Bài viết của Hạ Diên Sơ, phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 29-07-2015] “Qua việc đệ đơn khởi tố Giang Trạch Dân ở Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công đã mang đến cho đất nước, những người lãnh đạo và toàn thể nhân dân Trung Quốc, một món quà – một cơ hội để đưa Trung Quốc trở lại thời kỳ huy hoàng và vị thế xứng đáng trên sân khấu của nhân loại,” tiến sỹ Terri Marsh, giám đốc điều hành của Tổ chức Luật Nhân quyền phát biểu.
Tiến sỹ Marsh cũng là vị luật sư đầu tiên đại diện cho học viên Pháp Luân Công khởi tố Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, kẻ đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999.
Tiến sỹ Terri Marsh, giám đốc điều hành Tổ chức Luật Nhân quyền
Theo quan điểm của tiến sỹ Marsh: “Để Trung Quốc có thể tìm lại sự huy hoàng, tôn nghiêm, vẻ vang trước đây, người dân cũng như các lãnh đạo Trung Quốc phải nhận thức được những tội ác đang hoành hành mà Giang Trạch Dân đã gây ra với Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
“Quá trình này có thể đã không cần tiến hành nếu cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã và đang không xảy ra. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi bắt kẻ chủ mưu phải chịu trách nhiệm chính cho những hành vi vô đạo đức này.
“Theo đó, Tổ chức Luật Nhân quyền kêu gọi những người Trung Quốc có lương tri hãy ủng hộ nỗ lực này. Bất cứ điều gì mà các bạn làm đều góp phần đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý và yêu cầu ông ta phải chịu trách nhiệm cho những tội ác của mình,” tiến sỹ Marsh nói.
“Chúng tôi kêu gọi những lãnh đạo chủ chốt trong các văn phòng công tố chính thức kết tội Giang Trạch Dân dựa trên những hành vi vi phạm luật pháp Trung Quốc cũng như luật pháp Quốc tế.” Tổ chức cũng kêu gọi những lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống tư pháp đưa Giang Trạch Dân ra xét xử ở tòa án theo luật Trung Quốc và kết án ông ta chiểu đúng theo các quy định của luật pháp Trung Quốc cũng như luật pháp Quốc tế.
Tòa án khẳng định vai trò chủ đạo của Giang trong việc phát động cuộc bức hại
Các chuyên gia pháp luật và tòa án trên toàn thế giới dường như đều đồng thuận rằng Giang là kẻ đã phát động và đóng vai trò lãnh đạo trong cuộc bức hại này.
Nhiều luật sư nhân quyền ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã đệ đơn khởi kiện hình sự và dân sự Giang Trạch Dân, bao gồm: Bỉ, Tây Ban Nha, Đài Loan, Đức, Hàn Quốc, Canada, Hy Lạp, Úc, New Zealand, Bô-li-vi-a, Chi-Lê, Hà Lan, Pê-ru, Nhật Bản, Thụy Điển, Argentina, và Hồng Kông. Các kiến nghị và khiếu kiện cũng được gửi tới Liên Hợp Quốc, các Tòa án Nhân quyền ở Châu Âu, và các Tòa án Hình sự Quốc tế.
Tiến sỹ Marsh giải thích: “Các tội ác của Giang Trạch Dân về căn bản là khác với mọi chủng loại tội ác của những người khác bởi mức độ của sự băng hoại. Thống khổ mà những tội ác này gây ra với những người tín ngưỡng Pháp Luân Công, những bằng hữu, đồng nghiệp và thân nhân của họ trên khắp Trung Quốc là không thể tính đếm.”
Bà nói thêm: “Ngoài việc sử dụng tràn lan việc ‘chuyển hóa’/ thực hành tra tấn, hãm hiếp, hiếp dâm, và các dạng thức ngược đãi giới tính khác thường xuyên được sử dụng để cưỡng bức nhận tội đối với các nữ học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, bao gồm cả phụ nữ lớn tuổi và các thiếu nữ đang ở tuổi xuân thì, còn tồn tại việc mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công một cách có hệ thống và rộng khắp.”
Ngày 11 tháng 6 năm 2003, 39 nghị sỹ của Quốc hội Hoa Kỳ đã trình một bản tóm tắt lên Tòa án Liên bang khu ở Illiois, kêu gọi tòa án tiến hành khởi tố Giang Trạch Dân. Nghị sỹ Tom Lantos, một trong những lãnh đạo của Đảng Dân chủ trong Ủy ban Đối ngoại, tác giả của bản tóm tắt, cùng 38 đồng nghiệp của ông đã thông qua.
Bản tóm tắt công bố rằng theo các nguồn tin đáng tin cậy như Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Quan sát Nhân quyền, và Báo cáo riêng của Bộ Ngoại giao về Nhân quyền đã ghi nhận các xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng và có hệ thống của chính quyền Giang đối với người dân Trung Quốc.
Theo tiến sỹ Marsh, Toà Phúc thẩm Seventh Circuit khẳng định những cáo buộc về việc nguyên đơn bị tra tấn và bị ngược đãi dưới bàn tay của Giang Trạch Dân, xác nhận rằng Giang Trạch Dân đã thiết lập “Nhóm Lãnh đạo” cùng Phòng 610 của nó để bức hại Pháp Luân Công (còn những sự việc khác nữa).
Tổng quát hơn nữa thì họ yêu cầu Giang Trạch Dân chịu trách nhiệm bởi “bắt giữ, tra tấn, ‘cải tạo,’ và giết hại hàng loạt” các nguyên đơn Pháp Luân Công.
Theo một quyết định chưa có tiền lệ khác, thẩm phán người Argentina ông Octavio Araoz de Lamadrid đã cho phép tiếp nhận các hồ sơ khởi kiện Giang Trạch Dân (và La Cán) của Pháp Luân Công ở Argentina, dù cho văn phòng công tố viên phản đối. Ý kiến pháp lý của vị thẩm phán này sẽ được nhớ tới bởi kiến thức và trí tuệ sâu rộng, lòng dũng cảm và tính toàn vẹn. Sau khi lấy lời khai từ những học viên Pháp Luân Công từ khắp nơi trên thế giới và một số chuyên gia, thẩm phán đã buộc tội Giang Trạch Dân bởi tra tấn và diệt chủng. Mặc dù gặp phải một số can nhiễu và trở ngại, nhưng việc khởi tố Giang vẫn đang tiếp diễn.
Tương tự như vậy, Hội đồng Israeli Rabbinical cũng nhận thấy rằng chính quyền của Giang phải chịu trách nhiệm bởi việc “mưu sát các học viên Pháp Luân Công vô tội.” Việc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc cũng có những điểm tương đồng với việc người Do Thái bị bức hại dưới bàn tay của Phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới II.
Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/7/29/313289.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/7/30/151804.html
Đăng ngày 14-08-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.