Bài viết của phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Cam Túc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-06-2015] Một trung sĩ công an gương mẫu từng giữ chức vụ cao cấp tại huyện Hội Ninh đã bị tra tấn trong Trại tạm giam và không được phép chọn luật sư đại diện cho mình.

Ngày 19 tháng 9 năm 2014, học viên Pháp Luân Công, ông Trần Trọng Hiên bị bắt giữ vì tu luyện Pháp Luân Công. Ông không được phép thuê luật sư bên ngoài thị trấn và bị kết án sáu năm tù vào ngày 6 tháng 02 năm 2015.

cfb1e2a39c5d1f3f5ef7d96f5b2dcbd1.jpg

Ông Trần Trọng Hiên

Ông Trần bị giam tại Nhà tù Đại Sa Bình ở Lan Châu, gia đình không được vào thăm.

Tra tấn là hợp pháp trong quá trình công an điều tra

“Tra tấn là bình thường và hợp pháp trong lúc công an điều tra một vụ án,” đó là lời của Cao Thừa Cúc, công tố viên trưởng quận Bạch Ngân, khi ông Trần nói về việc bị tra tấn trong lúc thẩm vấn.

Lính canh ở trại tạm giam Bạch Ngân đã đánh đập và ép ông Trần ngồi lên ghế nhỏ trong thời gian dài. Ngoài ra, họ còn áp dụng nhiều phương thức tra tấn trong lúc thẩm vấn để ép ông Trần nhận tội.

Tù nhân ở trong phòng của ông Trần còn được phép bắt nạt ông Trần. Họ giao cho ông một ca trực đêm (bốn tiếng đồng hồ), bắt ông phải lau sàn, quét dọn, rửa bát, dọn dẹp nhà vệ sinh và còn lăng mạ ông.

Hai tháng sau, họ chuyển ông đến một phòng giam khác, ở đó ca trực đêm của ông được kéo dài thêm hai tiếng.

Luật sư ở bên ngoài thị trấn bị cấm không cho biện hộ

Gia đình ông Trần đã thuê một luật sư ở Bắc Kinh. Vị luật sư đã đến trại tạm giam Bạch Ngân và yêu cầu được gặp thân chủ của mình.

Lãnh đạo trại tạm giam nói: “Uỷ ban Chính trị và Pháp luật đã ra chỉ thị về những luật sư ở bên ngoài địa phương không được gặp thân chủ của mình“.

Ông nói tiếp: “Luật sư ở địa phương cũng không thể gặp thân chủ trừ phi ông đó có giấy xác nhận từ phòng ban liên quan. Chỉ có luật sư do tòa án chỉ định mới được gặp thân chủ.”

Hội đồng luật thành phố Bạch Ngân đã liên hệ với ông chủ của vị luật sư và Cục Thi hành án Bắc Kinh, yêu cầu gạch tên vị luật sư ra khỏi hồ sơ của ông Trần.

Toà án chỉ định luật sư bào chữa thay mặt nhận tội

Ngày 21 tháng 01 năm 2015, Toà án quận Bạch Ngân đã bí mật đưa ông Trần ra xét xử mà không thông báo với gia đình.

Thẩm phán đã không cho phép luật sư ở Bắc Kinh bào chữa cho ông Trần và bắt luật sư do tòa án chỉ định Chu Triệu Quân thay mặt thân chủ nhận tội.

Toà án quận Bạch Ngân kết án ông Trần sáu năm tù vào ngày 6 tháng 02 năm 2015. Ông đã kháng cáo lên toà án cấp cao hơn, nhưng bị từ chối trả lời.

Ông bị đưa đến Nhà tù Đại Sa Bình ở thành phố Lan Châu vào ngày 7 tháng 4 năm 2015.

Bị bức hại từ năm 1999

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, ông Trần và nhiều học viên ở huyện Hội Ninh đã thỉnh nguyện ôn hòa để phản đối. Công an ở Phòng công an Lan Châu đã bắt giữ họ.

Trong cùng một đêm, công an đã lục soát nhà của ông, nhà của mẹ ông và nhà của em rể ông.

Cục trưởng kiêm phó cảnh sát trưởng Tống Đình đã ngược đãi ông Trần trong lần thẩm vấn vào ngày hôm sau. Ông cũng bị giam trong 15 ngày, và khi được thả, họ chuyển ông đến một vùng xa xôi để làm công việc ở cấp bậc thấp hơn.

Ông Trần, vợ ông là bà Hàn Tú Phương, cùng vài học viên khác bị bắt gặp và bị báo với công an ở thôn Trung Xuyên vào ngày 24 tháng 9 năm 2011.

Công an Lý Vĩnh Cương ở Đội An ninh Nội địa, Trương Tiểu Bình ở Phòng công an Hội Ninh, và các công an: Khang Thế Trung, Trương Hy Thông, Hà Vĩnh Thọ, Miêu Bằng được lệnh bắt giữ các học viên và đưa họ về Đồn công an Trung Xuyên.

Sau khi thẩm vấn, ông Trần đã chạy trốn. Tên của ông được liệt vào danh sách truy nã và ông phải sống lang bạt. Hai xe chở hơn 20 công an đã đến và lục soát nhà ông. Họ lấy đi các sách Pháp Luân Công, tài sản có giá trị, bao gồm một tủ lạnh và dây chuyền vàng của bà Trần.

Người nhà ông cũng bị bức hại, em gái ông là Trần Khiết, bị giam ở Nhà tù nữ Cam Túc. Một người em nữa là Trần Thục Nhàn, em gái Trần Thục Mai và em rể là Lưu Hải Học cũng thường xuyên bị công an giam cầm và sách nhiễu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/6/13/310826.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/6/26/151261.html

Đăng ngày 17-07-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share