Bài viết bởi Đường Ân
[MINH HUỆ 20-5-2009] Đã 17 năm kể từ khi Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) lần đầu tiên được giới thiệu trước công chúng tháng 5, năm 1992 tại Trung Quốc. Pháp Luân Công thể hiện chân lý của vũ trụ , Chân – Thiện – Nhẫn, nhấn mạnh giá trị đạo đức và tu Thiện

Nhìn chung các học viên có sức khỏe tốt; tâm tính, tiêu chuẩn đạo đức của họ được nâng lên rõ rệt. Tính đến ngày hôm nay, Pháp Luân Công đã được phổ biến tại 114 quốc gia và các vùng miền, và hơn 100 triệu người đã đạt được trạng thái khỏe mạnh cả về thể chất cũng như tinh thần. Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chỉ đạo của Pháp Luân Công, đã được dịch ra 38 thứ tiếng và xuất bản trên toàn thế giới. Pháp Luân Công đã nhận gần 2000 chứng nhận và những quyết định hỗ trợ của nước ngoài.

Từ Đảo Băng ở Bắc Cực đến Nam Đảo New Zealand gần Nam Cực, từ phía Bắc Châu Âu đến Nam Á, Bắc Mĩ, Nam Mĩ và Úc, không kể quốc tịch nào, hay ngôn ngữ nào, tất cả mọi người đều có thể tìm đến Pháp Luân Công. Người dân Châu Phi cũng được đắc Pháp.

2005-1-4-southafrica2--ss.jpg
Các học viên tập công tại Johannesburg, Nam Phi

2005-1-1-africa2--ss.jpg
Các học viên tập công tại trường Đại Học Witswaterand, Nam Phi

2005-1-1-africa1--ss.jpg
Một điểm luyện công mới ở Uganda

2005-1-1-africa3--ss.jpg
Vào ngày 13-5-2004, các học viên ở Ethiopia chào mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới

Sách Pháp Luân Công bằng tiếng Amharic đã được xuất bản

Ethiopia thuộc Châu Phi với dân số 75 triệu người. Ngày càng có nhiều người luyện tập Pháp Luân Công. sách Pháp Luân Công của Sư Phụ Lý Hồng Chí đã được dịch sang tiếng Amharic, ngôn ngữ bản địa của người Ethiopia.

2006-8-3-ethiopian-02--ss.jpg
Bìa sách Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Amharic
2005-11-24-ethiopien-03--ss.jpg
Học viên ở Ethiopia học Pháp cùng nhau
2006-8-3-ethiopian-04--ss.jpg
Người dân ở Ethiopia chăm chú lắng nghe giới thiệu về Pháp Luân Công

Thành lập Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Ethiopia

Tháng 3 năm 2006, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Ethiopia được chính thức thành lập và trở thành một nhóm đăng ký hợp pháp. Nhờ vậy, người dân Châu Phi ở đất nước này đã được hòa mình trong ánh sáng của Chân – Thiện – Nhẫn.

Giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp và dạy các bài Công pháp để phổ biến

Rất nhiều học viên đã được hưởng lợi cả về thể chất cũng như tinh thần từ việc tu luyện, và họ luôn muốn giới thiệu Pháp Luân Công với người khác. Phương thức “truyền miệng” cũng là một lý do quan trọng để Pháp Luân Công được chấp nhận rộng rãi.

Cuối tháng 12 năm 1999, các học viên ở Thụy Điển đã đưa tài liệu về Pháp Luân Đại Pháp đến Nam Phi. Họ đã tổ chức Buổi giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp đầu tiên ở Johannesburg, và sau đó mở băng hình “9 bài giảng Pháp tại Quảng Châu” ở Đông London, trên bờ biển hướng Tây Nam trong 8 ngày.

Ngày mùng 1 tháng 4 năm 2004, các học viên người Mỹ đến Ai cập, Tanzania, Zanzibar (Hòn đảo trên bờ biển phía Bắc của Tanzania) và Mauritius (một hòn đảo nhiệt đới nhỏ nằm ngòai bở biển phía Đông Madagascar ở Ấn Độ Dương) để giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp, mang ánh sáng của Đại Pháp đến cho người dân nơi đây.
Năm 2004, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã dành hai tuần, từ 26 tháng 10 đến mùng 8 tháng 11, giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp ở Uganda để có nhiều người hơn nữa đắc Pháp. Hai tờ báo lớn, một tờ tuần báo, đài truyền hình địa phương lớn nhất và một đài truyền hình phi thương mại đã đến đưa tin sự kiện đó. Đài phát thanh Uganda truyền cả tiếng Anh và tiếng địa phương hướng dẫn tập các bài Công pháp và học Pháp trong chuyên mục Pháp Luân Công. Các phóng viên đài truyền hình đã xem đĩa VCD giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công và đã dành một chuyến đi đặc biệt tới điểm luyện công để phỏng vấn các học viên địa phương. Họ quyết định thực hiện một bản báo cáo tin tức chi tiết sự thật về Pháp Luân Công.

Làm rõ sự thật và vạch trần cuộc khủng bố của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cuộc đàn áp, khủng bố Pháp Luân Công trên toàn quốc. Cho đến hôm nay, có ít nhất 3,263 học viên được xác nhận đã chết do cuộc bức hại. Hàng trăm nghìn người bị bắt vào tù hoặc đưa đến các trại lao động cưỡng bức. Hàng nghìn người bị giam giữ trong các bệnh viện tâm thần và bị tiêm thuốc hủy hoại hệ thần kinh trung ương. Vô số học viên bị gửi đến các trung tâm tẩy não hoặc phải sống cuộc sống vô gia cư để lẩn tránh cuộc bức hại này. Rất nhiều trại lao động cưỡng bức bị vạch trần vì mổ cắp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn sống để kiếm lời.

Trước sự tàn ác của ĐCSTQ, các học viên trên toàn thế giới đã kiên định chống lại cuộc đàn áp bằng biện pháp hòa bình và có lý trí. Châu Phi cũng không phải là ngoại lệ. Cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục của ĐCSTQ, Chen Zhili, dẫn đầu một phái đoàn đến thăm Tanzania, đã bị kiện vì việc sử dụng hệ thống giáo dục để tiến hành tẩy não, chống lại Pháp Luân Công giữa các sinh viên và giáo viên. Bà ta đã yêu cầu và buộc phải thi hành cái gọi là chiến dịch “triệu chữ ký” để chống lại Pháp Luân Công và bằng việc tuyên truyền tài liệu trong các bài sát hạch sinh viên, bà ta đã ép buộc mọi người tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công. Bà ta còn buộc các ban, ngành giáo dục phải viết vào sách giáo khoa những nội dung tuyên truyền vu khống của Chính phủ chống lại Pháp Luân Công. Chen Zhili đã phải nhận trát của tòa án và ra hầu tòa ngày 19 tháng 7 năm 2004. Cuối cùng, bà ta đã chạy trốn về Trung Quốc


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/5/22/107629.html
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2009/5/20/201309.html
Đăng ngày 27-05-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share