[MINH HUỆ 23-6-2015] Từ ngày 24 tháng 5 đến ngày 9 tháng 7 năm 2015, có tổng cộng 403 học viên Pháp Luân Công ở Nam Xương, tỉnh Giang Tây, đã đệ đơn khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân, theo các báo do Minh Huệ Net tổng hợp.

Các học viên cáo buộc cựu độc tài Trung Quốc đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công tàn bạo và yêu cầu ông ta phải chịu trách nhiệm cho những đau khổ to lớn mà họ phải gánh chịu bởi chiến dịch của ông ta. Các đơn kiện hình sự đã được gửi tới Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Nhiều học viên đã thuật lại việc Pháp Luân Công đã giúp họ phục hồi sức khỏe và mang đến cho họ một cái nhìn mới mẻ về cuộc sống. Ước mơ của họ là có một cuộc sống mạnh khỏe và hạnh phúc hơn, tuy nhiên, nó đã tan vỡ khi Giang Trạch Dân phát động chiến dịch xóa bỏ môn tu luyện vào năm 1999.

Chỉ đơn giản bởi họ từ chối từ bỏ đức tin của mình, mà họ đã bị bắt, giam giữ, tra tấn, và nhà cửa của họ bị lục soát, đồ đạc cá nhân bị thu giữ. Nhiều người cũng đã phải chứng kiến cảnh gia đình bị liên lụy bởi đức tin của họ, trong khi một số khác bị bắt phải trả những khoản tiền phạt khổng lồ.

Các học viên đã gửi đơn khởi kiện hình sự ở thành phố Nam Xương thuộc mọi thành phần xã hội. Số lượng các vụ kiện tăng lên từng ngày: 132 học viên đã gửi 123 đơn kiện chỉ trong vòng một tuần– từ ngày 10 đến ngày 16 tháng 7.

Tổng quan về những đơn kiện tiêu biểu ở Nam Xương, tỉnh Giang Tô

Bà Trần Hồng Mai, viên chức nhà nước

Bà Trần Hồng Mai, 46 tuổi, nguyên là viên chức nhà nước làm việc ở Cục Nông nghiệp thành phố Nam Xương, đã gửi đơn kiện hình sự Giang vào ngày 27 tháng 7 năm 2015.

Tháng 3 năm 2007, tám công an đã bắt giữ bà, bà bị còng tay vào tường và bị bắt phải ngồi trên một chiếc ghế dựa vào tường, với hai tay nắm lấy hai tai. Họ túm tóc và đập đầu bà vào tường. “Tôi đã bị choáng váng, và mắt tôi hoa lên,” bà trần thuật lại trong đơn kiện.

Bà đã bị kết án hai năm lao động cưỡng bức và bị giam giữ ở trong Trại Lao động cưỡng bức Nữ tỉnh Giang Tô.

Các lính canh đã dùng băng dính dán miệng bà lại, còng tay bà vào khung trên của một chiếc giường đôi, cấm bà ngủ, họ sẽ dùng kim đâm bà nếu bà nhắm mắt lại, đây là một trong nhiều phương thức tra tấn mà họ áp dụng với bà. Họ cũng bắt bà phải tham dự các phiên tẩy não.

Bà Ngô Xuân Linh

Bà Ngô Xuân Linh, 45 tuổi, người thị trấn Lý Độ, huyện Tiến Hiền, thành phố Nam Xương, đã lấy danh nghĩa cá nhân cũng như thay mặt cho người mẹ đã quá cố của mình đệ đơn kiện hình sự Giang vào ngày 30 tháng 6 năm 2015.

Bà Ngô đã bốn lần bị kết án lao động cưỡng bức với tổng thời gian thụ án 9 năm. Bà nói rằng bà đã bị tra tấn cả về thể chất lẫn tinh thần [tàn bạo] đến ngoài sức tưởng tượng.

Điều kiện sinh hoạt ở trong trại lao động vô cùng tồi tệ. Một phòng được chia làm ba gian, mỗi gian có hai chiếc giường đôi. Nó vô cùng chật chội, bởi các học viên phải ăn, đi vệ sinh vào một chiếc xô, và làm tất cả mọi thứ gói gọn trong khoảng không gian nhỏ hẹp này. Bà cũng từng bị giam trong xà lim.

Mẹ của bà Ngô cũng bị bắt vài lần, từng bị kết án lao động cưỡng bức, và đã qua đời do căng thẳng và sợ hãi. Bà của bà Ngô cũng qua đời khi bà Ngô và mẹ của mình bị giam giữ.

Bà Tạ Diễm Minh, kỹ sư web

Bà Tạ Diễm Minh, 34 tuổi, ba lần bị bắt giữ và bị đánh đập tàn bạo.

Bà bị bắt lần đầu tiên vào năm 2013. Công an mật đã còng tay bà trong khi thẩm vấn, đánh và đá bà một cách thô bạo, buộc xích sắt vào mắt cá chân bà, và điều tra bà.

Vụ bắt giữ lần hai xảy ra vào năm 2015. Công an đánh đập và đá bà, liên tục đập vào mặt bà. Bà bị còng tay ra phía sau lưng khi ở trong một chiếc xe công an và bị bắt phải quỳ xuống sàn xe trong khi bị đưa đến đồn công an.

Công an Vương Gia Hy đã túm tóc bà và chiếu đèn sáng vào mắt bà. Một công an khác đã dùng dùi cui điện sốc điện cánh tay của bà. Bà bị tra tấn cho đến đêm khuya.

Vương Gia Hy đã đánh bà bằng một chai nước trong khi bà đang ăn. Ông ta la mắng thuộc cấp vì đã cung cấp đồ ăn cho bà và quát: “Bà không được ăn! Tôi nhận lệnh Giang Trạch Dân phải bắt học viên các bà!”

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/7/25/313052.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/8/8/151966.html

Đăng ngày 30-08-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share