Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-8-2015] Tiến sĩ Trâu Hướng Dương của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Trường Xuân đã đệ đơn khởi kiện cựu độc tài Giang Trạch Dân vì đã phát động đàn áp Pháp Luân Công. Tiến sĩ Trâu bị bắt giữ, kết án, và sách nhiễu nhiều lần trong hơn 16 năm qua, chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công.

Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, Tiến sĩ Trâu từng mắc nhiều căn bệnh, trong đó có bệnh tim di truyền và bệnh lo lắng mãn tính. Vì sức khỏe yếu nên ông thậm chí đã từng phải tạm dừng việc học lấy bằng tiến sĩ. Tuy nhiên, sức khỏe của ông đã được phục hồi chỉ sau một tháng sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công và ông đã hoàn thành nghiên cứu tiến sĩ của mình.

Bị giam giữ ba năm trong trại lao động cưỡng bức vì thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công

Tiến sĩ Trâu đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 2000. Ông đã bị bắt và giam giữ trong 15 ngày.

Trong đơn kiện, tiến sĩ Trâu viết: “Tôi bị bắt một lần nữa vào tháng 3 năm 2002 khi tôi đang trên bục giảng. Cảnh sát bịt mắt tôi và đưa tôi đến Sở Cảnh sát Tịnh Nguyệt Đàm.

“Trong khi bị giam giữ, tôi bị trói vào một chiếc ghế sắt còn công an dùng dùi cui điện để sốc điện tôi. Họ tát vào mặt tôi và đánh tôi bằng một thanh kim loại. Họ cũng đặt một thùng kim loại lên đầu tôi từ chiều cho đến tận tối muộn. Tôi bị giam giữ ở trong Trại tạm giam Thiết Bắc khoảng một tháng. Sau đó, tôi bị đưa vào Trại lao động cưỡng bức Triều Dương Câu, và bị giam giữ ở đó trong ba năm.

Bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần trong trại lao động

Trong trại lao động, hàng ngày họ bắt ông Trâu phải ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ. Kết quả là, phần da ở mông của ông bị tróc ra, và quần trong của ông bị dính vào da thịt. Quả là vô cùng đau đớn khi ông cố gắng để cởi quần trong ra. Do điều kiện vệ sinh tồi tệ, nên ông đã bị ghẻ.

Thức ăn mà ông ăn đôi khi bị thiu hỏng và bốc mùi thối. Gạo và bột mà họ mang cho ông đều đã để lâu.

“Trong trại, tôi bị bắt phải lao động nặng nhọc. Tôi phải đào đất vào mùa xuân và bẻ ngô vào mùa thu. Chúng tôi phải xử lý ngô vào mùa đông, và trong thời gian trống, chúng tôi phải làm các công việc xây dựng và làm túi giấy,” ông Trâu kể thêm.

“Tra tấn tinh thần còn tồi tệ hơn cả. Tôi bị bắt phải xem các đoạn phim và đọc hàng loạt các tài liệu phỉ báng Pháp Luân Công. Chúng tôi bị bắt phải viết ‘báo cáo tư tưởng’ mỗi tháng một lần. ‘Báo cáo tư tưởng’ này phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của họ, nếu không họ sẽ tra tấn chúng tôi tàn khốc hơn. Tôi bị bắt phải ngồi trên sàn bê tông và bị cấm ngủ bởi tôi không viết báo cáo theo ý muốn của họ.

“Vào tôi ngày 7 tháng 4 năm 2004, lính canh Vương Khải trực tiếp chỉ đạo các tù nhân phạm tội hình sự đánh đập và đe dọa tất cả các học viên Pháp Luân Công và không cho chúng tôi ngủ bởi các học viên không ký tên vào bản báo cáo đó.”

Tháng 9 năm 2003, vợ và con trai ông Trâu bị gọi đến trại lao động. Các lính canh ép vợ ông phải ly dị ông hòng gây áp lực bắt ông phải từ bỏ đức tin của mình.

Sức khỏe của ông Trâu xấu đi vì bị bức hại tàn bạo. Ông bị giảm gần 20 kg và mắc cả bệnh lao và viêm phổi. Ông đi lại khó khăn, và ngày 25 tháng 5 năm 2004, ông được thả ra để điều trị y tế.

Bản án lao động cưỡng bức thứ hai

Ngày 24 tháng 4 năm 2007, Tiến sỹ Trâu một lần nữa bị bắt giữ tại nhà, công an đã lục soát nhà của ông. Họ tịch thu cuốn sách Chuyển Pháp Luân, hai sách điện tử, một máy nghe nhạc MP3, và một máy tính. Sau một tháng bị giam giữ, ông bị kết án một năm lao động cưỡng bức.

Gia đình bị liên lụy

Tiến sỹ Trâu viết về những khổ nạn mà gia đình ông đã trải qua trong đơn kiện:

“Việc tôi bị bắt giữ và những năm trong trại lao động cưỡng bức đã khiến mẹ tôi suy sụp. Bà qua đời vào tháng 10 năm 2002 vì áp lực nặng nề từ phía chính quyền và luôn bị căng thẳng vì tình trạng của tôi.

Sau khi mẹ tôi qua đời, vợ tôi đến trại lao động và hỏi rằng liệu tôi có thể tham dự lễ tang của mẹ tôi không. Cách lính canh nhân cơ hội này cố gắng ép tôi từ bỏ đức tin của mình, nhưng tôi đã từ chối. Sau hai giờ đồng hồ bế tắc, cuối cùng tôi đã được phép đến dự lễ tang của mẹ mình.

Trong suốt 16 năm qua, tôi liên tục bị sách nhiễu hết lần này đến lần khác. Vợ và con trai tôi cũng bị sách nhiễu không ít. Họ không được biết nơi tôi bị giam giữ sau khi tôi bị bắt, nên vợ tôi đã phải đi khắp nơi, từ đồn cảnh sát địa phương, đến sở cảnh sát, đến các trại giam, các trại lao động, và các trung tâm tẩy não để tìm tôi. Cô ấy rất sợ hãi và chán chường cũng như phải chịu tổn thất lớn về tài chính. Cô ấy phải một thân một mình nuôi nấng con trai của chúng tôi.

Con trai tôi cũng bị ảnh hưởng khi cháu lớn lên. Tôi đã không thể ở đó để chăm sóc hay ở bên con mình. Những đứa trẻ khác có cha mẹ chăm sóc cho chúng hay dành thời gian vui chơi với chúng. Nhưng con trai tôi thì không hề được như vậy.

Vào dịp Tết Nguyên đán, một số đứa trẻ bắn pháo hoa với cha chúng, còn con trai tôi chỉ đứng đó một mình và nhìn họ.

Cháu bị bắt nạt, bị kỳ thị ở trường học và kết quả là cháu có những hành vi không tốt. Cháu nóng nảy và không thích học hành.”

Tổn thất tài chính

Tiến sỹ Trâu chuẩn bị được bổ nhiệm làm giáo sư vào tháng 10 năm 2000 nhưng đã bị mất cơ hội này bởi ông từ chối từ bỏ đức tin của mình vào Pháp Luân Công. Ông cũng bị mất vị trí giảng viên và phải làm việc trong phòng thí nghiệm.

Lương tháng của ông là 500 nhân dân tệ thấp hơn so với lương của một giáo sư. Hơn 16 năm qua, ông bị tổn thất khoảng gần 180.000 nhân dân tệ thu nhập.

Ngoài 180.000 nhân dân tệ đó, ông còn mất đi khoản tiền lương không được trả trong thời gian bị giam cầm trong trại lao động.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/8/20/314250.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/9/3/152363.html

Đăng ngày 19-09-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share