Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 19-10-2014] Ngay khi tỉnh giấc vào một buổi sáng, tôi bỗng thấy những thiếu sót của mình hiện ra khá rõ ràng. Chúng đã làm phiền tôi trong một thời gian dài, và giờ đây tôi đã có thể nhìn thấy được tính tự mãn, sự đờ đẫn và lười nhác lâu năm của mình một cách rõ ràng. Mặc dù, tôi đã nhận ra chúng trước đây, chấp trước mạnh mẽ của tôi vào việc luôn mong muốn tìm kiếm con đường dễ dàng đã kéo tôi ra xa khỏi việc chân chính tu luyện chính bản thân mình. Tôi bị mắc kẹt trên con đường tu luyện của mình và không có tiến triển gì nhiều.
Tôi mơ thấy mình leo lên một ngọn núi, nhưng ngọn núi rất dốc khiến tôi không tài nào leo lên nổi. Tôi đã cố gắng vài lần để trèo lên, nhưng sau mỗi lần đó tôi đều kết thúc bằng việc rơi lại đúng vị trí ban đầu. Cuối cùng, tôi vẫn không thể leo lên ngọn núi.
Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công khi còn học trung học. Một ngày kia, xe đạp của tôi bị mất. Tôi cần chiếc xe đạp đó để đi đến trường mỗi ngày. Cha mẹ của tôi đã nổi giận và đổ lỗi cho tôi, nói rằng đó là do sự bất cẩn của tôi. Tuy nhiên, tôi đã không buồn gì. Tôi nghĩ rằng tôi có Đại Pháp và tôi có thể bỏ được tất cả mọi thứ gồm cả chiếc xe đạp đó.
Sau khi bắt đầu đi làm, tôi ôm ấp tham vọng và hy vọng đạt được thành tựu tuyệt vời và khiến mọi người phải tự hào. Tuy nhiên, khi tôi gặp phải những khó khăn và khổ nạn, sự thôi thúc tìm kiếm danh và lợi đã nhạt nhoà.
Sau hơn 10 năm tu luyện, tôi nhận ra mình không làm tốt ba việc và cuộc sống hằng ngày của tôi thật đáng thất vọng. Tôi nhớ đã từng đọc một bài chia sẻ kinh nghiệm trên trang web Minh Huệ, bài viết nói rằng vợ của một học viên nọ thường xuyên phàn nàn về anh ta vì họ cảm thấy anh ấy làm không đủ để cấp dưỡng cho họ. Nhưng anh cảm thấy rất tuyệt vì anh đã đắc Đại Pháp, và anh biết rằng anh đã hoàn thành trách nhiệm của mình và không gì có thể can nhiễu anh.
Tôi đã chọn thái độ tương tự. Khi cha mẹ của tôi phàn nàn hay khi tôi nhìn thấy các bạn học và bạn bè của tôi thành công trong nghề nghiệp của họ và trở nên giàu có, tôi không bị xúc động vì tôi biết tôi có Đại Pháp.
Tôi thường xuyên mơ thấy mình bị săn lùng và phải chạy trốn trong hoảng loạn. Cuộc sống cá nhân của tôi thì nghèo nàn. Sau đó tôi nhận ra mình có chấp trước sợ hãi và gặp khó khăn hoặc lo lắng. Tôi tránh cố gắng để trở thành một người tốt trong số mọi người trong xã hội, và sử dụng việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp của mình để tiếp tục tự mãn, thờ ơ và lười biếng.
Sư phụ giảng:
“Có người cho rằng Đại Pháp phù hợp với quan niệm khoa học của mình, có người cho rằng [nó] phù hợp với đạo lý làm người của mình, có người cho rằng [nó] phù hợp với bất mãn chính trị của mình, có người cho rằng Đại Pháp có thể cứu vãn đạo đức bại hoại của nhân loại, có người cho rằng Đại Pháp có thể trị khỏi bệnh của mình, có người cho rằng Đại Pháp và Sư phụ là chính phái, v.v. Con người tại thế gian mang những tâm theo đuổi truy cầu và nguyện vọng tốt đẹp như thế thì không có sai; nhưng là người tu luyện thì tất nhiên không thể được. Tuy rằng chư vị có thể từ tác dụng của những tư tưởng như thế mà nhập môn Đại Pháp, nhưng rồi trong quá trình tu luyện cần phải tự coi mình là người tu luyện; sau khi tinh tấn đọc sách và học Pháp thì nhận rõ được suy nghĩ nào của bản thân đã đưa đến tu luyện Đại Pháp vào lúc bản thân mình nhập môn Đại Pháp. Sau khi tu luyện một [giai] đoạn thời gian rồi, thì phải chăng vẫn còn là những suy nghĩ ban đầu, phải chăng là cái tâm ấy của con người vẫn lưu bản thân tại đó? Nếu như thế, thì không thể tính là đệ tử của tôi; chính vì tâm chấp trước căn bản kia chưa vứt bỏ, không thể ngay từ Pháp mà nhận thức Pháp. Những gì bị đào thải trong khảo nghiệm tà ác mà Đại Pháp tại Trung Quốc gặp phải đều là những ai chưa bỏ được tâm chấp trước như thế, đồng thời cũng gây ra một số ảnh hưởng phản diện.” (“Tiến đến viên mãn” – Tinh Tấn Yếu Chỉ II)
Sau khi đọc lời dạy này của Sư phụ, tôi đã suy ngẫm về bản thân mình. Trước khi tôi bắt đầu tu luyện, tôi đã nghĩ rất nhiều về việc tại sao chúng ta ở đây và cảm thấy rằng người ta sống thì phải có mục đích. Sau khi đắc Đại Pháp, tôi nhận ra rằng Sư phụ đã chỉ ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống và tôi không còn cần phải tìm kiếm danh lợi cá nhân nữa. Tuy nhiên, trong thực tế, tôi đã sử dụng Đại Pháp để làm cho nó phù hợp với phong cách sống tự mãn, thờ ơ và lười biếng của mình, và đã nằm rất sâu trong những thói quen của tôi.
Tôi nghĩ rằng vì tôi đã tránh tất cả những thử thách và gian khổ trong đời của mình, tôi đã từ bỏ danh và lợi vì tôi là một người tu luyện tốt. Nó giống như một người không còn ham thích gì trong cuộc sống của người thường và đi vào chùa để trở thành một vị sư. Nhưng người ấy không thật sự bỏ đi tất cả những suy nghĩ của người thường, và một số chấp trước vẫn thường xuyên xuất hiện trở lại. Người ấy dành trọn cuộc đời của mình cho Phật giáo, nhưng không thật sự tu luyện.
Mặc dù tôi đã nhẩm thuộc lòng bài viết “Càng về cuối càng tinh tấn” của Sư phụ đã vài lần, nhưng tôi vẫn không thấy mình có chút cải thiện nào. Thời kỳ Chính Pháp sắp kết thúc, nhưng kìm kiếm sự thoải mái và một đời sống dễ dàng đã khiến tôi bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để chứng thực Đại Pháp và thức tỉnh con người. Mặc dù, tôi đã tham gia hỗ trợ Pháp Luân Đại Pháp, nhưng tôi không làm mọi thứ một cách kiên định.
Một ngày kia, khi tôi đi ra ngoài để treo các biểu ngữ Pháp Luân Đại Pháp. Tôi viết lên các biểu ngữ dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!” và treo trên các cột điện. Sau đó tôi mơ thấy mình đi đến vùng quê, và nhìn thấy dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!” lấp lảnh trên cột. Tôi biết Sư phụ đang động viên tôi.
Tôi viết bài này để chia sẻ những kinh nghiệm của tôi và để những học viên khác có thể học hỏi từ nó. Chúng ta không nên ngần ngại hay tạm dừng con đường tu luyện của mình. Chúng ta cần phải vượt qua mọi trở ngại và làm tốt ba việc.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/19/惊醒-299124.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/10/29/146600.html
Đăng ngày 25-11-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.