần trong suốt những năm qua. Mỗi lần, bảy hoặc nhiều người hơn đến nhà tôi và yêu cầu tôi từ bỏ đức tin của mình.

Có một lần, hơn chục người đã đột nhập vào nhà tôi và hỏi là tôi có còn tu luyện Pháp Luân Công không.

Tôi nói: “Có chứ! Đó là một môn tu luyện tốt. Sao tôi có thể không tu luyện? Tôi không chỉ khỏe mạnh, mà còn trở thành một người tốt nhờ chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công. Có gì sai trái với điều đó không?”

Một người mở ngăn kéo của tôi ra và tôi đóng nó lại. Anh ta thử lần nữa và tôi giữ để đóng ngăn kéo lại. Anh ta trừng mắt nhìn tôi. Tôi hỏi là anh có lệnh khám xét không. Anh ta nói rằng anh ta không có, tôi nói với anh ta rằng anh ta không thể lục soát nếu không có lệnh khám.

Một người khác nói rằng họ có thể lục soát nhà tôi mà không cần có lệnh khám xét trong những hoàn cảnh đặc biệt. Tôi nói với họ rằng tôi không có sát nhân hay phóng hỏa. Hoàn cảnh đặc biệt là gì? Họ rất giận dữ, kiểm tra chứng minh thư và đăng ký cư trú của tôi rồi rời đi. Tôi được cảnh báo “hãy coi chừng” vì họ đã rất giận dữ và sẽ trả thù.

Ngày 21 tháng 9 năm 2011, một nhóm người từ chính quyền huyện Hoàng Môn đến nhà tôi trong vài chiếc xe. Họ đưa tôi đến văn phòng Ủy ban xã và khóa cửa lại. Hai người kéo cánh tay tôi giang ra, trong khi hàng chục người đánh đập và đá tôi. Tôi bị ném xuống đất. Họ cũng gọi cho Đội An ninh Nội địa từ Phòng Cảnh sát huyện Thanh Thủy để xin phép được lục soát nhà tôi. Họ đã tịch thu sách Pháp Luân Công và hai bản Tuần báo Minh Huệ của tôi.

Khi có người gõ cửa, họ khiêng tôi lên giường rồi mở cửa. Đó là con trai tôi. Khi con tôi hỏi ai đã đánh tôi, họ phủ nhận trách nhiệm. Con trai tôi gọi cho cháu trai tôi, cháu cũng chất vấn họ. Cháu lấy điện thoại di động chụp hình, nhưng họ đã giật lấy, xóa những bức hình và đoạn ghi âm đi. Sau đó, họ rời đi.

Ở bệnh viện, tôi được chẩn đoán bị tổn thương cơ nghiêm trọng. Lúc đó đã đến mùa gieo trồng, nhưng tôi không thể trông nom cánh đồng của mình. Tôi không làm được gì ngoài việc nằm trên giường. Tôi đã mất một tháng để phục hồi.

Ngày 8 tháng 8 năm 2012, Đổng Thanh Sinh từ Đội An ninh Nội địa và khoảng sáu sỹ quan đã lục soát nhà tôi. Họ lại tịch thu Tuần báo Minh Huệ và các tài liệu khác liên quan đến Pháp Luân Công.

Tôi bị giam giữ trong trại tạm giam huyện Thanh Thủy 23 ngày. Trong thời gian này, cảnh sát và các viên chức từ văn phòng công tố viên yêu cầu tôi từ bỏ Pháp Luân Công, nhưng tôi đã từ chối.

Một học viên lâu năm

Ông Lý Bính Lục bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 11 năm 1997 vì biết được những lợi ích về mặt sức khỏe mà môn tu luyện mang lại. Ông chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và đề cao tâm tính của mình.

Ông Lý viết trong đơn khiếu nại chính thức của mình rằng trước khi tu luyện Pháp Luân Công thì ông rất yếu và đi lại khó khăn. Ông cũng bị bệnh dạ dày và không thể ăn nhiều. Mặc dù đã đi khám bác sĩ và uống thuốc, nhưng ông cũng không khỏe hơn.

Một tháng sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, ông Lý đã khỏi bệnh. Ông có thể đi mọi nơi mà không mệt. Điều này đã được cha và vợ của ông chứng kiến.

Sức khỏe của vợ ông Lý cũng yếu, nhưng bà đã khỏi bệnh sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.

Họ có một đình hòa thuận nhờ sống theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ khác của Bộ Chính trị, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì đức tin của mình và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo của cá nhân Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/12/322124.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/1/22/154904.html

Đăng ngày 30-01-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share