Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-07-2015] Lăng Nguyên là một thành phố cỡ trung của tỉnh Liêu Ninh, nơi có các di tích lịch sử và là nơi lưu giữ các hiện vật có niên đại hàng ngàn năm tuổi. Năm 1994, Công Đoàn nhà máy sắt thép Lăng Nguyên đã mời Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) tới Lăng Nguyên để giảng Pháp. Sau đây là vài hồi ức của các học viên, những người đã được tham dự khóa giảng Pháp của Sư phụ năm đó.

Nhận lời mời

Tập đoàn nhà máy Sắt Thép Lăng Nguyên có khoảng hơn 10.000 công nhân. Để nỗ lực nâng cao sức khỏe cho người lao động, Công Đoàn thường xuyên tổ chức các hoạt động thể chất như các hoạt động khí công và tổ chức các buổi hội thảo. Năm 1993, vài người từ Công Đoàn đã được cử tới tham dự các khóa giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí tại thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy.

Họ được hướng dẫn luyện các bài công pháp cẩn thận để họ có thể về và dạy lại cho những công nhân trong liên đoàn. Sau khi tham dự các khóa giảng Pháp của Sư phụ, họ đã rất ấn tượng và muốn mời Sư phụ tới Lăng Nguyên giảng Pháp.

Một học viên hồi tưởng lại: “Chúng tôi đứng đợi Sư phụ Lý để hỏi xem Ngài có tới Lăng Nguyên giảng Pháp không. Nhưng thậm chí trước khi chúng tôi kịp cất lời, Sư phụ dường như đã biết trước chúng tôi đang nghĩ gì và hỏi: ‘Các vị đã xin phép người quản lý chưa? Ở đó có hội trường không?”

Sau khi liên lạc với các viên chức tại Công Đoàn và hỏi ý kiến Hội nghiên cứu Pháp Luân Công tại Bắc Kinh, quyết định rằng Sư phụ sẽ giảng Pháp tại Lăng Nguyên từ ngày 22 đến ngày 28 tháng 02 năm 1994.

Vài ngày trước khi diễn ra khóa giảng Pháp như kế hoạch, Hội nghiên cứu khí công tại Bắc Kinh gọi điện thông báo rằng Sư phụ hiện đang giảng Pháp ở một thành phố khác và chỉ trở về Bắc Kinh hai ngày trước khi buổi giảng Pháp đầu tiên tại Lăng Nguyên được bắt đầu. Họ hỏi rằng liệu Công Đoàn có thể bố trí được xe đến Bắc Kinh đón Sư phụ để tránh những sự chậm trễ không cần thiết có thể xảy ra hay không. Dường như là tình cờ, lúc đó cũng có vài viên chức từ Lăng Nguyên đi xe lên Bắc Kinh để đi máy bay, và do đó Sư phụ đã đi chuyến xe quay trở về Lăng Nguyên của họ.

Hôm đó trời đầy sương mù. Các viên chức ở Lăng Nguyên lo lắng rằng chuyến bay của họ có thể bị trì hoãn bởi thời tiết sương mù dày đặc, và Công Đoàn cũng lo lắng rằng họ có thể đón Sư phụ bị trễ. Nhưng như có một phép màu, chuyến bay của các viên chức đó đã cất cánh đúng giờ trong khi các chuyến bay khác đều bị trì hoãn. Công Đoàn đã đón Sư phụ đúng giờ và kịp quay trở về Lăng Nguyên.

Những điều thần kỳ xảy ra trong khóa giảng

Trước khi buổi giảng Pháp bắt đầu, Sư phụ đã đọc qua hơn 780 đơn đăng ký của những người muốn tham dự khóa giảng. Ngài đã lấy ra ba lá đơn và nói với các nhân viên phụ trách rằng những người này không nên tham dự khóa giảng. Sư phụ cũng yêu cầu các nhân viên trả lại họ lệ phí đăng ký và khuyên ba người này không nên luyên tập bất kỳ một môn khí công nào khác. Sau đó, chúng tôi phát hiện ra rằng cả ba người đó đều có vấn đề về tâm thần. Mọi người đều ngạc nhiên và tự hỏi làm sao Sư phụ có thể biết được tình trạng của họ chỉ thông qua những lá đơn đăng ký, vốn chỉ yêu cầu mọi người điền những thông tin cơ bản giống nhau.

Tất cả mọi người tham dự khóa giảng đều cần phải có thẻ ra vào. Đầu tiên, các viên chức của liên đoàn dự đoán và thông báo cho Hội nghiên cứu khí công là có khoảng 200 nhân viên sẽ tham dự. Tuy nhiên, hơn 700 người đã đăng ký tham gia và họ lo rằng không có đủ thẻ ra vào cho tất cả mọi người, nhưng Sư phụ đã nói với họ rằng Ngài đã mang theo hơn 700 tấm thẻ – phù hợp chính xác với số người đăng ký tham gia. Liệu đó có phải là một sự trùng hợp chăng?

Sau khi nghe được bốn bài giảng Pháp, một viên chức Lăng Nguyên cảm thấy khó có thể chấp nhận được những điều Sư phụ giảng. Ông ta đã chỉ trích các viên chức của liên đoàn trong cuộc họp của công ty. Sau khi cuộc họp kết thúc, hai viên chức của liên đoàn đã tới khách sạn gặp Sư phụ.

Ngay trước khi họ kịp cất lời, Sư phụ đã bắt đầu trước: “Tôi biết rằng có vài quan chức không thể chấp nhận những gì tôi đã giảng. Hôm nay các vị gặp rắc rối đúng không? Tôi có thể cho các vị xem các chứng chỉ chứng thực tính hợp pháp của chúng tôi. Bộ phận pháp lý của các vị có thể xác minh.”

Hai viên chức của liên đoàn rất ngạc nhiên khi thấy Sư phụ biết việc gì đã xảy ra, mặc dù nội dung của cuộc họp công ty được giữ bí mật. Sư phụ đã đưa cho họ xem các chứng chỉ để chứng minh cho họ thấy rằng Pháp Luân Công đã được đăng ký là một tổ chức hợp pháp. Sư phụ cũng đã trả lời phỏng vấn với một vài tờ báo địa phương.

Sư phụ cũng nói với mọi người nên tập trung chú ý khi nghe giảng, nhưng vài học viên vẫn lén chụp ảnh Sư phụ bất chấp việc Sư phụ đã cảnh báo rằng các máy ảnh sẽ không làm việc. Vài người không tin, nhưng sau đó họ đã phát hiện ra rằng không có hình ảnh nào xuất hiện trên phim cả.

Một buổi sáng, Sư phụ đã cùng với vài học viên đi thăm khu di tích lịch sử Hồng Sơn. Ngài nói với các học viên rằng khu di tích đó là những gì còn sót lại của một xã hội mẫu hệ có niên đại từ 5.000 đến 7.000 năm trước. Ngài vẽ bức tranh một nữ thần với cây gậy trên mặt đất, và mô tả quần áo của người thời đó và vị trí địa lý của khu vực. Kiến thức uyên bác của Sư phụ về khu vực đó đã khiến mọi người ngạc nhiên.

Sư phụ cũng nói với các học viên rằng có một người tu luyện ở trong những ngọn núi bao quanh Lăng Nguyên, và ông ấy đã tu luyện được hơn 3.000 năm rồi. Các học viên rất ngạc nhiên khi nghe thấy điều đó, bởi nó phù hợp với một truyền thuyết của người dân địa phương được lưu truyền qua các thế hệ ở Lăng Nguyên.

Trong suốt khóa giảng Pháp bảy ngày đó, nhiều học viên đã trải nghiệm được sự hồi phục sức khỏe thần kỳ, bao gồm một người phụ nữ bị ung thư vú giai đoạn hai, một người đàn ông có đôi chân bị thương trong một vụ tai nạn xe đạp, người phụ nữ phải nằm liệt giường trong nhiều năm, một sinh viên bị giãn phế quản, và một người phụ nữ bị liệt nửa người.

Sư phụ trong mắt các học viên

Trong mắt các học viên, Sư phụ vừa từ bi vĩ đại, vừa bình dị dễ gần. Mọi suy nghĩ và hành động của Sư phụ đều vì người khác và đã trở thành tấm gương để cho các học viên noi theo.

Trong suốt thời gian ở Lăng Nguyên, Sư phụ luôn khước từ lời đề nghị của Công Đoàn trợ cấp việc ăn ở khách sạn. Ngài cũng tự trả tiền khách sạn và tiền ăn uống như bao người tham dự khác.

Một học viên hồi tưởng lại: “Tôi yêu cầu đầu bếp của quán làm vài món chay cho Sư phụ. Khi Sư phụ nhìn thấy các món ăn, Ngài nói với các học viên không nên làm món gì đặc biệt cho mình vì Ngài cũng ăn uống bình thường như những người khác.”

Sư phụ cũng muốn chắc rằng Công Đoàn đã thu đủ tiền học phí. Vào thời điểm đó, học phí khóa giảng Pháp của Sư phụ là thấp nhất so với các lớp khí công khác ở trong nước, và với những người gặp khó khăn về tài chính thì học phí được giảm hơn một nửa.

Để phù hợp với lịch làm việc của các học viên, Sư phụ đã chuyển các buổi giảng vào cuối tuần và vào buổi chiều của các ngày trong tuần. Hơn nữa, Ngài còn rút bớt thời lượng của khóa giảng Pháp đi một ngày để giảm bớt gánh nặng tài chính cho những học viên ở xa đến. Vào ngày cuối cùng, Sư phụ đã giảng hai bài Pháp thay vì một bài như thường lệ.

Khi kết thúc khóa giảng Pháp, Sư phụ đã viết bài thơ “Viên Minh” tặng các học viên.

Tâm hoài Chân Thiện Nhẫn

Tu kỷ lợi dữ dân

Đại Pháp bất ly tâm

Tha niên định siêu nhân

Tạm dịch:

Tâm mang Chân Thiện Nhẫn

Tự tu và lợi dân

Đại Pháp chẳng rời tâm

Năm ấy định siêu nhân.

Những bài viết liên quan

https://www.minghui.org/mh/articles/2015/7/28/313150.html

https://www.minghui.org/mh/articles/2015/7/29/313199.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/7/30/313201.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/8/11/152023.html

Đăng ngày 15-09-2015. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share