Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 05-06-2015] Anh Vương Văn Xương cùng bốn học viên Pháp Luân Công khác ở tỉnh Hà Nam đã đệ đơn lên Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao để khởi kiện Giang Trạch Dân – cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 5 năm 2015.

Đơn kiện tố cáo Giang đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công và thao túng quyền lực nhà nước để bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Đơn kiện cũng cáo buộc Giang coi thường luật pháp và chà đạp quyền cơ bản của con người – quyền tự do tín ngưỡng.

Các học viên gửi đơn khởi kiện Giang là anh Vương Văn Xương, bà Dương Tú Anh, ông Trương Viễn Hằng, bà Cao Phượng Vũ, và bà Hàn Ái Ngọc.

Lời tự thuật của anh Vương Văn Xương

Bố mẹ tôi đã bị bức hại đến chết bởi họ cự tuyệt từ bỏ đức tin của mình vào Pháp Luân Công sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999. Hai vợ chồng tôi đã bị bắt giữ, kết án và bị tống vào các trại lao động cưỡng bức. Chúng tôi bị đưa đến một trung tâm tẩy não ngay sau khi được thả ra khỏi trại lao động cưỡng bức.

Tôi đã suýt chết vì môi trường tà ác và vì bị tra tấn trong trại lao động. Hai đứa con của tôi đã mất đi cơ hội được đến trường chỉ bởi tôi là một học viên Pháp Luân Công.

Tôi bị giam giữ tại Trại tạm giam thành phố Củng Nghĩa trong sáu tháng bởi bị bắt gặp đang đọc bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí. Sau đó, tôi bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức trong vòng một năm do tôi không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Dù ở trong trại lao động có bị tra tấn khủng khiếp đến thế nào đi chăng nữa, tôi cũng không từ bỏ đức tin của mình. Bởi vậy, sau khi mãn hạn tù, tôi đã bị chuyển đến Trại cai nghiện Củng Nghĩa, ở đó tôi đã bị huyết áp cao và đau tim.

Tôi lại bị đưa đến trại lao động cưỡng bức. Lần này họ dự tính giam giữ tôi hai năm, nhưng các nhà chức trách của trại lao động đã không muốn tiếp nhận tôi bởi tình trạng sức khỏe tồi tệ. Do đó, tôi đã bị đưa trở lại trại cai nghiện.

Tôi bị bất tỉnh và ngã ở trong trại cai nghiện. Bác sỹ đã tiêm cho tôi những loại thuốc không rõ nguồn gốc, chúng khiến tôi không thể ăn uống gì được. Tôi ở bên bờ vực của cái chết.

Nhân viên của Phòng 610 địa phương không muốn chịu bất cứ trách nhiệm nào cho cái chết đang gần kề của tôi, nên tôi đã được thả ra.

Sau khi trở về nhà, tôi bắt đầu luyện công [trở lại] và đã sớm phục hồi. Nhân viên của Phòng 610 thường xuyên sách nhiễu tôi. Để tránh bị bức hại thêm nữa, hai vợ chồng tôi đã rời khỏi nhà.

Ông Trương Viễn Hằng thuật lại những khổ nạn mà ông đã trải qua

Kể từ khi Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, tôi đã bị bắt giữ nhiều lần và ba lần bị kết án lên đến 10 năm tù giam.

Tôi bắt đầu đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 2000 nhưng đã bị bắt ngay trên đường đi tới đó. Tôi bị giam giữ tại trại tạm giam Củng Nghĩa trong gần bốn tháng.

Tháng 2 năm 2001, tôi lại bị bắt và đưa đến trung tâm tẩy não địa phương, họ giam giữ tôi ở đó trong hai tháng. Gia đình tôi đã bị cảnh sát tống tiền 4.000 nhân dân tệ.

Sau đó, tôi đã bị kết án một năm ở trong Trại lao động cưỡng bức Bạch Miếu ở thành phố Trịnh Châu. Bản án của tôi đã bị gia hạn thêm ba tháng bởi tôi đã từ chối từ bỏ đức tin của mình.

Khi thụ án xong, tôi bị đưa đến Trại cai nghiện Củng Nghĩa trong ba tháng. Sau đó, một lần nữa tôi lại bị kết án một năm tù trong trại lao động cưỡng bức.

Tôi bị tra tấn tàn bạo và bị ngược đãi ở trong trại cai nghiện. Các lích canh thường xuyên đấm đá và sốc điện tôi bằng dùi cui điện.

Tháng 8 năm 2003, tôi được trả tự do, nhưng đã bị đưa thẳng đến Trung tâm tẩy não 339.

Tháng 9 năm 2004, một lần nữa tôi lại bị bắt và bị giam giữ tại trại tạm giam Yển Sư trong gần 10 tháng. Tôi bị đánh đập thậm tệ và cuối cùng bị kết án bảy năm tù giam ở trong Nhà tù Trịnh Châu, thành phố Tân Mật.

Hai đồng nghiệp

Bà Dương Tú Anh và bà Cao Phượng Vũ cùng làm việc tại Công ty Khai Phổ ở tỉnh Hà Nam. Đầu năm 2001, công ty đã tập hợp tất cả nhân viên tu luyện Pháp Luân Công ở trong một khách sạn để tiến hành một phiên tẩy não trong ba ngày.

Sau phiên tẩy não, cả bà Dương và bà Cao đều ngay lập tức bị đưa đến trại tạm giam thành phố Củng Nghĩa và bị giam giữ ở đó trong 48 ngày.

Hai người phụ nữ này một lần nữa lại bị giam giữ cùng nhau vào tháng 03 năm 2004 khi ông chủ của họ tổ chức một phiên tẩy não khác.

Bà Cao đã bị bắt giữ thêm hai lần nữa, đó là vào tháng 8 năm 2003 và tháng 12 năm 2005. Các cơ quan chức năng đã đăng tải những câu chuyện vu khống trên báo chí và truyền hình sau vụ bắt giữ bà vào năm 2003.

Bà Dương bị bắt giữ một lần nữa vào ngày 19 tháng 7 năm 2011, và bị kết án một năm lao động cưỡng bức.

Cô Hàn Ái Ngọc

Cô Hàn bị giam giữ tại trung tâm tẩy não địa phương trong vòng một tháng vào năm 2002. Hai năm sau đó, cô lại bị bắt và bị giam giữ trong 15 ngày. Năm 2006, cô bị bắt lần thứ ba và bị đưa tới trại tạm giam Đăng Phong, nơi cô bị giam giữ trong hai năm.

Trong khi cô Hàn bị giam giữ, chồng cô đã ly dị cô vì phải chịu áp lực nặng nề. Các con gái và con trai nhỏ của cô không có ai chăm sóc.

Cô Hàn bị đá và đánh đập đến trọng thương ở trong trại tạm giam. Công an địa phương cũng lục soát nhà của cô.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc bức hại đã dẫn đến cái chết của rất nhiều học viên Pháp Luân Công trong suốt 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, Phòng 610, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/6/5/310449.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/6/23/151214.html

Đăng ngày 02-07-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share