Trịnh Ngữ Yên, phóng viên Minh Huệ từ Đài Bắc, Đài Loan đưa tin
[MINH HUỆ 17-11-2015] Khoảng 2.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp từ phía Bắc của Đài Loan đã tham dự hoạt động giao lưu chia sẻ và học Pháp hàng năm được tổ chức ở Đài Bắc. Sự kiện này diễn ra trong hai ngày hai đêm tại Trung tâm Hoạt động Thanh niên Kiến Đàm, bắt đầu từ tối ngày 13 tháng 11 năm 2015.
Các học viên đã học Pháp và chia sẻ kinh nghiệm tu luyện theo nhóm. Điều này giúp họ có thể học tập lẫn nhau và cùng đề cao trong tu luyện.
Lợi ích của việc học thuộc Pháp
Sau khi học Pháp, các học viên sẽ cùng nhau học thuộc một đoạn Pháp trong sách Chuyển Pháp Luân. Những người điều phối hy vọng rằng các học viên sẽ được khích lệ để học thuộc Pháp sau khi họ trở về nhà. Nhiều học viên nói rằng họ cảm thấy rất vui và nhập tâm trong khi học thuộc Pháp và không còn ngại học thuộc Pháp nữa. Một số người thậm chí còn lên kế hoạch sẽ học thuộc Pháp sau khi trở về nhà.
Các học viên mới và học viên lâu năm đều thu được lợi ích từ sự kiện này. Một học viên lâu năm nói rằng hoạt động này đã giúp cho mọi người hăng hái như thuở ban đầu mới tu luyện Pháp Luân Công, cũng như giúp họ phấn khởi bước đi trên con đường tu luyện của mình.
Sinh mệnh nhỏ bé và yếu ớt đã được cứu vớt và trở nên khỏe mạnh nhờ Đại Pháp
Cô Triệu Tú Lệ đến từ miền Bắc của Trung Quốc. Năm 2000, cô kết hôn với một người đàn ông Đài Loan và chuyển tới sống ở Đài Loan. Hiện tại cô đang sống cùng chồng và con trai ở Bản Kiều, thành phố Tân Bắc. Mẹ và các dì của cô Triệu đều là học viên Pháp Luân Công, cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1997.
Con trai của cô Triệu tên là Vĩ Tường, bắt đầu bị bệnh đầy hơi từ khi cháu chưa đầy một tháng tuổi. Cô Triệu và chồng đã đưa cháu đến gặp các bác sỹ Đông y cũng như Tây y, nhưng đều không có kết quả. Trong 6 tháng đầu đời, cháu liên tục bị sụt cân. Cháu rất yếu và dễ bị cảm lạnh. Cháu đã được phẫu thuật [trị bệnh] sa ruột, nhưng sau đó lại bị viêm tai giữa. Bố của cháu đã đi khắp nơi cầu Thần bái Phật mà cháu vẫn không khỏi.
Khi Vĩ Tường 5 tuổi, cô Triệu bắt đầu đọc Pháp cho cháu nghe. Cô nói với cháu về các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn bằng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu. Cô cũng dạy cháu luyện các bài công Pháp của Pháp Luân Công. Thân thể của Vĩ Tường nhanh chóng trở nên khỏe mạnh một cách đáng kinh ngạc. Lần đầu tiên trong đời cháu đã có thể ăn kem và các thức ăn lạnh.
Một ngày nọ, Vĩ Tường nói với mẹ: “Mẹ ơi, con nhìn thấy một thứ hình tròn màu xanh vàng quay trong lòng bàn tay của con khi con đang ở trên giường và con đã chơi với nó.” Tú Lệ biết rằng đó là một Pháp Luân.
Sau đó con trai của cô đã trải qua một số lần được tịnh hóa. Cháu luôn giữ một niệm rất thuần tịnh: “Con tin vào Sư phụ.” Dù đau đớn đến mấy cháu cũng kiên cường chịu đựng và đã bình an vượt qua các khảo nghiệm.
Từ khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, Vĩ Tường không còn phải đi gặp bất cứ bác sỹ nào nữa. Hiện tại cháu đã là một học sinh trung học. Cháu rất khỏe mạnh và vui vẻ, bố mẹ cháu không còn phải lo lắng về cháu nữa.
Tận mắt chứng kiến sự thay đổi kỳ diệu của con trai, chồng của cô Triệu rất kinh ngạc và vui mừng. Năm 2008, anh bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công sau khi tham gia lớp học 9 ngày.
Cô Triệu hầu như năm nào cũng tham gia hoạt động học Pháp nhóm này ở Đài Bắc.
Cô nói: “Sự kiện này thực sự có ích. Sau khi nghe các đồng tu chia sẻ và tự đối chiếu với việc tu luyện của mình, tôi đã nhìn thấy các thiếu sót của bản thân. Điều này khích lệ tôi càng tu luyện tinh tấn hơn. Tôi rất ấn tượng với câu chuyện của một đồng tu 70 tuổi, hồi còn trẻ bà bị ngã và trong suốt 55 năm sau đó bà đã phải chịu đựng bệnh đau đầu và đau xương giày vò. Nhưng từ sau khi tu luyện Pháp Luân Công, bà đã hoàn toàn khỏi bệnh. Hiện tại ngày nào bà cũng đi tới các điểm du lịch để nói với người Trung Quốc về Pháp Luân Công và khuyên họ thoái xuất khỏi đảng Cộng sản Trung quốc và các tổ chức liên đới của nó. Tâm tha thiết muốn cứu người của bà làm tôi vô cùng xúc động.
Thể hội về “vô sở cầu, nhi tự đắc”
Anh Tưởng là một học viên đến từ Đài Bắc. Anh biết về Pháp Luân Công từ năm 2000, đó là lúc bố của anh vừa mới bắt đầu tu luyện. Tuy nhiên anh Tưởng quá bận với việc học y khoa nên không hề để ý đến việc tu luyện, mặc dù anh biết rằng Pháp Luân Công dạy mọi người trở thành người tốt.
Sau khi tốt nghiệp, anh vào làm ở một trung tâm y tế, và vẫn quá bận rộn với các bệnh nhân và công việc nghiên cứu đến mức anh vẫn không thể nghĩ đến việc tu luyện Pháp Luân Công. Tuy nhiên anh cảm thấy anh không thích hợp với môi trường làm việc. Anh không vui khi đối mặt với các mâu thuẫn giữa các đồng nghiệp và tính cạnh tranh của họ. Anh cảm thấy đau khổ đến mất ngủ và bắt đầu hoài nghi về cuộc sống.
Một ngày vào tháng 7 năm 2014, anh đang cảm thấy rất phiền muộn, anh cầm cuốn Chuyển Pháp Luân lên và bắt đầu đọc. Anh đã hoàn toàn nhập tâm khi đọc sách và bắt đầu quyết tâm học Pháp Luân Công. Khi đó là 3 giờ sáng. Anh lên mạng tìm một điểm luyện công ở gần nhà. Lúc 4 giờ sáng, anh tới điểm luyện công và các học viên địa phương đã hướng dẫn anh luyện động tác của 5 bài công pháp. Anh nhanh chóng nhận ra rằng trước kia anh rất dễ bị mắc cảm mạo và đau họng thì nay chúng đã hoàn toàn biến mất.
Ngạc nhiên hơn nữa là năm đó anh được trao tặng “Bằng khen về những cống hiến trong lao động” ở đơn vị công tác. Trước đây anh từng cố gắng hết mức để đạt được nó, nhưng kết quả đều thất vọng. Tĩnh tâm hướng nội tìm, anh nhận ra rằng những nỗ lực và phó xuất trước đây của mình đều là vì truy cầu mà làm. Sau khi tu luyện, anh làm mọi thứ dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Anh thành tâm thành ý, cố gắng hết mức để làm việc mà không truy cầu hồi báo. Và kết quả công việc lại tốt hơn.
“Tôi đã cảm thụ được sâu sắc Pháp lý: vô sở cầu, nhi tự đắc.” Anh nói: “Tu luyện thực sự tốt. Hiện tại hàng ngày tôi đều đi ngủ sớm và thức dậy sơm để luyện công. Tôi ngủ rất ngon. Nhưng điều quan trọng nhất mà tôi đã đạt được chính là tôi có thể thản nhiên đối diện với mâu thuẫn, và biết hướng nội tìm để buông bỏ chấp trước. Tôi đối xử chân thành với mọi người, trước sau như một, và đã có quan hệ tốt với các đồng nghiệp. Bây giờ thân và tâm tôi đều thản nhiên tự tại. Điều hối hận duy nhất của tôi là tôi đã bắt đầu tu luyện Đại Pháp quá muộn.
Tìm thấy đáp án ở trong Pháp
Học viên Lâm Tuấn Hoành tới từ La Đông, anh đã học ngành bảo tồn kiến trúc cổ ở trong trường đại học, hiện tại anh là một kiến trúc sư. Từ ngày còn nhỏ anh đã rất thích vẽ. Khi còn học tiểu học, một lần anh vô tình để ý thấy có hình long phượng được vẽ trên mặt bàn ăn của gia đình mình, anh dùng tay vuốt ve hình long phượng và tự hỏi liệu có long phượng thật ở trên đời không? Nếu không thì người xưa làm sao biết mà vẽ chúng được?
Đêm hôm đó anh có một giấc mơ, anh cảm thấy mình đang bay lên không trung. Khi nhìn xuống, anh thấy bốn bề đều là các khu dân cư. Đột nhiên anh thấy tấm màn của con đê mở ra. Một long một phượng tiếp nối bởi một long một phượng, cứ thế kéo dài dọc theo bờ đê. Anh thấy các động tác [uốn lượn] của rồng và nghe thấy tiếng hót của chim phượng. Cảnh tượng kỳ diệu đó đã tạo thành ấn tượng sâu sắc trong lòng anh.
Thời thanh niên, anh Lâm cảm thấy hoang mang và nghi hoặc đối với cuộc sống. Anh bắt đầu tìm kiếm hướng đi và mục tiêu của cuộc đời. Năm 2003, người chủ cửa hàng thực phẩm ở cạnh trường học đã cho anh mượn cuốn Tinh Tấn Yếu Chỉ. Anh Lâm nhớ lại rằng hồi học trung học, anh đã từng nhìn thấy cuốn sách Chuyển Pháp Luân ở nhà một người bạn. Sau khi đọc Tinh Tấn Yếu Chỉ, anh Lâm quyết định sẽ tu luyện Đại Pháp. Anh tiếc rằng đã để lỡ mất cơ hội tu luyện từ nhiều năm trước đó.
Anh nói: “Tôi cảm thấy rất hạnh phúc sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Rất nhiều câu hỏi của tôi đã được giải đáp trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân và trong các bài giảng khác của Sư phụ. Cuối cùng tôi đã tìm thấy hướng đi và ý nghĩa của cuộc đời mình. Tôi đã hiểu được Đại Pháp trân quý đến nhường nào.”
Anh Lâm bày tỏ rằng anh rất trân quý cơ hội học Pháp tập thể với các bạn đồng tu, do vậy hầu như năm nào anh cũng tham gia hoạt động này, và mỗi lần đều học được rất nhiều.
Anh nói: “Nó giúp tôi đề cao trong tu luyện và nhận thức các Pháp lý. Năm nay, sau khi chia sẻ với các bạn đồng tu, tôi ý thức được rằng một số sự việc nhỏ thực ra lại là các chấp trước căn bản của tôi mà tôi không nguyện ý buông bỏ đi. Tôi đã ngộ ra Pháp lý rằng không có gì là chuyện nhỏ trong tu luyện. Tôi cần phải học Pháp nhiều hơn, nhổ tận gốc các chấp trước và buông bỏ chúng đi.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/11/17/319267.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/12/5/153965.html
Đăng ngày 19-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.