[MINH HUỆ 6-5-2009] Đã 17 năm trôi qua kể từ khi Pháp Luân Đại Pháp (cũng gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được giới thiệu ra công chúng vào tháng 5, 1992. Pháp Luân Đại Pháp lấy đặc tính vũ trụ Chân Thiện Nhẫn làm nguyên lý chỉ đạo, và các học viên nhìn chung đã đạt được sức khoẻ thể chất tốt, và nâng cao đạo đức của họ. Trong vài năm, Pháp Luân Đại Pháp đã được truyền rộng khắp Trung Quốc, và được mọi người nồng nhiệt đón nhận. Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc và bè lũ Giang, vì ghen tị tật đố, đã khai mở cuộc đàn áp dã man nhắm vào Pháp Luân Công. Tuy nhiên, sự thật sẽ không bị che khuất bởi quyền lực và bạo lực. Những người có thiện niệm đã rung động bởi những Đạo lý của Chân-Thiện-Nhẫn. Pháp Luân Công đã không bị ‘tiêu diệt’ bởi những lời dối trá và bức hại; thay vào đó, với những cố gắng hoà bình của các học viên để làm sáng tỏ sự thật, Pháp Luân Công đã được phổ truyền tới 5 châu lục. Ấn Độ, nổi tiếng là Đất Phật từ thời cổ đại, cũng đã được ban phúc bởi Đại Pháp.

Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Ấn Độ thành lập

Pháp Luân Công coi trọng đạo đức và tu thiện. Có hiệu quả lớn về chữa bệnh khoẻ người. Pháp Luân Công không thu phí. Không có hội viên, mọi người đến và đi tuỳ thích. Pháp Luân Công được phổ biến trong xã hội bằng truyền miệnh, không có quảng cáo, và đã cảm động lòng người trên khắp thế giới.

Ấn Độ là một vùng đất mà Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp của mình, nên nó được biết đến như là Đất Phật từ thời cổ đại. Người dân Ấn Độ rất dễ lĩnh hội Pháp Luân Đại Pháp. Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Ấn Độ được đăng ký ở Mumbai vào tháng 9 năm 2004, và đã được công nhận bởi chính phủ Ấn Độ. Ấn Độ, là một đất nước với nền văn minh cổ đại, và dân số đứng thứ 2 thế giới, cũng đã đắm mình trong Phật quang của Pháp Luân Đại Pháp. Những người đắc Pháp đã truyền đi những tin tốt tới những người khác, và do vậy ngày càng có nhiều người hơn được giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp và đã bắt đầu tu luyện.

Sách Pháp Luân Công tiếng Ấn Độ được xuất bản vào tháng 2 năm 2003, và những địa điểm tập luyện đã được thiết lập ở nhiều thành phố lớn, gồm có Mumbai, New Mumbai, Pune, Hyderabad, Bangalore và New Delhi.

2009-4-15-indiatour-10--ss.jpg
Ngày 13 tháng 4 năm 2009, hơn 1000 sinh viên ở trường Đại Học Đào Tạo Cảnh Sát ở Delhi, thủ đô của Ấn Độ, tập các bài công pháp Pháp Luân Công.

2007-6-19-india1--ss.jpg
Tờ báo Ấn Độ Deccan Chronicle đã đăng một bài viết vào ngày 13 tháng 6 năm 2007 nói rằng những lợp học dạy tập công miễn phí của Pháp Luân Công ngày càng trở nên phổ biến hơn

Giáo viên và học sinh ở hơn 80 trường học tập luyện Pháp Luân Công trong giờ thể dục

Bangalore có số người tập Pháp Luân Đại Pháp lớn nhất ở Ấn Độ. Hiện nay, giáo viên và học sinh trong hơn 80 trường học tập luyện Pháp Luân Công. Ở một số trường, hơn 3000 học sinh tập các bài công pháp trong giờ thể dục. Ở Chintamani, một thị trấn nhỏ gần Bangalore, hiệu trưởng Verkey của trường Jyothi là một linh mục Thiên Chúa Giáo. Sau khi tự mình tập luyện Pháp Luân Công và đã trải nghiệm được những hiệu quả kỳ diệu của Pháp Luân Công, ông đã chia sẻ kinh nghiệm của mình với những giáo viên và học sinh trong trường. Sau khi tập Pháp Luân Công, cả học sinh và giáo viên đã nói rằng họ đã được một sức khoẻ thể chất tốt hơn. Điều kỳ diệu là một số học sinh hư hỏng đã thay đổi và trở nên chu đáo và có hạnh kiểm tốt trong lớp, và họ đã dần dần tiến bộ trong việc học.

Đối với những học sinh quan tâm đến Pháp Luân Công, nhà trường đặc biệt sắp xếp hai lớp học cho họ để đọc sách Pháp Luân Công, điều này đặt ra một tiền lệ ở những trường học ở Ấn Độ. Để học sinh có một nơi độc lập để học Pháp Luân Công, trao đổi hiểu biết nhận thức và quan điểm và luyện công, hiệu trưởng Verkey đã đầu tư tiền tiết kiệm của ông để mua một mảnh đất vài mẫu gần trường học, và đã xây một ngôi nhà dùng cho học Pháp và luyện công. Pháp Luân Công bù đắp lại sự thiếu thốn nguồn lực y học dược phẩm trong xã hội Ấn Độ, nó được dạy hoàn toàn miễn phí, một món quà từ thiên đàng.

2008-9-30-india-01--ss.jpg

Học sinh trong trường Jyothi cùng nhau luyện công trong một nhóm lớn

2008-10-11-india-04--ss.jpg
Học sinh và giáo viên trong trường Vidya Jyothi luyện công theo nhóm lớn

2008-10-11-india-06--ss.jpg
Khi được hỏi họ có thích và muốn tập Pháp Luân Công không, giáo viên và học sinh đều hô lên: “Có”, và dơ tay họ lên để bày tỏ rằng họ muốn tập Pháp Luân Công.

Hiệu trưởng Verkey đã chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Công của ông ở một hội thảo toàn quốc của những hiệu trưởng có những thành tựu đặc sắc ở Ấn Độ, và những lời chia sẻ của ông đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của những hiệu trưởng khác trên khắp Ấn Độ. Họ đã bày tỏ mong muốn mời các học viên Pháp Luân Công để đến trường của họ hướng dẫn học Pháp Luân Công. Do vậy, Pháp Luân Công đã được phố biến rất nhanh trong hơn 40 trường học và ở đó Pháp Luân Công được tập luyện trong những giờ thể dục. Cả học sinh và giáo viên đã dần dần thăng tiến cả về sức khoẻ thể lực và tinh thần.

“Luận Ngữ” được biên soạn vào sách giáo khoa, một tiền lệ ở Ấn Độ

Ông hiệu trưởng Sri Ram Reddy của trường Byreshawara nói rằng trường của ông đã cho thêm “Luận Ngữ” bằng tiếng anh trong sách Chuyển Pháp Luân vào những quyển sách giáo khoa tiếng anh của họ, và để nó ở bìa trước, đây là một tiền lệ đầu tiên ở Ấn Độ. Có hơn 2000 học sinh trong trường này, và nhiều giáo viên luyện công và đọc những quyển sách Pháp Luân Công trong cuộc sống hàng ngày. Họ chủ động trong việc phổ biến Pháp Luân Công.

Akhila, một giáo viên của trường sống gần một công viên, ở đó có 60 người luyện công nhóm mỗi buổi sáng, một kết quả mà Akhila đã đạt được sau những năm phố truyền Pháp Luân Đại Pháp. Có nhiều tôn giáo ở Ấn Độ, và thật không dễ dàng để người dân thay đổi tín ngưỡng nguyên thuỷ của họ, nhưng những người dân Ấn Độ thật may mắn khi nhận được những hồng ân của Pháp Luân Đại Pháp.

2008-10-5-indiaschool-05--ss.jpg
“Luận Ngữ” bản tiếng anh(từ sách Chuyển Pháp Luân) trong sách giáo khoa

2008-10-5-indiaschool-03--ss.jpg
Học sinh ở trường Byreshawara tập các bài tập Pháp Luân Công trong một nhóm lớn

2007-10-14-india-04--ss.jpg
Học sinh trung học ở trường Byreshawara tập các bài tập Pháp Luân Công

(còn tiếp)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/5/6/200354.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/5/11/107218.html
Đăng ngày 12-5-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share