Bài viết của học viên Tây phương từ Ý

[MINH HUỆ 28-10-2014] Tôi đến từ Ý. Tôi bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân vào năm 2007 sau khi được một người bạn giới thiệu, tôi lập tức nhận ra mình đã tìm được điều mà bấy lâu nay vẫn luôn tìm kiếm. Khi tiếp tục tu luyện, tôi bắt đầu cảm nhận được sự tuyệt vời và sâu sắc của Pháp Luân Đại Pháp. Gia đình tôi cũng đã có thái độ tích cực đối với Đại Pháp.

Tôi đã trải nghiệm được sự tuyệt vời của Pháp Luân Đại Pháp

Một vài tháng sau khi bắt đầu tu luyện, cháu trai hai tuổi của tôi đột nhiên sốt cao và bắt đầu co giật dữ dội. Trên đường tới bệnh viện, tôi bắt đầu suy nghĩ một cách lý trí về những gì đang xảy ra. Tôi ôm cháu trên tay. Cháu vẫn bất tỉnh và sau đó thì đột nhiên ngừng thở.

Mặc dù chỉ vừa với bắt đầu tu luyện, tôi có ấn tượng sâu sắc với Quy luật Nhân quả mà Sư phụ giảng. Tôi cảm thấy mình cần xin Sư phụ giúp đỡ. Tôi liên tục gọi tên cháu trai, nhưng cháu vẫn không có phản ứng gì.

Lúc đó, tôi thực sự không biết chính niệm là gì. Tuy nhiên, suy nghĩ duy nhất của tôi là vứt bỏ sợ hãi và cứu mạng cháu trai. Tôi cảm nhận mạnh mẽ được rằng: “Sư phụ sẽ bảo hộ chúng ta.” Tôi tập trung tư tưởng vào niệm này. Cuối cùng, cháu trai tôi bắt đầu hô hấp trở lại.

Cháu trai tôi nằm viện một vài ngày sau đó được về nhà. Trong lúc ở bệnh viện, chị gái tôi liên tục đọc Chuyển Pháp Luân và nhẩm “Chân – Thiện –Nhẫn hảo”.

Cháu trai tôi giờ đã tám tuổi, và cháu không mắc bệnh động kinh, co giật hay các loại bệnh khác như bác sĩ từng dự đoán. Qua trải nghiệm đầu tiên này, tôi hiểu được rằng Sư phụ từ bi của chúng ta thực sự đến để cứu chúng ta. Pháp Luân Đại Pháp là con đường tu luyện chân chính vĩ đại nhất.

Học cách hướng nội và nhìn thấu can nhiễu của cựu thế lực

Mặc dù biết phải làm gì, nhưng thật khó để tinh tấn mọi lúc, đặc biệt khi nghiệp lực đi kèm với các chấp trước của tôi can nhiễu việc tu luyện, ngăn không cho tôi hoàn thành trách nhiệm của mình. Nghiệp có thể thể hiện ở nhiều dạng khác nhau: từ nghiệp bệnh tới nghiệp tư tưởng, hoặc từ tu luyện bị động tới thất bại trong việc phối hợp vô điều kiện.

Một mặt, tôi nhận thức các Pháp lý một cách lý trí. Mặt khác, tôi bắt đầu cảm thấy khó khăn khi đồng hóa với Pháp cùng với những yêu cầu ngày càng cao trong việc đề cao tâm tính.

Khi bắt đầu tu luyện, tôi không nhận ra rằng nghiệp lực có thể gây ảnh hưởng tới chính tín của người tu luyện và việc tu luyện của người đó nhiều như thế nào, cũng như dẫn người đó đến tà ngộ, và cuối cùng không để người đó phối hợp cùng các đồng tu, hoàn thành thệ ước của mình. Từ những trải nghiệm hữu hạn của mình, tôi có thể nói rằng tất cả những điều này đã được cựu thế lực an bài.

Trong năm vừa qua, tôi có thể cảm nhận được sự căng thẳng giữa các học viên địa phương, Mọi người đều lớn tiếng nhấn mạnh ý tưởng của mình, mọi người nói rằng họ sẽ nghe lời Sư phụ nhưng không ai chịu lùi bước. Trong một môi trường căng thẳng như vậy, một vài học viên cố gắng né tránh xung đột, nhưng tình hình có vẻ không được cải thiện.

Thời gian qua đi, tôi bắt đầu xa lánh mọi người. Tôi không nhận ra rằng mình đang hướng ngoại và đang nhìn vào những thiếu sót của người khác. Khi nhìn vào thiếu sót của người khác, tôi trở nên khó chịu và tuyệt vọng, tôi càng bị cuốn vào những an bài của cựu thế lực. Tôi bắt đầu phải gánh chịu tất cả những hậu quả do những thái độ tiêu cực và việc tự cô lập mình khỏi mọi người. Tôi hiếm khi tham gia các hoạt động tại địa phương hay học Pháp nhóm hàng tuần.

Khi phân tích tình huống, tôi có thể thấy can nhiễu đã xuất hiện nhanh như thế nào, len lỏi vào cuộc sống hàng ngày của tôi. Ngay sau đó khối lượng công việc của tôi tăng lên và tôi phải làm việc 12 tiếng mỗi ngày. Tôi trải qua một vài hình thức biểu hiện của nghiệp bệnh. Thậm chí quan hệ giữa tôi với gia đình trở nên căng thẳng. Những can nhiễu này không chỉ làm xáo trộn cuộc sống cá nhân của tôi mà quan trọng hơn là gây can nhiễu tới chất lượng học Pháp và làm ba việc mà đệ tử Đại Pháp cần làm. Tôi đột nhiên nhận ra tình trạng của mình sau khi học các Pháp lý trong bài giảng của Sư phụ.

“Nhưng có những người, họ không có nhiều việc, mà bản thân làm không được tốt. Nói ngắn gọn, chư vị ngại phiền phức, chư vị chính là muốn thanh nhàn, nói một cách khác, chư vị chính là không nguyện ý hoàn thành những gì chư vị nên làm, thế thì không được đâu, thế thì rất nguy hiểm.” (Giảng Pháp vào ngày 20 năm truyền Pháp)

Nhờ những giáo lý của Sư phụ, tôi dần bắt đầu nhận ra thái độ tiêu cực của mình không phù hợp với các yêu cầu của một người tu luyện. Tôi cũng đã vô tình góp phần tạo ra trạng thái không chính tại địa phương và không làm tròn trách nhiệm của một đệ tử Đại Pháp. Tôi cũng phát hiện ra chấp trước mạnh mẽ ẩn giấu của mình là muốn được tốt hơn so với người khác.

Có một khoảng thời gian, tôi lấy thái độ hoài nghi để nhìn vào người khác. Nếu đề xuất của tôi không được thông qua, tôi sẽ xét đoán người đó từ đầu tới chân bằng tâm tật đố. Điều này khiến tôi kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần. Hướng nội, tôi nhận ra mình đang bị động và ngạo mạn chờ đợi môi trường thay đổi hoặc cải thiện để tôi có thể tiếp tục tu luyện.

Tôi nhận thức một cách sâu sắc rằng thái độ của mình đã sai như thế nào sau khi học bài giảng “Tinh tấn hơn nữa” của Sư phụ.

Từ những kinh nghiệm tu luyện còn hữu hạn của mình, tôi nhận ra rằng khi không tu tốt bản thân mình, nó sẽ gây ảnh hưởng tới việc phối hợp với các đồng tu. Nếu cơ điểm dựa trên những tư tưởng cá nhân, ích kỷ, thì người ta có thể sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn. Họ có thể thấy rất khó để tự giải thoát bản thân, giống như rơi vào một mớ bòng bong các chấp trước, lúc đó rất khó để họ có thể suy nghĩ cho người khác.

Tôi thường tự nghĩ thật khó để ai đó đột phá chấp trước con người. Tuy nhiên, tôi cố gắng nhớ những lời của Sư phụ:

“Bất kể như thế nào, khi chư vị làm điều gì, bao gồm cả công tác Đại Pháp, đều phải hết sức lấy Pháp làm trọng, lấy việc chứng thực Đại Pháp cứu độ thế nhân làm trọng, lấy việc duy hộ Đại Pháp làm cơ sở tư tưởng quan trọng nhất.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Úc châu 1999)

Tôi cảm thấy hối hận sâu sắc vì mình đã không hành xử phù hợp khi đối mặt với những chuyện xảy ra ngay trước mặt mình, tôi đã tách mình khỏi môi trường tu luyện nhóm vì bị can nhiễu nghiêm trọng. Vì vậy, tôi đã nói chuyện với các đồng tu khác, nói rằng tôi muốn phối hợp với họ và muốn tu luyện.

Tôi nhận ra mình cần chân thành hướng nội. Nếu tôi vẫn có những chấp trước ẩn giấu mà chưa buông bỏ, thì chắc chắn, những chấp trước này sẽ bị phơi bày khi cần phối hợp vô điều kiện cùng các đồng tu. Thông qua việc học Pháp và chia sẻ với các học viên khác, tôi bắt đầu hiểu trách nhiệm của một đệ tử Đại Pháp.

Kinh nghiệm này giúp tôi nhận ra rằng đã đến lúc tôi cần thực tu. Tôi quay trở lại nhóm học viên địa phương, tham gia các hoạt động và học Pháp nhóm. Chúng tôi lên kế hoạch xem xét lại các vấn đề, dùng Pháp để đo lường nhất ngôn nhất hành của mình.

Cải thiện đầu tiên là nhóm chúng tôi đã được mở rộng. Năm ngoái, chỉ có bốn học viên tham gia các hoạt động, nhưng năm nay là tám, đủ để chúng tôi có thể tổ chức các hoạt động đồng thời ở hai khu vực khác nhau.

Một người tu luyện sẽ xem tất cả những khổ nạn mà họ trải qua như cơ hội để tu luyện, cơ hội để bản thân tốt hơn. Chúng ta không nên để can nhiễu khống chế. Tôi cũng hiểu rằng, nếu tôi thất bại, tôi nên lập tức đứng dậy và làm tốt hơn vào lần sau. Tôi không nên chán nản hoặc để sơ hở cho cựu thế lực lợi dụng. Nếu không có sơ hở, thì sẽ không có lý do cho chúng tiếp tục bức hại.

Tôi bắt đầu tổ chức một số hoạt động và hạng mục vào năm 2012. Tôi tham gia lễ hội Genzano (Lễ hội Hoa) ở Rome, một lễ hội truyền thống được tổ chức hơn hai thế kỷ qua. Thảm hoa lớn trải rộng hơn 2000 mét vuông trên các con đường tại trung tâm thành phố.

Chúng tôi lập các gian hàng thông tin và nhiều người đã dừng chân để đọc những tấm áp phích về cuộc bức hại. Một người đàn ông là đại diện đến từ Bộ Giáo dục. Anh ấy gợi ý chúng tôi thực hiện quảng bá Đại Pháp hàng tuần. Hội đồng Thành phố sẽ cung cấp địa điểm để luyện các bài công pháp, và anh cũng đề nghị đưa Pháp Luân Đại Pháp vào các dự án và chương trình của hội đồng thành phố.

Chúng tôi bắt đầu mở lớp dạy luyện công miễn phí vào tháng 10 năm 2012, và đã có hơn 40 người tới để học các bài công pháp vào năm đó. Vào năm sau đó, cũng như năm nay, chúng tôi lại được đại diện của Bộ Giáo dục mời. Một số người tới đã ở lại, nhiều người thấy môn tu luyện rất tốt và đã thu được nhiều lợi ích. Chúng tôi tổ chức học Pháp trong suốt khóa học để những người quan tâm có thể kết hợp giữa luyện công và học Pháp, giúp họ có nhận thức sâu hơn về Đại Pháp.

Suốt hai năm nay, Sư phụ đã an bài nhiều cơ hội để tôi tu luyện tâm tính thông qua việc giảng chân tướng và quảng bá Đại Pháp bằng các lớp học miễn phí. Mỗi lần, nếu cơ điểm của tôi không dựa trên Pháp (nếu tôi chứng thực bản thân hoặc tìm cách bảo vệ bản thân), tôi sẽ bị can nhiễu nếu không buông bỏ những tư tưởng ích kỷ này ngay lập tức.

Đây là một ví dụ. Một vài ngày trước khi lớp học lần thứ ba bắt đầu, tôi đột nhiên cảm thấy khá sợ nói chuyện với tất cả những người này. Tôi cảm thấy mình không có đủ năng lực. Đại diện của hội đồng thành phố đã liên hệ với tôi vào ngày trước khi lớp học diễn ra và nói rằng không có phòng cho chúng tôi vì họ cần địa điểm cho khóa học khác. Điều đó nghĩa là chúng tôi phải liên hệ với 40 người đang dự định đến. Lúc đầu, tôi không nghĩ về việc phủ nhận can nhiễu ngay lập tức. Thay vào đó tôi hướng nội.

Trên thực tế, tôi đã trải qua một loạt các cảm xúc của con người, như sợ thất bại, sợ không làm được, sợ nói trước nhiều người và sợ mất mặt. Tôi cũng đã nhận ra những chấp trước này đã khiến tôi trở nên ngày càng ích kỷ và lười biếng hơn, luôn muốn làm mọi việc theo cách thoải mái, né tránh khó khăn và trách nhiệm. Cựu thế lực có thể dùng việc này để can nhiễu tôi.

Tôi lắng nghe quan điểm của các đồng tu khác. Tất cả họ xem điều này là can nhiễu. Họ nói với tôi rằng tôi phải đối mặt bằng chính niệm và trái tim rộng mở của người tu luyện.

Sư phụ giảng:

“Hễ trong khi luyện công mà xuất hiện can nhiễu này, can nhiễu kia, [thì] chư vị phải tìm xem nguyên nhân [ở] bản thân mình, chư vị còn điều gì chưa vứt bỏ được không.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Tôi buông bỏ những tư tưởng sợ hãi kia và tập trung vào những gì mình có thể làm. Tôi quyết định gọi điện để nói chuyện với người đại diện của chính quyền. Tôi đã rất bình tĩnh khi nói chuyện với anh ấy. Tôi nhận thức được trách nhiệm mà mình phải gánh vác, tôi nhận thức được những gì mình đang làm. Tôi biết anh ấy cần phải lựa chọn và tự định vị trí cho mình.

Tôi nói với anh ấy rằng việc hủy bỏ lớp học quá bất ngờ, có lẽ chúng ta có thể làm việc cùng nhau để tìm ra một giải pháp khác giải quyết vấn đề, đặc biệt vì chúng tôi không có thông tin liên lạc của mọi người và một vài người có lẽ đang đi một khoảng cách xa để tới tham dự.

Chúng tôi nói rất nhiều về những hậu quả và trách nhiệm, rằng đó không phải là trách nhiệm của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp. Anh ấy nói với tôi sẽ gọi điện lại và cho tôi biết kết quả. Lúc đó, tôi giữ chính niệm rất mạnh mẽ.

Một vài phút sau, anh ấy gọi lại và nói rằng vấn đề đã được giải quyết, sau cùng, lớp học đã không bị hủy bỏ. Trải nghiệm này giúp tôi nhận ra rằng miễn là tôi ở trong Pháp, không gì có thể trở ngại hay phá hoại những gì tôi muốn làm.

Tôi có thể hiểu rằng, bằng việc giữ vững chính niệm, một học viên Pháp Luân Đại Pháp có thể làm tốt ba việc. Khi một người không tu luyện tốt, người đó có thể gặp phải những khó khăn không cần thiết. Mọi thứ phụ thuộc vào việc chúng ta nhìn nhận chúng như thế nào.

Trước đây, bất cứ khi nào gặp khó khăn, tôi không nghĩ nhiều và tránh né chúng. Giờ đây, tôi xem những khó khăn là cơ hội để tu luyện bản thân mình. Do đó, cựu thể lực không thể lợi dụng sơ hở của tôi, đồng thời tôi có thể đề cao tâm tính của mình.

Tôi có thể thấy thiếu sót của mình. Khi gặp phải các tình huống khó khăn với các học viên khác, tôi cố hết sức không nói: “Chúng ta nên làm theo cách này, bạn nên làm theo cách này, chúng ta nên nói theo cách này hoặc nói theo cách kia…” Thay vào đó, tôi cố hết sức hướng nội và nói: “Tôi nên làm theo cách này, tôi nên làm theo cách kia, tôi nên nói theo cách này…”

Khi muốn đề cao tâm tính, tôi dừng việc nhìn hoặc phán xét người khác, căng thẳng và can nhiễu giữa tôi và các đồng tu, người thân, bạn bè hay thậm chí cả đồng nghiệp đều nhanh chóng biến mất. Tôi biết mình vẫn còn nhiều chấp trước cần buông bỏ. Tuy nhiên, so với bản thân trong quá khứ, tôi cảm thấy chính niệm của mình mạnh hơn và tôi có thể nỗ lực hết mình để tu luyện bản thân đạt tới yêu cầu của Sư phụ.

Cảm tạ Sư phụ vì đã cho con cơ hội được tu luyện trong Đại Pháp.

Xin các đồng tu hãy từ bi giúp tôi chỉ ra bất kỳ điều gì không phù hợp với Pháp.

Con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!

(Bài chia sẻ tại Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp Châu Âu 2014)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/28/299519.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/11/4/146690.html

Đăng ngày 24-12-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share