Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-9-2015] Tháng 6 năm 2015, cô Trương Tín Yến, một học viên Pháp Luân Công và là giáo viên tiếng Anh, người tỉnh Quảng Đông, đã đệ đơn kiện hình sự cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân vì đã bức hại cô và gia đình cô bởi đức tin của họ vào Pháp Luân Công.

Sau khi kết hôn ở Hồng Kông vào ngày 25 tháng 8 năm 2011, cô Trương quay trở lại Thâm Quyến và chính quyền đã không cho cô được trở lại Hồng Kông để đoàn tụ với người chồng mới kết hôn của cô vì cô từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Dưới sức ép và đe dọa từ phía chính quyền, chồng cô đã buộc phải ly dị cô sau một năm xa cách. Cô Trương cũng bị liệt vào danh sách đen của chính quyền cộng sản. Do vậy, đơn xin cấp hộ chiếu của cô bị từ chối, và cô buộc phải sống lang bạt trong nhiều năm. Mẹ cô đã qua đời do bị bức hại.

Dưới đây là một đoạn trích từ đơn kiện hình sự của cô Trương.

Bị buộc phải chia ly sau khi kết hôn

2015-9-18-mh-pohai-guangdong-zhangxinyan--ss.jpg

Học viên Pháp Luân Công cô Trương Tín Yến

Cô Trương cùng chồng, một công dân vĩnh viễn của Hồng Kông, vừa đăng ký kết hôn ở Tiêm Sa Chủy, Hồng Kông, khi cô quay trở về quê nhà ở Thâm Quyến vào ngày 25 tháng 8 năm 2011. Thị thực du lịch của cô sắp hết hạn; để có thể trở lại Hồng Kông, cô phải làm đơn xin được đoàn tụ với gia đình, giấy phép này có giá trị trong vòng ba tháng. Đơn của cô đã bị từ chối vào ngày 26 tháng 8 — công an nói với cô rằng cô bị liệt vào danh sách đen vì là một học viên Pháp Luân Công chủ chốt.

Các cơ quan chức năng đã hủy bỏ thị thực du lịch của cô và sau đó từ chối cấp giấy thông hành mới cho cô. Một công an nói: “Nếu cô không từ bỏ Pháp Luân Công, cô sẽ không bao giờ có thể trở về nhà ở Hồng Kông.”

Chồng của cô đã kiến nghị tới chính quyền. Các nhà chức trách đã bảo anh hãy ép cô Trương viết bản cam kết từ bỏ Pháp Luân Công. Nếu không, anh sẽ không được sống yên ổn.

2015-9-18-mh-pohai-guangdong-zhangxinyan-2--ss.jpg

Giấy thông hành đã bị hủy của cô Trương

2015-9-18-mh-pohai-guangdong-zhangxinyan-3--ss.jpg

Thư từ chối (mặt trước) đơn xin cấp giấy thông hành mới của cô Trương

2015-9-18-mh-pohai-guangdong-zhangxinyan-4--ss.jpg

Thư từ chối (mặt sau) của đơn xin cấp giấy thông hành mới của cô Trương. Dòng chữ viết tay có nội dung “Từ chối vì nắm giữ thông tin mật của chính phủ.”

Khi quay trở về Thâm Quyến, cô Trương dạy tiếng Anh tại trường Phương Đông ở khu La Hồ. Cô làm việc cách nơi nhập cảnh vào Hồng Kông không xa, nhưng cô không thể quay trở về nhà của mình ở Hồng Kông để đoàn tụ với chồng cô được nữa. Vì quá sợ hãi, nên chồng cô đã ly dị cô sau một năm bị buộc phải xa cách.

Bị liệt vào danh sách đen vì là một học viên tích cực

Cô Trương sinh năm 1971 tại Hoa Châu, tỉnh Quảng Đông. Mẹ cô đã giới thiệu Pháp Luân Công với cô vào mùa hè năm 1997. Sau khi tu luyện, bệnh viêm phế quản và ho mãn tính của cô đã được chữa khỏi. Sau đó cô Trương đến Thâm Quyến để thăm các anh trai và chị dâu của cô. Cô tham gia luyện công tập thể ở Sa Đầu Giác, Thâm Quyến và định cư ở thành phố này.

Cô Trương tổ chức các nhóm học Pháp và nhóm luyện công tại nhà của mình. Chính quyền để ý đến cô, xem cô là một học viên chủ chốt và liệt cô vào dánh sách đen kể từ sau khi chính quyền cộng sản bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999.

Cô buộc phải di chuyển để tránh bị chính quyền giám sát và theo dõi. Đơn xin cấp hộ chiếu của cô cũng liên tục bị từ chối. Trong thời gian diễn ra Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008, chính phủ Trung Quốc phê quyệt giấy thông hành của cô đến Hồng Kông dưới sức ép từ cộng đồng quốc tế hướng đến việc cải thiện nhân quyền ở Trung Quốc. Giấy thông hành của cô đã bị thu hồi vào năm 2011.

Cha mẹ qua đời

Bà Lý Huy Minh, mẹ của cô Trương, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1997 và các bệnh tật của bà đều biến mất, sức khỏe được phục hồi, trong đó có bệnh đau thắt ngực, viêm phổi, bệnh thấp khớp, ho mãn tính, và thường xuyên bị ngất xỉu.

2015-9-18-mh-pohai-guangdong-lihuiming--ss.jpg

Bà Lý Huy Minh (mẹ của cô Trương Tín Yến), bị bức hại đến chết

Bà Lý bị bắt vào ngày 21 tháng 7 năm 1999 khi đi đến chính quyền thành phố Thâm Quyến để lên tiếng cho Pháp Luân Công. Kể từ đó bà bị đe dọa, sách nhiễu và ép từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Các bệnh cũ của bà tái phát, và bà phải nhập viện, nhưng các nhà chức trách vẫn tiếp tục sách nhiễu bà ở trong bệnh viện. Bà đã qua đời một năm sau đó, ở tuổi 68. Công an làm trái nguyện vọng của gia đình tiến hành cưỡng chế hỏa thiêu di hài của bà.

Con gái bà Lý, cô Trương Tín Yến, chỉ có được nhìn thấy di hài của mẹ mình trong tích tắc trước khi họ đưa di hài đi hỏa táng. Cô đã phải nhanh chóng dời đi để tránh bị những công an đang tìm kiếm cô phát hiện.

Cha của cô Trương bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào đầu năm 1999, sau khi tu luyện, mọi bệnh tật của ông đều thuyên giảm. Tuy nhiên, từ khi chính quyền bắt đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm đó, sức khỏe của ông xấu đi nhanh chóng. Ông qua đời sáu tháng sau đó.

2015-9-18-mh-pohai-guangdong-zhanghuaiheng--ss.jpg

Ông Trương Hoài Hanh (cha của cô Trương Tín Yến)

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/9/19/315944.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/10/1/153036.html

Đăng ngày 13-10-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share