[MINH HUỆ 14-05-2015] (Tiếp theo Phần 2)

Ngày 23 tháng 5 năm 1992, nhà sáng lập Pháp Luân Đại pháp, Ông Lý Hồng Chí, người mà các học viên gọi là Sư phụ, đã lần đầu tiên giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp ra trước công chúng. Ông đã tổ chức các khóa thuyết giảng khắp Trung Quốc, trong đó có tỉnh Quảng Đông. Những người tham dự các buổi thuyết giảng đã có những cải biến căn bản về tâm tính và sức khỏe sau khi tham dự các buổi thuyết giảng và tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Nhiều phương tiện truyền thông đã đưa tin chính diện về môn tu luyện trong suốt khoảng thời gian này, ca ngợi về những lợi ích của việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tới các đọc giả. Họ khẳng định chắc chắn rằng môn tu luyện được dạy miễn phí.

7. Khảo sát toàn diện

Trung tâm phụ đạo Pháp Luân Đại Pháp tỉnh Quảng Đông và Tổng cục Thể thao Quốc gia đã mời các chuyên gia khảo sát làm một cuộc khảo sát mẫu đối với 10.000 học viên tại tỉnh Quảng Đông vào năm 1998.

Giáo sư Hồ Minh Khâm từ Khoa Bệnh lý thuộc Đại học Quân y số 1 phụ trách một đội gồm bảy thành viên. Ngày 1 tháng 9 năm 1998, đội khảo sát đã đăng một “Báo cáo điều tra về tình trạng sức khỏe và tinh thần của các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại một số khu vực thuộc tỉnh Quảng Đông”. Trong số 12.533 học viên được điều tra, 97% có những cải thiện về mặt sức khỏe.

Sau đó, vào tháng 11 năm 1998, giáo sư Hồ cùng đội khảo sát của mình đã xuất bản một báo cáo mang tên “Những câu chuyện về cải thiện sức khỏe và tinh thần của các học viên Pháp Luân Đại Pháp từ các trường đại học tại Quảng Đông”. Tháng 12 năm 1998, một báo cáo khác cũng được xuất bản với tiêu đề “Những câu chuyện về cải thiện sức khỏe và tinh thần của các học viên trong hệ thống quân sự và chính trị tại tỉnh Quảng Đông”.

Cuộc điều tra này kết luận rằng các học viên mắc những căn bệnh giai đoạn cuối đã trở nên khỏe mạnh và việc tu luyện Đại Pháp có thể đề cao đạo đức của mọi người. Nhìn chung, họ thấy rằng môn tu luyện mang lại lợi ích rộng rãi cho xã hội trên tất cả các lĩnh vực.

8. Giảm tệ nạn một cách tự nhiên

Ủy ban Nông nghiệp thành phố Hà Nguyên đã trồng hơn 160 mẫu cây ăn quả tại làng Lô Phòng, thị trấn Lâm Giang, thành phố Hà Nguyên, tỉnh Quảng Đông. Vào mỗi mùa thu hoạch, hầu như mọi hộ gia đình trong làng đều ăn trộm hoa quả trong vườn và bán chúng tại chợ. Để ngăn chặn việc ăn trộm hoa quả, các viên chức thường rong những tên trộm dọc đường để bêu xấu khắp làng, nhưng cách bêu xấu này không ngăn được những tên trộm.

Khi Pháp Luân Đại Pháp được truyền tới ngôi làng nhỏ 300 người này vào năm 1998, khoảng 80 người đã bước vào tu luyện và họ không còn đi ăn cắp nữa. Họ cũng tạo ảnh hưởng tới những người khác, dẫn đến việc người dân làng không ăn cắp hoa quả từ vườn cây nữa. Một Pháp hội Chia sẻ Kinh nghiệm Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được tổ chức tại Quảng Châu và các học viên tại làng Lô Phòng đã lấy câu chuyện này để chứng thực những lợi ích của Pháp Luân Đại Pháp.

229aba98ce89a7cbca2a9c96514ef18e.jpg

Các học viên làng Lô Phòng đang luyện công

Thay đổi tại làng Lô Phòng là một ví dụ điển hình của việc Pháp Luân Đại Pháp đã mang lại lợi ích nhiều mặt cho xã hội Trung Quốc như thế nào. Làng Lô Phòng là một minh chứng về việc Đại Pháp yêu cầu các học viên đề cao đạo đức của mình như thế nào thông qua việc chiểu theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

9. Ngày càng có nhiều người bắt đầu tu luyện

Hơn 600 giảng viên và sinh viên trong khoa do Tiến sĩ Cao Đại Du đứng đầu tại Đại học Công nghệ Hoa Nam đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Các học viên này làm việc chăm chỉ và tu luyện tâm tính của mình, sức khỏe của họ được cải thiện, do đó đã tiết kiệm được chi phí đáng kể về y tế cho trường đại học.

Khoa của Tiến sĩ Cao đã đạt được các thành tựu nghiên cứu khoa học xuất sắc nhờ sự điều phối và hợp tác giữa các nhóm nghiên cứu. Họ đã giành được giải thưởng duy nhất được trao cho các tổ chức giáo dục bậc cao tại tỉnh Quảng Đông vào năm 1999.

Lý Quốc Thắng, một học viên từ Thị trấn Mệ Hoa, thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, từng sử dụng ma túy, thân thể suy nhược. Anh đã bỏ ma túy không lâu sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và sức khỏe của anh đã được cải thiện. Anh đã chia sẻ thể hội của mình tại Pháp hội Chia sẻ Kinh nghiệm Tu luyện thành phố Mậu Danh và thành phố Quảng Châu. Câu chuyện của anh đã được đăng trên một tờ báo.

Năm 1996, Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu tại Triều Châu và nhiều người đã đến học Đại Pháp. Đến năm 1999, đã có hơn 2.000 học viên tại thành phố Triều Châu (bao gồm quận Nhiêu Bình và quận Triều An).

Đến năm 1999, có 200.000 học viên tại Quảng Đông. Họ biết hy sinh, không ích kỷ, tốt bụng, lương thiện và có đóng góp trong việc đề cao đạo đức xã hội.

10. Chính quyền tỉnh Quảng Đông ủng hộ Đại Pháp

Trước khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, chính quyền tỉnh Quảng Đông đã ủng hộ môn tu luyện. Ngày 5 tháng 6 năm 1996, Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Quảng Đông đã phê duyệt đề xuất thành lập “Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp” như một cơ quan của Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí Công Quảng Đông. Qua đó, Pháp Luân Đại Pháp đã trở thành một thành viên của Hiệp hội Khí công Tỉnh.

Ngày 13 tháng 4 năm 1996, các học viên Quảng Châu đã tổ chức Pháp hội giao lưu tâm đắc thể hội thành phố Quảng Châu lần đầu tiên. Các đại diện từ Hiệp hội Khoa học Nhân thể và Hiệp hội Khí công của tỉnh đã tham dự Pháp hội.

Ngày 17 tháng 1 năm 1998, các học viên tại Quảng Đông đã tổ chức Pháp hội của thành phố tại Sân vận động Thiên Hà ở Quảng Châu. Khoảng 10.000 học viên, bao gồm cả các học viên từ Hồng Kông và Ma Cao, đã tham dự Pháp hội. Bí thư và phó bí thư Hiệp hội Khoa học Khí công Tỉnh cũng đã tham dự và phát biểu tại Pháp hội.

11. Những dấu hiệu cho thấy cuộc đàn áp sắp diễn ra

La Cán, cựu bộ trưởng Bộ Công an và bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật, đã gửi mật lệnh cho công an trên toàn quốc yêu cầu điều tra Pháp Luân Đại Pháp và can nhiễu các hoạt động của Pháp Luân Đại Pháp.

Ngày 1 tháng 1 năm 1996, công an đã can nhiễu tại Pháp hội giao lưu tâm đắc thể hội Quảng Đông lần thứ nhất, được tổ chức tại Cung Văn hóa Đường sắt. Sau đó, Pháp hội thứ hai được tổ chức tại Khách sạn Châu Giang cũng phải hủy bỏ.

Triển lãm Ảnh – Mỹ thuật – Đồ thủ công mỹ nghệ, nhân dịp kỷ niệm lần thứ ba Sư phụ Lý Hồng Chí truyền giảng Pháp Luân Đại Pháp tại Quảng Đông, được tổ chức tại hội trường lớn của Tổng công ty đường sắt vào ngày 15 tháng 4 năm 1996. Sự kiện đã tạm ngừng sau ngày đầu tiên vì bị công an can nhiễu.

Cục Tuyên truyền của ĐCSTQ bắt đầu ngấm ngầm bức hại Đại Pháp. Việc xuất bản Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, đã bị cấm. Các bài viết phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp được đăng lên các báo và tạp chí.

Năm 1998, tờ Nhật báo Đặc khu Thâm Quyến và tờ Tin tức Nông thôn Nam Phương đã đăng tải các bài báo phỉ báng Đại Pháp, mặc dù hai báo đã xin lỗi sau khi biết chân tướng về Đại Pháp.

Một vài quan chức trong các cơ quan chính quyền tỉnh Quảng Đông phản đối chính quyền trung ương công kích Đại Pháp. Cơ quan tuyên truyền tỉnh Quảng Đông, trong “Trả lời cho Đề xuất Số 405 tại Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc tỉnh Quảng Đông” phát biểu: “Chúng tôi đã tổ chức một cuộc họp đối với vấn đề công kích Pháp Luân Đại Pháp như đã đề cập đến trong đề xuất. Chúng tôi yêu cầu giới truyền thông trong tỉnh dừng đăng tải các tin tức tương tự. Chúng tôi nhấn mạnh một lần nữa rằng các nguyên tắc ‘không công khai, không chỉ trích và không tranh luận’ đối với khoa học khí công và nhân thể phải được tuân thủ nghiêm ngặt.”

Bị chính quyền địa phương xúi giục, công an đã gia tăng can nhiễu các hoạt động của Pháp Luân Đại Pháp. Tỉnh Quảng Đông cũng không ngoại lệ.

Sau cuộc điều tra kỹ lưỡng về Pháp Luân Đại Pháp vào cuối năm 1998, Ủy ban Thể thao tỉnh Quảng Đông đã phê duyệt một yêu cầu của Trung tâm phụ đạo Pháp Luân Đại Pháp Quảng Châu để tổ chức Pháp hội giao lưu tâm đắc thể hội tại Sân vận động Thiên Hà.

Một ngày trước Pháp hội, công an Quảng Châu đã đe dọa các nhân viên tại Ủy ban Thể thao và nhân viên tại sân vân động, tìm cách buộc Pháp hội phải hủy bỏ. Họ cũng thông báo cho các học viên rằng Pháp hội sẽ bị hủy bỏ.

Cuối cùng, Pháp hội đã được tổ chức nhưng chia làm hai địa điểm – Sân vận động Quân khu Quảng Châu và Sân vận động tại Đại học Kỵ Nam. Mỗi Pháp hội đã có 3.000 học viên tham dự.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp và ngăn cản việc truyền rộng môn tu luyện tại Quảng Đông.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/5/14/309014.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/5/31/150845.html

Đăng ngày 08-07-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share