[MINH HUỆ 10-05-2015] Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) được Ông Lý Hồng Chí giới thiệu ra công chúng vào ngày 13 tháng 5 năm 1992 tại thành phố Trường Xuân. Ông Lý Hồng Chí đã tổ chức nhiều khóa giảng về các nguyên lý của Đại Pháp và dạy các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp trên khắp Trung Quốc, trong đó có tỉnh Quảng Đông nằm ở phía nam Trung Quốc.

Từ tháng 5 năm 1992 tới tháng 12 năm 1994, ông Lý Hồng Chí đã tổ chức 54 khóa giảng 10 ngày tại Trung Quốc. Trong số đó, Bắc Kinh tổ chức 13 khóa giảng, Trường Xuân bảy khóa giảng, Vũ Hán và Quảng Châu mỗi nơi năm khóa giảng.

Khoảng 100.000 người đã tham dự các buổi thuyết giảng của Ông Lý Hồng Chí trong suốt giai đoạn này. Theo các tài liệu nội bộ của Bộ Công an, đến cuối năm 1998, có khoảng 70 triệu người đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc và cho đến ngày 15 tháng 4 năm 1999 đã có khoảng 100 triệu học viên [tu luyện Pháp Luân Đại Pháp].

1. Các buổi thuyết giảng tại Quảng Châu

Ông Lý Hồng Chí đã tổ chức năm buổi thuyết giảng tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông trong giai đoạn từ ngày 13 tháng 4 năm 1993 tới ngày 21 tháng 10 năm 1994. Trường Khí công Bảo Lâm là một cơ quan thuộc Hiệp hội khí công tỉnh Quảng Đông đã tổ chức năm khóa giảng, trong đó khóa giảng đầu tiên diễn ra tại Nhà máy Cao su Quảng Châu từ ngày 13 tháng 4 tới ngày 22 tháng 4 năm 1993. Khoảng 200 người đã giảng dự các buổi thuyết giảng.

Khóa giảng thứ hai được tổ chức tại giảng đường của Liên đoàn Lao động Trung ương tỉnh với sự tham dự của hơn 700 người.

Khóa hội thảo thứ năm do Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học về thân thể người Quảng Châu tổ chức và diễn ra tại Nhà thi đấu Quảng Châu từ ngày 21 tháng 12 tới ngày 29 tháng 12 năm 1994. Khoảng 6.000 người đã tham dự.

Một sinh viên tham dự một trong các khóa giảng tại Quảng Châu hồi tưởng lại trải nghiệm của mình trong khoảng thời gian này: “Trong lúc nghỉ giải lao, Sư phụ [Ngài Lý Hồng Chí, người mà các học viên gọi là Sư phụ] nói chuyện với những người tham dự gần sân khấu. Đây là lần đầu tiên tôi được nhìn gần Sư phụ. Tôi rất ngạc nhiên vì Sư phụ trông rất rạng rỡ, trẻ trung và cao lớn. Sư phụ rất hòa ái và niềm nở, Ngài đã trả lời mọi câu hỏi mà chúng tôi đặt ra.“

“Sư phụ ở trong một khách sạn nhỏ và chủ yếu ăn mì ăn liền. Sư phụ ăn mặc sạch sẽ gọn gàng, nhưng quần áo không đắt tiền. Khi thấy tôi ăn mặc trang trọng, Ngài đã khen tôi và nhắc nhở chúng tôi phải chú ý tới hình ảnh của mình.”

“Sau khóa giảng chín ngày, tôi đã hoàn toàn thay đổi. Các căn bệnh của tôi biến mất và tôi không còn bị mất ngủ nữa. Cơ thể tôi nhẹ nhàng và tôi không cần phải dùng thuốc nữa. Điều quan trọng nhất là tôi đã hiểu được mình đang tìm kiếm điều gì – một môn tu luyện giúp tôi trở thành một người tốt thực sự đúng như tâm nguyện của mình.“

“Pháp Luân Đại Pháp đã nhanh chóng hồng truyền tại Quảng Châu. Nhiều người bắt đầu tu luyện và nhận ra sức khỏe của họ được cải thiện. Ngay cả những người bị các bệnh nặng cũng nói rằng các triệu chứng bệnh của họ đã biến mất và sức khỏe của họ được cải thiện. Họ không chỉ nói tới những cải thiện về mặt sức khỏe, mà còn đề cập nhiều đến việc trở thành những người thăng hoa về đạo đức, được biết đến thông qua các việc thiện của họ. Họ làm việc chăm chỉ, không cạnh tranh với nhau và biết buông bỏ những lợi ích cá nhân.”

2. Nhiều học viên có những câu chuyện kỳ diệu

Tiến sĩ Cao Đại Duy, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Thực phẩm và Công nghiệp nhẹ tại Đại học Công nghệ Hoa Nam, là giáo sư trẻ nhất tại đại học này. Dù tuổi còn trẻ, nhưng anh đã giành được rất nhiều giải thưởng về nghiên cứu.

Tiến sĩ Cao được sinh ra tại một ngôi làng xa xôi hẻo lánh thuộc tỉnh Quý Châu, vì gia đình nghèo nên chỉ học hết trung học cơ sở. Cách mạng Văn hóa cũng đã khiến gia đình anh kiệt quệ. Nhưng vào năm 1977 khi anh 23 tuổi, anh đã được cử đi học đại học. Anh đã mất sáu tháng để học xong trung học, mất ba năm để hoàn thành bằng cử nhân và sau đó học xong thạc sĩ và tiến sĩ.

Anh được mời về công tác tại trường đại học, anh rất xuất sắc trong các nghiên cứu của mình và đã giành được các giải thưởng nghiên cứu cấp nhà nước. Ở tuổi 37, anh trở thành giáo sư trẻ nhất tại Đại học Hoa Nam.

Tuy nhiên, trong thời gian này sức khỏe của Tiến sĩ Cao xấu đi và anh bị chẩn đoán mắc nhiều bệnh.

Tháng 8 năm 1994, một người bạn giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho anh. Anh đã tham dự những khóa giảng cuối cùng của Sư phụ Lý Hồng Chí tại Quảng Châu. Trong ba ngày đầu tiên, sau khi nghe Sư phụ Lý Hồng Chí giảng Pháp chưa đến nửa tiếng đồng hồ, anh nhận thấy một vũng nước quanh chân của mình trong khi đế giày của anh vẫn khô. Tình huống tương tự vẫn xảy ra khi anh đổi chỗ.

Ba tháng sau khi tham dự khóa giảng, sức khỏe của Tiến sĩ Cao đã được cải thiện. Các bác sĩ đã ngạc nhiên trước thay đổi của anh và nói rằng nội tạng của anh rất khỏe mạnh.

Tiến sĩ Cao nói: “Tôi cơ bản không phải là người duy nhất thay đổi. Nhiều học viên tại Trung Quốc có những cải biến về mặt sức khỏe tương tự có thể chứng thực cho điều này. Hầu như mỗi học viên đều có một câu chuyện kỳ diệu để kể.”

Thường có nhiều mâu thuẫn giữa các giảng viên trong viện của Tiến sĩ Cao. Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, anh đưa các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Đại Pháp vào thực hành, việc đó đã giúp anh trở nên bình tĩnh và thận trọng. Xung đột giữa các giảng viên giảm đi. Sau đó, các giảng viên bắt đầu tự nguyện hợp tác với nhau hơn và họ đã giành được danh hiệu “Đơn vị kiểu mẫu tỉnh Quảng Đông.”

Tiến sĩ Cao yêu cầu các giáo sư và sinh viên trong viện của mình cố gắng hết sức khi đến thời điểm xin kinh phí nghiên cứu và xét danh hiệu. Anh nhắc mọi người giữ bình tĩnh và sẵn sàng chấp nhận những gì xảy đến. Bằng cách này, số người được đề bạt lên các chức danh cao hơn và tỉ lệ phần trăm trong kinh phí nhận được dành cho viện của anh đã đứng đầu trường đại học.

3. Giới thiệu sách Đại Pháp cho Chủ tịch Hồ Cẩm Đào

Ông Trương Mạnh Nghiệp tốt nghiệp Khoa Kỹ thuật Thủy lợi thuộc Đại học Thanh Hoa vào đầu những năm 1960. Sau đó, ông trở thành giảng viên lâu năm tại Trường Điện lực Quảng Đông. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, ông đã phục hồi từ căn bệnh xơ gan giai đoạn cuối.

Ông Trương nói: “Tôi bị chẩn đoán mắc bệnh viêm gan cấp tính vào năm 1979, đầu tiên biến chứng thành viêm gan mãn tính và sau đó phát triển thành xơ gan giai đoạn cuối. Tôi đã tốn nhiều tiền để chữa trị bằng Trung y và Tây y, cũng như khí công – một phương pháp chữa trị của người Trung Quốc cổ xưa, nhưng không thu được kết quả khả quan. Đến năm 1994, tôi đã ở trong tình trạng nguy kịch.”

Một chuyên gia nổi tiếng về gan từ Bệnh viện Liên kết số 3 thuộc Đại học Y Trung Sơn nói rằng tình trạng của ông là vô phương cứu chữa.

Năm 1994, khi đang trong tuyệt vọng, ông Trương đã được giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi tu luyện Đại Pháp được tám tháng, ông không còn cảm thấy bị bệnh nữa.

Khi ông Trương tham dự một buổi họp lớp cùng những bạn học cũ vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, ông đã chia sẻ những trải nghiệm trong tu luyện của mình với các bạn cùng lớp, trong đó bao gồm cả nguyên Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào. Trong khi chia sẻ, ông đã nhận được một tràng pháo tay lớn.

Sau đó ông đã đến Trung Nam Hải, khu phức hợp của chính quyền trung ương, và lấy danh nghĩa cá nhân giới thiệu các sách của Pháp Luân Đại Pháp cho Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cùng vợ của ông vào ngày 25 tháng 4 năm 1999.

(Còn tiếp)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/5/10/272831.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/5/28/150792.html

Đăng ngày 06-07-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share