Bài viết của Trần Tâm Ninh, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 26-04-2015] Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của hơn 10.000 [học viên Pháp Luân Công] tại Bắc Kinh cách đây 16 năm đã đưa Pháp Luân Công lên trường quốc tế. Năm nay, Pháp Luân Công lại trở thành tiêu điểm trên khắp nước Úc sau khi bộ phim tài liệu về hoạt động thu hoạch tạng được phát sóng trên đài truyền hình quốc gia hồi tháng Tư.

Nhiều người dân Úc bày tỏ thiện cảm với các sự kiện của các học viên Pháp Luân Công tại Melbourne và Brisbane trong tuần vừa qua. Những sự kiện này tiếp tục cho thấy sự ôn hòa và nỗ lực kiên định, không mỏi mệt [của các học viên] trong việc giảng chân tướng về cuộc bức hại Pháp Luân Công suốt 16 năm qua.

58f56e115b4ec143a0b36dbeef81eca6.jpg

Ngày 25 tháng 04 năm 2015, các học viên Pháp Luân Công giương biểu ngữ tại Trung tâm Melbourne để tưởng niệm 16 năm ngày diễn ra cuộc thỉnh nguyện ôn hòa 25 tháng 04

“Các học viên Pháp Luân Công can đảm như vậy bởi điều họ có là sự thật,” anh Gansin Goldring, một học viên tại Melbourne cho biết khi thuật lại cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04 năm 1999.

Nhiều người cho rằng cuộc biểu tình ngày 25 tháng 04 đã khơi mào cho cuộc bức hại chính thức bắt đầu vào ngày 20 tháng 07 năm 1999. Trên thực tế, Đảng đã bắt đầu các hình thức can nhiễu ngày càng leo thang từ trước thời điểm tháng 04 năm 1999; chẳng qua nó đang tìm cớ để phát động cuộc bức hại. Cuộc biểu tình đó chỉ là nỗ lực của các học viên nhằm ngăn chặn cuộc bức hại đang ngấm ngầm được lên kế hoạch kia thôi.

“Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại Pháp Luân Công bởi nó lo sợ môn tu luyện quá tốt và quá chân chính này,” anh Goldring nói tiếp. “Đảng không cho người dân Trung Quốc có bất kỳ tín ngưỡng nào. Tuy nhiên, tôi biết người Trung Quốc rất thích tâm linh, văn hóa Trung Hoa truyền thống rất đề cao yếu tố tinh thần. Khi tìm thấy Pháp Luân Công, người ta sẽ nhận ra đó là một môn tu luyện tuyệt vời.”

Bà Trương, một học viên tham gia sự kiện tại Melbourne, từng chịu đựng ba năm tù trước khi rời khỏi Trung Quốc. “Các nguyên lý của Pháp Luân Công mang lại cho chúng tôi lòng can đảm và sức mạnh. Đứng lên vì Pháp Luân Công là phản ứng tự nhiên của các học viên, nhưng nó lại trở thành sự kiện đặc biệt đáng chú ý trong bối cảnh của Trung Quốc. Chúng tôi tin chắc rằng cái thiện rồi sẽ chiến thắng,” bà nói.

Bà đã thấy nhiều người qua đường bày tỏ thiện chí. Một bà lão 80 tuổi người Trung Quốc đã xuống xe buýt khi nhìn thấy tấm biểu ngữ mà các học viên đang giương lên chỗ gần Cầu Princes. Bà nói với các học viên: “Tôi chưa đến được nơi tôi cần đến nhưng cứ quyết định dừng chân ở đây. Đó là cách tôi ủng hộ các bạn đấy.”

Cô Alexandra Cruikshank, đến từ Brisbane, ca ngợi sự can đảm của các học viên: “Họ muốn tiếp cận mọi người bởi họ thật can đảm. Họ vẫn muốn giúp người khác bất chấp nguy cơ bị bức hại.”

Ông Louis Chemont, một quản lý tại Sân bay Quốc tế Melbourne, cho hay ông hoàn toàn phản đối bất cứ hoạt động buôn bán nội tạng nào, chứ chưa kể đến việc giết người để lấy tạng nữa. Ông và bạn gái của ông đã ký đơn thỉnh nguyện lên án tội ác này.

c47e4b50f9903a5785539a710b6b2767.jpg

860df1e4465c5b4f33da041c7246432e.jpg

7350119c3cc54f8309432e3c3b0d202d.jpg

1fede2e2338c02cae73a7aaf4b4210c8.jpg

cda963119f59099183c49a88ea9180a1.jpg

Khung cảnh tại sự kiện 25 tháng 04 năm 2015 tại Trung tâm Melbourne

Ông Zade Watson, một chuyên gia truyền thông, từng làm việc cho Tổ chức Ân xá Quốc tế trong nhiều năm. Ông đã dành nhiều thời gian trò chuyện với các học viên tại sự kiện ở Brisbane. Ông nói ông hy vọng sẽ dựng được một bộ phim tài liệu cho các học viên.

Cô Silva và anh Dave cho biết họ đã ký đơn thỉnh nguyện ủng hộ Pháp Luân Công ở New Zealand. Họ lấy làm đau lòng vì cuộc bức hại vẫn chưa chấm dứt: “Tôi đồng cảm với các học viên Pháp Luân Công. Tôi hy vọng có thể giúp nhiều hơn và làm gì đó nhiều hơn… Những gì đang xảy ra ở Trung Quốc [nạn thu hoạch tạng] thật khủng khiếp và đáng ghê tởm. Những thứ như thế không nên xảy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới.”

Một khách qua đường khác cũng nói với học viên Triệu: “Cảm ơn các bạn đã nói cho tôi biết về vấn nạn mổ cướp tạng này. Đó không chỉ là cuộc bức hại đối với người Trung Quốc mà là đối với tất cả mọi người trên thế giới.”

Cô Triệu tham gia cuộc thỉnh nguyện ôn hòa tại Bắc Kinh cách đây 16 năm cùng với mẹ cô. “Cuộc thỉnh nguyện đó là dấu mốc bởi trong lịch sử Trung Quốc hiện đại chưa từng có cuộc biểu tình nào ôn hòa đến thế,” cô nói.

“Lòng tôi nặng trĩu. Đã có quá nhiều người vô tội bị giết trong cuộc bức hại này. Nhiều người đã bị giết để lấy tạng. Tôi hy vọng ngày càng có nhiều người hơn nữa sẽ lên tiếng vì công lý và ủng hộ Pháp Luân Công,” cô nói.

“Tôi rất mừng khi thấy dư luận chú ý đến vấn đề thu hoạch tạng sau khi xem thước phim tài liệu của đài SBS. Tôi nhìn thấy tia hy vọng là chúng ta sẽ đạt đủ số người ủng hộ để chấm dứt cuộc bức hại này.”

fa386e99218477613b931c04462db72f.jpg

Các học viên Pháp Luân Công thắp nến suốt đêm 25 tháng 04 năm 2015 để tưởng niệm 16 năm sự kiện “ngày 25 tháng 04”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/4/26/308048.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/4/27/149908.html

Đăng ngày 02-05-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share