Bài viết của học viên Pháp Luân Công tại Canada

[MINH HUỆ 20-11-2014] Cũng giống như những người tiền nhiệm trong các chuyến công tác nước ngoài luôn phải đối mặt với sự kháng nghị của học viên Pháp Luân Công, Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Tập Cận Bình trong chuyến công du tới Canberra, Australia vào 16 tháng 11 và tới Auckland, New Zealand ngày 19 tháng 11 vừa qua, đã chứng kiến các học viên Pháp Luân Công kêu gọi yêu cầu công lý.

Tiếp nối chuỗi sự kiện tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Brisbane nhằm nâng cao nhận thức về bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc, các học viên ở Australia và New Zealand tiếp tục các hoạt động yêu cầu đưa những thủ phạm sát nhân ra công lý. Khi ông Tập Cận Bình, lãnh đạo của ĐCSTQ cùng các đại biểu tới khách sạn Hyatt tại Canberra và Skycity tại Auckland, các học viên đã giương các biểu ngữ có dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Đưa những thủ phạm chính (Giang Trạch Dân) ra công lý”, và “Chấm dứt thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công”.

80e3f6de7787dc727742a01cdafeb8b0.jpg

Các học viên giương biểu ngữ phía ngoài khách sạn Hyatt

eb7c2854a189bdbfeffd7b96682d029d.jpg

Các học viên đứng phía ngoài khách sạn Skycity tại Auckland, New Zealand

Mặc dù nhân viên Lãnh sự quán Trung Quốc nhiều lần cố gắng tổ chức tập hợp sinh viên nhằm chặn các biểu ngữ Pháp Luân Công, nhưng hành động của họ đã bị cảnh sát ngăn chặn. Nhiều người qua đường sau khi biết được chân tướng đã thể hiện sự ủng hộ các học viên và hy vọng cuộc bức hại sớm chấm dứt.

Cảnh sát ngăn chặn can nhiễu từ các sinh viên Trung Quốc thân cộng

Khi biết có các học viên giương biểu ngữ ở ngoài khách sạn Hyatt, Lãnh sự quán Trung Quốc tại Canberra đã bố trí gần 200 sinh viên tới cũng giương biểu ngữ và cờ chen vào giữa các biểu ngữ Pháp Luân Công và hàng rào chắn. Những sinh viên này lấy thân và các lá cờ đề che biểu ngữ Pháp Luân Công. Kết quả là các học viên Pháp Luân Công phải chuyển biểu ngữ của mình sang bên cạnh.

Buổi chiều các cảnh sát tới và yêu cầu các sinh viên không được buộc nối các lá cờ của họ lại để che mất biểu ngữ của Pháp Luân Công. Một số sinh viên không chịu chấp hành. Một cảnh sát đã tháo các lá cờ của họ và để chúng sang một bên, để mọi người trên phố đều có thể thấy rõ các biểu ngữ của Pháp Luân Công.

592a6fb1bb75bab8007303c635f2630d.jpg

Các cảnh sát ngăn các sinh viên Trung quốc thân cộng can nhiễu các học viên Pháp Luân Công giương biểu ngữ

Khi đoàn xe của Tập Cận Bình tới khách sạn Hyatt vào 9 giờ 30 phút tối, một sỹ quan cảnh sát đứng giữa các học viên và những sinh viên phía sau rào ngăn cách. Một số sinh viên Trung Quốc cố ý xô đẩy các học viên khi đoàn xe đi qua và giật lấy biểu ngữ Pháp Luân Công nhưng cảnh sát này đã ngăn họ ngay lập tức. Khi ba sinh viên cố ý dùng cờ của họ che biểu ngữ Pháp Luân Công, cảnh sát đã tịch thu cờ của họ và vứt ra bãi cỏ.

Nhờ vậy một biểu ngữ với dòng chữ “Chấm dứt bức hại Pháp Luân Công” bằng cả tiếng Trung Quốc và tiếng Anh được giương lên ngay trước lối vào khách sạn.

2dbee4c559e3c836d4a93536d26cdecd.jpg

Đoàn xe của Tập Cận Bình đi qua nơi các học viên đang giương cao biểu ngữ

Ở gần một lối vào khác của khách sạn, các học viên giương cao nhiều biểu ngữ. Vài sinh viên tới đây từ trưa và cố tìm cách dùng biểu ngữ dài hơn để che biểu ngữ của các học viên. Một học viên đã ôn hòa giảng chân tướng cho họ nhưng can nhiễu vẫn diễn ra. Hai sỹ quan tuần tra đi qua thấy vậy hỏi xem chuyện gì xảy ra, và sau đó ra lệnh cho các sinh viên phải dừng hành động can nhiễu lại nhưng họ đã cố tình lờ đi. Một nữ cảnh sát đã lấy biểu ngữ của các sinh viên này mang đi chỗ khác. Một lúc sau, các sinh viên này rời đi.

Các học viên cũng có một biểu ngữ lớn gần đó với dòng chữ “Giải thể Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chấm dứt bức hại”. Theo chỉ lệnh của nhân viên Lãnh sự quán Trung Quốc, một số sinh viên cầm theo loa rất to cố tình đứng chắn trước biểu ngữ. Hai sỹ quan cảnh sát tới ngăn họ lại. Cảnh sát ở đó cho tới khi các sinh viên này rời đi.

Một vụ can nhiễu tương tự cũng bị lên án tại Auckland. Cô Vương, một học viên địa phương, đang trên đường về nhà sau khi đi kháng nghị, bị một chiếc xe do hai sinh viên Trung Quốc lái chặn ngay trước mặt, chắn lối không cho cô ra khỏi khách sạn Skycity. Cô Vương cố gắng đi vòng ra phía sau xe và người sinh viên cầm lái đột nhiên lùi xe lại với tốc độ cao, gần như đã đâm vào cô Vương.

Nhân viên bảo vệ khách sạn chứng kiến cảnh này, anh đã quát người lái xe và yêu cầu dừng xe lại. Người bảo vệ sau đó giận giữ cảnh cáo các sinh viên Trung Quốc.

ef9ef4a873016e3cd12d441fb1aeffc2.jpg

Nhân viên bảo vệ cảnh cáo người sinh viên lái xe ẩu phía ngoài khách sạn Skycity

52cafacdad583deb9dff5e3925d579c2.jpg

Các học viên giương biểu ngữ ở gần sân bay

17285fb40c503a229bb96ddd8b9b5da5.jpg

Các học viên giương biểu ngữ trên các tuyến đường tới khách sạn

Người dân địa phương lên tiếng ủng hộ

Anh Bryce Miller, một cư dân thành phố Canberra đã nhìn thấy các biểu ngữ ở ngoài khách sạn Hyatt của các học viên, và đã dừng lại để tìm hiểu thêm. Anh từng sống ở Thượng Hải vài năm và hiểu được tình huống thời đó ở Trung Quốc. Anh nói với một phóng viên Minh Huệ: “Các bạn làm tốt lắm, hãy tiếp tục cố gắng! Trái tim tôi cùng nhịp đập với các bạn. Hy vọng cuộc bức hại sẽ sớm chấm dứt.”

4cda4c19dc02d2566b14a03b7369f6a0.jpg

Anh Bryce Miller

Cô Lisa Crossley, một kiến trúc sư cảnh quan đang cầm máy ảnh đi ngang qua, đã bắt chuyện với một nữ học viên trẻ tuổi tới từ Melbourne. Cô nói rằng cô may mắn được sống ở Australia. “Ở đây chúng tôi coi nhân quyền là điều tất nhiên và không nghĩ về chúng nhiều. Nhưng khi biết những gì các bạn trải qua, tôi nhận ra rằng những quyền cơ bản như vậy quý giá nhường nào.”

Chỉ về phía quốc kỳ Australia phấp phới trên mái nhà Quốc hội gần đó, cô nói rằng lúc đầu cô không thích thiết kế của nó. “Nhưng khi tôi được biết về câu chuyện đằng sau nó, hiểu được nó chính là hình ảnh những người đại diện cho quốc gia và chính phủ, những người thực sự vì nhân dân. Tôi chấp nhận ý tưởng đó và bắt đầu thấy thích thiết kế này.”

Cô Crossley nói rằng khi vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn diễn ra năm 1989, lúc đó cô còn là học sinh cấp 3. “Lúc đó tôi không hiểu tại sao chuyện như thế có thể xảy ra, bởi vì ở Australia, chúng tôi không thể hiểu được cuộc sống sẽ thế nào nếu thiếu đi quyền con người cơ bản.” Giờ cô đã hiểu và nói với người học viên: “Hãy tiếp tục nỗ lực, tôi ủng hộ các bạn. Tôi hy vọng cuộc bức hại sẽ sớm kết thúc và bạn có thể sớm đoàn tụ cùng với gia đình mình ở Trung Quốc.”

61a92d1c5d36be66fa48d0a13b9b795b.jpg

Cô Lisa Crossley, kiến trúc sư cảnh quan, nói chuyện với một học viên và thể hiện sự ủng hộ với Pháp Luân Công

Ở Auckland, các học viên cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ. Một nhóm các sỹ quan cảnh sát đã nói chuyện với các học viên khá lâu và biết được sự thật về cuộc bức hại ở Trung Quốc. Các sỹ quan nói với cô Wendy, một học viên, rằng hoạt động của các học viên rất ý nghĩa và có nhiều người đã đọc biểu ngữ, nhận các tờ thông tin và nghe họ giảng chân tướng.

Các cảnh sát xin cô Wendy danh thiếp và nói sẽ xin phép cấp trên để các học viên Pháp Luân Công có vị trí tốt hơn cho hoạt động lần sau.

8e34da16d2866c6318e1c395f03de8e8.jpg

Anh Eduard, sinh viên tới từ Barcelona đang học tại Auckland

Anh Eduard đã sốc khi sau khi được biết sự thật về cuộc bức hại. Anh nói với các học viên: “Thật độc ác và tàn bạo. Tôi ủng hộ các bạn và chúc các bạn thành công.” Anh cũng bày tỏ mong muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/20/300537.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/11/21/146973.html

Đăng ngày 26-11-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share