Bài viết của Hoa Thanh, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 10-8-2015] Cựu Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – Giang Trạch Dân, đã ra lệnh cấm Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, và nhiều quan chức cấp dưới sau đó đã thực hiện chính sách đàn áp này của ông. Đây là nguyên nhân khiến cuộc đàn áp trên cả nước Trung Quốc đã diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau trong 16 năm qua. Lý Hồng Trung, Bí thư Đảng ủy tỉnh Hồ Bắc, là một trong số những quan chức như thế. Ông đã đến thăm Sydney vào ngày 6 tháng 8 năm 2015 và đã gặp cuộc biểu tình phản đối.

e0e70f7fdfa29b2fb698e29e66d16139.jpg

Cuộc biểu tình của các học viên Pháp Luân Công trước Tòa Thị chính Sydney trong chuyến viếng thăm của ông Lý Hồng Trung

Ghi chép về những vi phạm nhân quyền

Bà Lucy Triệu, điều phối viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Úc, đã viết trong một lá thư gửi đến bà Clover Moore, thị trưởng của Sydney: “Ông Lý là chủ tịch và đồng thời cũng là Bí thư Đảng ủy thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2006. Ông là người đã ra lệnh tăng cường chính sách đàn áp.”

Một ví dụ là việc Tòa án quận Phúc Điền ở Thâm Quyến kết án 16 học viên trong hai tháng đầu năm 2004, với bản án lên đến 13 năm tù giam. Theo thông tin nhận được từ trang web Minh Huệ và Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG), trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2007, có ít nhất 150 học viên ở Thâm Quyến bị bắt giữ.

Khi chiến dịch bôi nhọ Pháp Luân Công nhắm vào hệ thống giáo dục trên toàn quốc được phát động vào năm 2004, Lý Hồng Trung đã ra lệnh cho tất cả các trường học phải tích cực hành động. Chiến dịch này bao gồm ba tháng tuyên truyền vu khống, tẩy não bằng các đĩa DVD phỉ báng, và ép buộc các học sinh phải ký tên kiến nghị và đưa ra các áp phích công kích Pháp Luân Công.

Vào đầu năm 2000 và năm 2001 khi Lý Hồng Trung làm Bí thư Đảng ủy thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông, ông ta đã đóng vai trò quan trọng trong việc ngược đãi các học viên Pháp Luân Công. Hơn 30 học viên đã bị đưa đến các trung tâm tẩy não và năm người bị đưa đến các trại cưỡng bức lao động. Cô Vương Lệ Vân, người bị bắt vì đã nói cho những người khác biết về Pháp Luân Công vào ngày 5 tháng 10 năm 2000, đã bị bắt giữ, bị đánh đập và bị tra tấn. Một năm sau đó cô đã qua đời ở tuổi 40.

Tham gia vào việc mổ cướp nội tạng

Ông Lý đến thăm Sydney vì thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, đã đề xuất kết nghĩa với thành phố Sydney.

Trong thời gian biểu tình phía trước Tòa Thị chính thành phố Sydney trên phố George, bà Triệu đã yêu cầu chính quyền thành phố Sydney không mời ông Lý nói chuyện với các quan chức thành phố vì những hành vi vi phạm nhân quyền của ông trước đây.

Ông Lý tiếp tục đàn áp Pháp Luân Công sau khi được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy tỉnh Hồ Bắc vào cuối năm 2010. Chỉ riêng ở thành phố Vũ Hán, ít nhất 108 học viên đã bị bắt giữ vào năm 2001, năm người đã bị đưa đến các trại cưỡng bức lao động, và tám người bị bỏ tù. Năm người đã chết do bị tra tấn trong khi bị cảnh sát bắt giữ.

Bà Triệu đã viết trong thư của mình như sau: “Ông Lý đã đóng vai trò quan trọng trong việc mổ cướp nội tạng ở cả Thâm Quyến và Hồ Bắc.”

Thành phố Thâm Quyến đã đưa cả việc cấy ghép tim và cấy ghép gan vào chính sách bảo hiểm y tế trong năm 2006. Đó là một trong những thành phố đầu tiên ban hành một chính sách như vậy. Tổ chức WOIPFG phát hiện rằng nhiều bệnh viện ở Thâm Quyến đã dính líu vào việc mổ cướp nội tạng.

Ông Lý đã khen thưởng Bệnh viện Đồng Tế ở Vũ Hán vào năm 2014 vì đã đột phá trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng, và công nghệ này đã nhanh chóng được phổ biến đến 10 bệnh viện lớn ở Trung Quốc.

f5f31ac0dfb0a3acec5d3917eec68bac.jpg

Một người qua đường đã ký tên vào đơn thỉnh nguyện để ủng hộ các học viên Pháp Luân Công.

Có 10.000 ca cấy ghép tạng một năm so với 37 ca đăng ký hiến tạng trên toàn quốc

Khi chiếc SUV màu trắng của ông Lý tiến vào bãi đỗ xe của Tòa Thị chính Sydney, ông đã đối mặt với các biểu ngữ của các học viên với dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Đưa quan chức Lý Hồng Trung ra công lý vì đã đàn áp Pháp Luân Công”. Khi ra về vào lúc 11 giờ sáng, xe của ông lại một lần nữa gặp các học viên tham gia biểu tình.

Theo một bài viết trên trang nhật báo The Sydney Morning Herald vào ngày 8 tháng 4 năm 2015: “Trung Quốc có tỷ lệ cấy ghép nội tạng cao thứ hai thế giới, với thời gian chờ đợi ghép tạng ngắn đến đáng kinh ngạc, chỉ từ hai đến ba tuần. Nhưng một báo cáo gần đây của Hội Chữ thập đỏ cho biết họ phát hiện thấy chỉ có 37 người trên toàn quốc đăng ký hiến tạng và số tạng được thu hoạch từ các tử tù cũng không thể đạt đến con số trên 10.000 ca cấy ghép mỗi năm.”

“Không có cách nào khác để giải thích những gì đang xảy ra”, luật sư nhân quyền David Matas nêu lên trong bài viết, “Có người đang bị giết để lấy nội tạng”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/8/10/313920.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/8/14/152067.html

Đăng ngày 06-09-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share