Bài viết của Lý Tĩnh Phi, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 26-9-2015] “Đây là một bài học quan trọng cho những đứa con của tôi. Không hề có tự do ngôn luận và không hề có nhân quyền ở Trung Quốc, nhưng chúng tôi gần như không khi nào nói về nó và các phương tiện truyền thông không đăng tải đầy đủ,” Petra Socolovsky, một nhà báo đang đưa hai con nhỏ của cô đến xem quang cảnh ở khách sạn mà ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc đang ở tại Washington D.C, vào tối ngày 24 tháng 9 năm 2015.

Nhân chuyến công du của ông Tập Cận Bình tới Hoa Kỳ, trong hai ngày 24 và ngày 25 tháng 9 năm 2015, các học viên Pháp Luân Công đã thúc giục ông Tập Cận Bình đưa Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ra trước công lý bởi ông ta đã lạm dụng quyền lực phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Tối ngày 24 tháng 9 năm 2015, các học viên Pháp Luân Công cầm các biểu ngữ lớn có dòng chữ “Đưa Giang Trạch Dân ra công lý” đứng dọc theo các tuyến đường ở gần khách sạn của ông Tập Cận Bình vào thời điểm ông đến. Đoàn xe tháp tùng của ông Tập Cận Bình đã ba lần đi ngang qua các tấm biểu ngữ.

Petra nói với các con của cô rằng Pháp Luân Công đang bị bức hại ở Trung Quốc và giải thích lý do tại sao những người mặc các bộ y phục màu đỏ đang chào đón ông Tập Cận Bình lại cố gắng che khuất các tấm biểu ngữ của các học viên.

“Các con tôi — một đứa chín tuổi và một đứa lên bốn — chúng đều đã đủ lớn để nhận thức về sự việc này. Tôi là một phóng viên. Mọi người đều biết về Pháp Luân Công và cuộc bức hại này, và họ biết rằng không hề có tự do ngôn luận hay tự do tín ngưỡng ở Trung Quốc.”

2015-9-25-minghui-washington_dc-xijinping_visit-sujiang-01--ss.jpg

Đoàn xe tháp tùng Chủ tịch Tập Cận Bình đã ba lần thấy biểu ngữ “Đưa Giang Trạch Dân ra công lý” của học viên Pháp Luân Công vào buổi tối ngày 24 tháng 9 năm 2015.

4ff6c45a0e6f9d2eacee30abfa66b042.jpg

Học viên Pháp Luân Công trưng các biểu ngữ tại nơi mà đoàn xe tháp tùng ông Tập Cận Bình đi qua vào ngày 24 tháng 9.

2015-9-25-minghui-washington_dc-xijinping_visit-sujiang-03--ss.jpg

Đoàn xe tháp tùng của ông Tập Cận Bình ba lần di chuyển ngang qua các biểu ngữ của các học viên.

2015-9-25-minghui-washington_dc-xijinping_visit-sujiang-04--ss.jpg

Cảnh sát tịch thu một lá cờ Trung Quốc của một người đang dùng nó để che khuất biểu ngữ của các học viên.

2015-9-25-minghui-washington_dc-xijinping_visit-sujiang-05--ss.jpg

Cảnh sát lắng nghe một học viên giảng chân tướng về cuộc bức hại

2015-9-25-minghui-washington_dc-xijinping_visit-sujiang-06--ss.jpg

Các học viên Pháp Luân Công cầm các biểu ngữ ở gần Nhà Trắng khi Tổng thống Obama gặp Chủ tịch Trung Quốc ông Tập Cận Bình vào ngày 25 tháng 9.

2015-9-25-minghui-washington_dc-xijinping_visit-sujiang-07--ss.jpg

Phóng viên kênh truyền thông chính thống phỏng vấn một học viên Pháp Luân Công ở gần Nhà Trắng vào ngày 25 tháng 9.

2015-9-25-minghui-washington_dc-xijinping_visit-sujiang-10--ss.jpg

Các học viên ngồi tọa thiền thu hút sự chú ý của người qua đường ở gần khách sạn của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tối ngày 24 tháng 9.

Ngày 24 tháng 9, ngay khi vừa qua 6 giờ tối, xe tháp tùng của ông Tập Cận Bình đã đến khách sạn Marriott Wardman Park. Các học viên cầm các tấm biểu ngữ khổ lớn dọc theo các ngả đường dẫn tới khách sạn. Những người ở trong đoàn xe tháp tùng đều có thể đọc được chúng khi đoàn xe đi ngang qua.

Khoảng một tiếng rưỡi sau đó, ông Tập Cận Bình cùng phái đoàn của mình đã rời khách sạn đến Blair House để dùng bữa tối. Một số người Trung Quốc đã cố gắng dùng những lá cờ đỏ của họ để che khuất tấm biểu ngữ “Đưa Giang ra công lý. Cảnh sát đã ngăn họ lại và nói với họ rằng họ phải lùi lại phía sau khi đoàn xe của ông Tập Cận Bình đi ngang qua.

Khoảng 10 giờ tối, khi đoàn xe tháp tùng ông Tập Cận Bình quay trở về khách sạn, một lần nữa nó lại đi ngang qua các học viên đang cầm các tấm biểu ngữ.

Bà Vu Kính, vừa đến Hoa Kỳ cách đây vài tháng. Bà từng ba lần bị bắt khi còn ở Trung Quốc và bị tra tấn đến gần tử vong. Bà nói bà mong muốn lên tiếng cùng với các học viên yêu cầu phải đưa Giang ra xét xử.

Ông Trương Huệ Đông cầm biểu ngữ “Đưa Giang ra công lý” cỡ lớn suốt từ 5 đến 10 giờ tối ngày 24 tháng 9. Ông Trương người gốc Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, bị tàn tật bởi bị tra tấn vì tu luyện Pháp Luân Công. Mẹ ông cùng hai chị gái nhiều lần bị bắt giữ và phải lao động khổ sai. Cha mẹ ông đã qua đời vì cuộc bức hại. Ông thúc giục ông Tập Cận Bình xét xử Giang Trạch Dân, kêu gọi giải thể ĐCSTQ, và yêu cầu chấm dứt cuộc bức hại.

Biểu diễn [các bài công pháp] tường hòa của các học viên thu hút sự chú ý

Cô Nancy, hiện đang làm việc tại Bộ Nông nghiệp, đã dùng điện thoại di động của mình để chụp hình các học viên đang ngồi đả tọa.

Khi cô biết đến cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, cô nói: “Họ cần phải được tự do tu luyện. Đó là quyền của họ. Tôi không lý giải được tại sao chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc lại bức hại những người như họ. Tôi mong các kênh truyền thông sẽ đăng tải về cuộc bức hại ở Trung Quốc để cho mọi người đều biết về nó.”

Larry Williams và Marsha Mayers, hai chủ biên đã nghỉ hưu của tờ Baltimore Sun, đã nhận tài liệu chân tướng Pháp Luân Công, và đọc nó, họ nói chuyện với các học viên. Myers nói: “Họ [các học viên Pháp Luân Công] thật tường hòa.

Một số hãng truyền thông chính thống phỏng vấn các học viên.

Trong suốt chuyến công du của ông Tập Cận Bình, ĐCSTQ đã bố trí rất nhiều sinh viên Trung Quốc cũng như các tổ chức ở địa phương chào đón ông. Nhiều người Trung Quốc rất vui mừng khi nhìn thấy biểu ngữ “Đưa Giang ra công lý”. Một số người đã chụp hình tấm biểu ngữ từ phía trước.

Nhiều sinh viên Trung Quốc nói chuyện với các học viên để tìm hiểu chân tướng về cuộc bức hại. Một sinh viên người Chiết Giang đã nói rằng cô rất sốc khi biết rằng ĐCSTQ đã dàn dựng vự tự thiêu Thiên An Môn để vu khống Pháp Luân Công và khiến người dân phản đối môn tập.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/9/26/316476.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/9/27/152795.html

Đăng ngày 13-10-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share