[MINH HUỆ 07-06-2014] Nửa đầu năm 2002, cảnh sát thành phố Hạc Cương, tỉnh Hắc Long Giang đã bắt phi pháp hàng trăm học viên Pháp Luân Công. Khoảng một phần ba trong số đó đã bị kết án không qua xét xử và bị giam giữ ở trại tạm giam số 1 Hạc Cương. Khi cảnh sát tìm thấy các học viên mà đã bị buộc phải bỏ nhà đi, những người thân của họ cũng bị chịu bức hại. Ví dụ khi cô Dương Mỹ Trân bị bắt, em gái cô là Dương Mỹ Quyên cũng bị giam giữ hai năm trong tù.

Sau đây là lời kể trực tiếp của một học viên về tội ác ở trại tạm giam số 2 Hạc Cương.

Tra tấn bằng thanh sắt

Tôi từng bị giam giữ ở trại tạm giam Hạc Cương. Một ngày tháng 06 năm 2002, tôi nghe tiếng kêu leng keng của những thanh sắt ở sân của trại tạm giam số 2 bên cạnh trại tạm giam Hạc Cương. Chó và gà được nuôi trong trại cũng giật mình và kêu réo. Những âm thanh đó kéo dài khoảng nửa ngày, tôi không rõ có chuyện gì đã xảy ra.

Một vài ngày sau, tôi bị chuyển sang trại tạm giam số 2. Tôi bàng hoàng trước cảnh tượng khi bước vào phòng giam. Chiếc giường chứa đầy ắp người và hai hàng học viên ngồi dưới sàn nhà. Ai cũng bị còng tay và có dây xích nối còng tay với một chân của họ. Một thanh sắt được đặt ở giữa nhằm kéo căng hai chân họ ra, làm tăng thêm sự đau đớn cho các học viên. Tôi nhận ra tiếng ồn mình nghe trước đây chính là tiếng ồn của những thanh sắt gắn trên người các học viên.

Có 53 học viên bị tra tấn theo cách này trong nhiều ngày, một số kéo dài đến 17 ngày. Thậm chí cho đến hôm nay khi nghĩ về cảnh tượng khốn khổ đó tôi vẫn không thể kìm được nước mắt.

39e1968fcbd1d699a01340e522d7b0f1.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: Tra tấn bằng thanh sắt.

Cuộc bức hại vô nhân tính

Nhiều học viên trong phòng giam của tôi đều là những phụ nữ lớn tuổi. Bà Tạ Hương Lan đã 70 tuổi và bà Khổng Chiếu Cần 60 tuổi. Dù họ không bị tra tấn bằng thanh sắt nhưng hàng ngày phải chứng kiến cảnh các đồng tu bị tra tấn cũng khiến họ đau lòng, đó cũng là một cách tra tấn tinh thần.

Các tội phạm hình sự được giao nhiệm vụ giám sát các học viên nên họ không thể luyện công hay nhắm mắt.

Một số tù nhân nhúng khăn vào nước sau đó đặt chúng lên đầu các học vên. Nước chảy vào người làm ướt quần áo nhưng họ không được phép thay đồ.

Tát học viên bằng giày cũng là một cách tra tấn phổ biến. Lính canh Do Kiệt đã đánh các học viên một cách tàn bạo bằng ống cao su. Bà Lữ Nguyên Thu đã bị đánh cho đến khi gục ngã.

1db6c7b40087c7b7f3ff557dcdc2b98f.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: Dùng giày tát vào mặt

Các học viên bị tra tấn bằng một thanh sắt muốn đi vệ sinh rất khó khăn nếu không có người khác giúp đỡ. Để tránh làm phiền người khác, họ đã ăn uống rất ít.

Khi các đồng tu giúp họ thay quần áo, họ không thể xỏ ống tay hay cài nút áo. Họ chỉ có thể choàng áo qua vai.

Mông của một học viên bị loét và nhiễm trùng do phải ngồi trên ghế nhỏ trong một thời gian dài. Lính canh kéo quần cô xuống và bắt cô nằm sấp trên giường. Các lính canh nam thường xuyên đến kiểm tra mỗi ngày trong khi cô đang nằm ở đó không mặc chút gì.

Bà Trần Bình Trân đã trên 40 tuổi. Cả lưng bà đầy mụn mủ lở loét sau khi bị lính canh Do Kiệt đánh đập tàn bạo bằng ống cao su. Bà cũng không thể đi lại do bị trói chân trong một thời gian dài.

Cô Diêu Ngọc Liên bị tra tấn đến thê thảm

Cô Diêu Ngọc Liên đã ngoài 30 tuổi. Cô bắt đầu sốt cao nhiều ngày và ho dữ dội nhưng trại tạm giam không quan tâm tới bệnh tình của cô.

Một ngày, thân nhiệt của cô tăng cao đến nỗi cô bắt đầu bị co giật và nghiến răng. Bác sĩ trại tạm giam đến bảo chúng tôi cậy miệng cô ra bằng cây đũa và xoa rượu lên người cô. Cô Diêu đang bị bệnh ngoài da nên những chỗ nào được xoa rượu mụn mủ bị vỡ chảy dịch ra ngoài. Cô ấy co giật một lúc lâu nhưng lính canh từ chối đưa cô tới bệnh viện để chữa trị.

Cô Diêu bị động kinh và tình trạng càng lúc càng xấu. Lính canh vẫn từ chối gửi cô đến bệnh viện cho đến khi bác sĩ phàn nàn thì cô Diêu mới được đưa đi.

Ngày tiếp theo, lính canh Ngô Yến đưa cô Diêu trở lại phòng giam và chúng tôi được biết có lệnh từ cấp trên là các học viên Pháp Luân Công không được chữa trị y tế.

Tình trạng cô Diêu ngày càng nặng nề. Cô ho ra máu và vẫn bị sốt cao. Hàng ngày cô được đưa đến bệnh viện để tiêm thuốc và gia đình phải trả toàn bộ chi phí. Anh của cô Diêu cuối cùng đã phải trả rất nhiều tiền để bảo lãnh cô tại ngoại.

Chồng cô Diêu là thợ mỏ đã chết trong một vụ nổ ga. Gia đình của anh chỉ được nhận 17.000 nhân dân tệ tiền bồi thường từ các quan chức tham nhũng. Cô Diêu phải mưu sinh kiếm sống một mình cùng đứa con nhỏ. Dù vậy, cô vẫn bị két án ba năm tù ở trại cưỡng bức lao động và bị bức hại cho tới khi hấp hối.

Ông Quách Hưng Quốc bị bức hại đến chết

Ông Quách Hưng Quốc là một trong những học viên bị bắt năm 2002 và bị kết án 15 năm tù giam. Do thể trạng kém nên ông bị nhà tù Hô Lan từ chối và gửi trả lại trại tạm giam. Khi trưởng trại tạm giam báo cáo trường hợp này lên cấp trên là Khổng Lệnh Diễm, cũng là trưởng phòng 610 quận Hưng An, Khổng Lệnh An đã cắt hết chi phí chăm sóc y tế cần thiết và nói: “Cho dù hắn chết thì cũng phải chết trong trại giam!” Kết cục ông Quách Hưng Quốc lại bị đưa đến nhà tù Hô Lan, bị bức hại cho tới gần chết. Ông đã qua đời vài ngày sau khi bị trả về nhà.

Những trường hợp bị bức hại khác

Cô Trương Thuật Hà bị giam giữ ở trại tạm giam 6 tháng. Chồng cô phải bán nhà để có đủ tiền chuộc cô ra ngoài.

Khi kỳ hạn 6 tháng của cô kết thúc, cảnh sát Vương Tài và Trương Đào lại tới nhà tra hỏi cô Trương lần nữa và cố ép cô ký tên vào bản cam kết bất luyện Pháp Luân Công. Trương Đào nói với cô: “Đại hội Đảng lần thứ 16 đã kết thúc và các học viên Pháp Luân Công bị dán nhãn là tội phạm chính trị. Việc học hành của con gái cô cũng sẽ bị ảnh hưởng.” Cô Trương nói: “Theo pháp luật cần phải có bằng chứng phạm tội. Chúng tôi không làm điều gì sai trái.” Viên cảnh sát cười lớn: “Chúng tôi cần gì bằng chứng để kết tội Pháp Luân Công chứ?”

Họ chuyển cô Trương Thuật Hà đến trại tạm giam số 1. Vào ngày xét xử, luật sư gia đình cô thuê không được phép xuất hiện trong phiên toà. Vì luật sư không thể làm được gì nên anh đã trả lại tiền công cho chồng của cô. Chồng cô Trương phải đưa hối lộ cho chánh án 2.000 nhân dân tệ để giảm thời hạn giam giữ của cô từ 4 năm xuống còn 2 năm.

Bà Tạ Hương Lan, 71 tuổi, đã bị bắt tại nhà và bị đưa đến trại tạm giam. Sau đó bà bị kết án ba năm tù ở trại cưỡng bức lao động.

Cô Vương Tú Chi đã từng mắc nhiều loại bệnh tật khác nhau. Nhờ tu luyện Pháp Luân Công, mọi bệnh tật đều tan biến. Sau khi bị đưa tới trại tạm giam, chứng đau dạ dày của cô bị tái phát do thức ăn quá tệ. Cô bắt đầu bị nôn mửa hàng ngày. Cuối cùng cô không thể ăn bất cứ thứ gì và nôn ra máu. Dù vậy, trại tạm giam vẫn không chịu thả cô ra. Con gái chỉ được mang cô về nhà khi cô đang hấp hối.

Bà Khổng Chiếu Cần đã 60 tuổi bị ngã trong nhà vệ sinh và lên cơn đau tim. Bà bị động kinh và sùi bọt mép. Phải mất vài tiếng sau trại giam mới gọi xe cứu thương tới đưa bà đi bệnh viện.

Ở trại tạm giam số 2 người ta dùng bột ngô mốc để làm bánh hấp cho tù nhân. Bột ngô được phơi ở dưới đất nơi có chó và chim bồ câu di chuyển qua lại. Phạm nhân mắc bệnh do hàng ngày phải ăn loại thức ăn kinh khủng đó. Thậm chí khi các học viên đang trong tình trạng nguy kịch, họ cũng không được thả.

Những lính canh nói với gia đình của họ: “Nếu các người muốn cứu người thân của mình thì tốt hơn nên cố gắng đưa họ tới Trại lao động cưỡng bức Giai Mộc Tư và khi đã đến đó mọi người mới có thể đưa họ ra bằng cán cứu thương.”

Những thành viên trong gia đình tuyệt vọng nên bị lừa gạt bởi những lời dối trá này và đã chi trả rất nhiều tiền để cố gắng đưa người thân của mình từ trại tạm giam đến trại cưỡng bức lao động.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/6/7/293117.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/6/16/1668.html

Đăng ngày: 02-11-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share