Bài viết của phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 12-9-2015] “Khi con gái tôi bị giam giữ trong trại lao động năm 2003 vì niềm tin vào Pháp Luân Công, ngày đêm tôi luôn mong nhớ con. Nhưng tôi hoàn toàn bị sốc khi nhận được một cuộc điện thoại thông báo rằng con tôi đã mất vào ngày 4 tháng 6 năm 2003,” bà Hồ Hoa Dũng viết về con gái mình – cô Quản Qua.
Cô Quản Qua bị giam giữ tại Trại Lao động cưỡng bức Thập Bát Lý Hà ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam.
Bà Hồ – người dân ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, hiện đã đệ đơn khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thủ phạm phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999. Bà kêu gọi Viện Kiểm sát Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao đưa Giang ra trước công lý vì lạm dụng quyền lực chỉ đạo cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, đã gây ra con gái bà bị chết cách đây 12 năm.
Bà Hồ viết: “Tôi đã tới Bệnh viện số 2 tại Trịnh Châu và nhìn thấy thi thể Quản Qua. Thân thể cháu có nhiều vết cắt và bầm tím. Mắt cháu vẫn còn mở và có máu ở miệng. Có một vết sưng lớn và vết cắt ở trên đầu.”
Cô Quản Qua
“Tôi phát hiện vết sưng lớn và một vết dao cứa sâu ở trên đầu con mình khi tôi mặc quần áo mới cho con trong nhà tang lễ. Tai của cháu bị đánh đập mạnh tới biến dạng. Trên cánh tay trái của con tôi bị mất mảng da và một vết sưng to ở phía sau cổ. Có một vết sẹo thâm tím dài khoảng 3 cm thấy rõ ở phía sau lưng và toàn bộ chân trái của con tôi bị thâm tím. Hai tay cháu bị nắm chặt thành nắm đấm. Theo tôi, những dấu hiệu này cho thấy con tôi đã bị tra tấn tàn khốc ở trong trại lao động.”
“Khi chúng tôi cố gắng chụp ảnh thi thể của con mình, cảnh sát tại đó đã giật lấy máy ảnh của tôi và không trả lại cho tôi. Họ bỏ qua tất cả các thủ tục cần thiết và vội vàng hỏa táng thi thể con tôi.”
Bà nhớ lại cuộc sống của con gái mình và nói: “Con gái tôi sinh ra ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh năm 1967. Cháu tốt nghiệp khoa Luật, Đại học Cát Lâm. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1994, Quản Qua trở nên khỏe mạnh và tốt bụng hơn. Con gái tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác.
“Năm 1998, con gái tôi kết hôn với Cảnh Táp, một nghiên cứu sinh theo học tiến sỹ tại Bắc Kinh. Khi Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công năm 1999, con gái tôi và các học viên khác đã tới Quảng trường Thiên An Môn thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công.
“Con gái tôi và một vài học viên khác cùng nhau luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công tại vườn hoa Bắc Kinh vào ngày 24 tháng 12 năm 1999. Cảnh sát đã bắt giữ họ và giam giữ Quản Qua một tháng.
“Cảnh Táp tốt nghiệp năm 2000 và người ta hỏi cháu rằng: “Anh muốn bằng Tiến sỹ hay Pháp Luân Công?” Cháu đã đáp: ‘Tôi muốn [tu luyện] Pháp Luân Công’. Kết quả là cháu đã không được trao bằng và không được đi du học. Chỉ còn ít lựa chọn, cháu đã quay về trường Cao đẳng Hà Nam, trường đầu tiên cháu tốt nghiệp. Hai vợ chồng có việc làm và công tác tốt tại đó.
“Tối ngày 29 tháng 5 năm 2001, cảnh sát Tân Hương tại Hà Nam đã bắt giữ Quản Qua. Khi con tôi ở trong trại tạm giam, cha cháu qua đời và cháu không được dự đám tang cha mình.
“Tháng 9 năm 2001, cảnh sát đưa Quản Qua tới Trại Lao động cưỡng bức Thập Bát Lý Hà và giam giữ cháu tại đó ba năm. Con tôi phải chịu hàng loạt các hình thức tra tấn, gồm có hai lần bị trói rất chặt bằng dây thừng mỏng quanh cổ, nối với hai cổ tay ở sau lưng và càng ngày càng bị siết chặt, thường được gọi là hình thức tra tấn ‘thắt dây’”.
Tái hiện sự tra tấn: Thắt dây thừng
“Có một lần con gái tôi nói với tôi qua điện thoại rằng lính canh ở trại giam giữu tám học viên Pháp Luân Công nhằm ép họ từ bỏ niềm tin tín ngưỡng. Các lính canh cử ba kẻ nghiện ma túy để trông chừng mỗi học viên. Các học viên không được phép nói. Người ta chỉ có thể tưởng tượng điều đó đau đớn và khổ sở thế nào. Mặc dù bị tra tấn và áp lực, Quản Qua không hề dao động.”
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/9/12/315541.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/9/13/152517.html
Đăng ngày 08-10-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.