[MINH HUỆ 07-03-2015] Sư phụ Lý Hồng Chí đã tổ chức khóa giảng bốn ngày tại Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam, từ ngày 15 đến ngày 19 tháng 07 năm 1994. Sư phụ đã giảng Pháp nhưng không dạy các động tác. Hầu hết các học viên là người địa phương từ mọi tầng lớp trong xã hội.

Khóa giảng được tổ chức ngay trước khóa giảng thứ tư tại Quảng Châu. Vì lịch trình eo hẹp, Sư phụ đã phải làm việc vất vả để hoàn thành tất cả các bài giảng trong vòng bốn ngày. Mặc dù rất bận rộn, Sư phụ vẫn chăm lo cho tất cả các học viên và nhờ Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh gửi một lô sách Pháp Luân Công tiếng Trung đến cho các học viên ở Sâm Châu. Ngài còn chụp hình chung với các học viên và ghé thăm đồi Tô Tiên cùng với một số người chúng tôi để thăm quan phong cảnh ở Sâm Châu.

Bài trừ can nhiễu

Khóa giảng tại Sâm Châu đã gặp phải một vài can nhiễu. Ban tổ chức đã không làm tốt việc sắp xếp mọi thứ, đặc biệt là chỗ ngồi. Một vài người còn khiêng cả bệnh nhân trên cán đến thính phòng.

Chúng tôi có thể nghe thấy tiếng máy khoan liên tục can nhiễu vào bài giảng. Tầm 4 giờ chiều chủ nhật, gió đột nhiên nổi lên cùng sấm chớp bên ngoài giảng đường. Sư phụ Lý Hồng Chí đang giảng bài, còn trời thì gió dữ dội gây mất tập trung. Nhiều người quay ra nhìn bên ngoài. Sư phụ bảo: “Đừng nhìn ra ngoài. Hãy lắng nghe tôi giảng.”

Bỗng nhiên tất cả bóng đèn bị tắt, nhưng sáng trở lại ngay sau đó. Sư phụ nói với một học viên gần đấy là đèn sẽ lại tắt. Đèn đã thật sự tắt đi nhưng sáng lại ngay lập tức.

Vài người chúng tôi đã tìm Sư phụ để mời Ngài đi ăn tối. Chúng tôi thấy Ngài đang đứng nhắm mắt im lặng trong sân bên ngoài phòng ăn. Một học viên gọi mời Ngài, nhưng Sư phụ không trả lời. Sau đó Sư phụ cùng chúng tôi ăn tối. Ngài nói rằng Ngài đã giải quyết sự can nhiễu vào bài giảng buổi chiều.

“Khi tôi đến thế gian, họ không biết tôi là ai. Tô Tiên cũng là một vị thần, nhưng ông ấy vẫn còn tâm đố kỵ mạnh mẽ. Ông ấy đã biến thành hai con rồng đến can nhiễu bài giảng của tôi. Thần Sấm thì không biết lai lịch của tôi. Nếu không, ông ấy đã không dám làm điều đó đối với tôi,” Sư phụ đã nói với một vài người trong chúng tôi khi đi dạo sau bữa ăn. Chúng tôi bắt đầu hiểu được mức độ can nhiễu trong bài giảng lúc chiều.

Chuyến du lịch ở đồi Tô Tiên

Một hôm, bài giảng được lên lịch sẽ tổ chức vào buổi tối. Một học viên đã đề nghị Sư phụ rằng: “Đồi Tô Tiên là một địa danh lịch sử nổi tiếng ở gần đây. Chúng ta có thể đi đến đó và làm một chuyến du ngoạn không ạ?” Sư phụ đồng ý. Một số người chúng tôi đã đi cùng Sư phụ đến thăm đồi Tô Tiên.

Thậm chí ngay từ thời nhà Đường, đồi Tô Tiên đã được biết đến là “Thiên hạ đệ thập bát phúc địa“ (18 địa danh phúc lành trong thiên hạ). Có ba địa điểm hấp dẫn chính ở đó. Một là phi tiên thạch, nơi mà trong truyền thuyết Tô Tiên đã bạch nhật phi thăng và trở thành một vị thần. Hai là một ngôi chùa trên núi. Ba là một địa điểm gần một vách đá, nơi đó ngắm thung lũng rất đẹp. Người dân địa phương gọi đó là “lộc hồi đầu” (hươu quay đầu) cảnh điểm.

Chúng tôi đã chụp ảnh cùng với Sư phụ ở trước phi tiên thạch. Một học viên cố gắng chụp ảnh bằng máy của mình, nhưng không thể làm được. Sau đó anh dùng máy ảnh của Sư phụ để chụp, nhưng nó đã tắt ngay sau khi anh ấy chụp được hai tấm. Sau đó anh ấy không thể nào tìm ra được vấn đề và cố gắng sửa máy ảnh. Sư phụ đến lấy máy ảnh lại và bảo rằng: “Đừng chụp ảnh nữa. Ông ấy là một vị thần nhưng vẫn còn tâm đố kỵ mạnh mẽ.” Sư phụ nói về Tô Tiên của đồi Tô Tiên.

Tôi thấy Sư phụ chỉ vào móng vuốt của một con sư tử đá trước cửa ra vào khi chúng tôi tiến vào ngôi đền. Có một nhà sư trẻ tuổi ngồi bên trong ngôi đền. Chúng tôi thấy một biểu ngữ “Pháp Luân Thường Chuyển” trên bức tượng Phật. Có một cái bảng với dòng chữ “hữu cầu tất ứng” trên cái bục trước bức tượng.

Chúng tôi đã đi đến một căn phòng dành cho thiền định khi chúng tôi bắt đầu khám phá ngôi đền. Có một vài nhà sư đang ngồi trên sàn tụng kinh Phật.

Sư phụ hỏi chúng tôi rằng: “Mọi người có biết vị tu sĩ nào tu luyện tinh tấn nhất không?” Chúng tôi cẩn trọng nhìn những người tập trung tụng kinh và chọn một vị cao tuổi. Sư phụ Lý bảo rằng không phải. Sau đó chúng tôi chỉ vào một người khác đang chăm chú tụng kinh, nhưng chúng tôi lại sai. Chúng tôi chỉ tiếp đến một thầy tu khác nhưng vẫn không thể chỉ được người tu luyện tinh tấn nhất. Khi Sư phụ thấy chúng tôi không thể biết được người nào tinh tấn nhất, Ngài chỉ vào một thầy tu đang nhìn xung quanh và nháy mắt thay vì đọc sách một cách chăm chú rồi nói: “Đó là người tinh tấn nhất”. Không một ai trong số chúng tôi hiểu nổi tại sao và rời khỏi ngôi đền.

Một thầy tu chạy theo sau chúng tôi và trò chuyện với Sư phụ. Chúng tôi nhận ra anh ấy chính là vị tu sĩ mà Sư phụ nói là người tinh tấn nhất. Sư phụ bảo chúng tôi đi trước. Ngài đã trò chuyện riêng cùng với vị tu sĩ đó trong 15 phút.

Chúng tôi theo Sư phụ lên đồi sau khi tham quan ngôi đền. Ngài dừng lại khi hầu hết chúng tôi đã ở đỉnh đồi. Ngài chỉ vào một ngôi nhà nhỏ trên đồi đối diện phía chúng tôi và nói: “Tại sao không thấy tòa nhà bên cạnh ngôi nhà kia nhỉ?” Một học viên địa phương nói: “Nó đã bị dở bỏ rồi ạ.” Sư phụ nói rằng nó được xây dựng vào thời nhà Đường. Ngài cũng kể cho chúng tôi nghe rằng Ngài đã chuyển sinh ba lần ở Sâm Châu trong suốt chiều dài lịch sử.

Nơi hấp dẫn thứ ba là một quang cảnh giữa lưng chừng núi. Sư phụ đi lên trước và nhìn qua nơi đó. Sau đó Ngài quay trở lại và bảo chúng tôi rời đi sớm và chúng tôi đã làm như vậy. Một học viên kể lại rằng có một lực đẩy chúng tôi xuống khi chúng tôi đi ngang qua đó.

Sư phụ Lý Hồng Chí đã đến Quảng Châu để dạy khóa giảng thứ tư sau khi hoàn tất khóa giảng bốn ngày tại Sâm Châu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/3/7/305522.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/3/21/149417.html

Đăng ngày 21-05-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share