Báo cáo tổng hợp của phóng viên báo Minh Huệ tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 21-05-2014] Ngày 07 tháng 12 năm 2013, Minh Huệ Net đã đăng loạt bài “Báo cáo điều tra tình hình ĐCSTQ bức hại tàn sát các học viên Pháp Luân Công”. Báo cáo này đã thống kê từ nguồn tư liệu của Minh Huệ Net có 3.653 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại đến chết. Điều tra cho thấy trong số đó có 694 trường hợp học viên trước khi chết đã bị tra tấn tàn bạo bằng hình thức “ghế cọp”, chiếm tỷ lệ 19%.

Trong số các thủ đoạn tra tấn, chính quyền ĐCSTQ đã sử dụng 11 thủ đoạn tra tấn chính và 70 thủ đoạn tra tấn nhỏ để bức hại các học viên Pháp Luân Công một cách vô nhân tính, “ghế cọp” là một trong những thủ đoạn như vậy.

Nếu tìm kiếm từ khóa “ghế cọp” trên Minh Huệ Net có thể tìm được 3.528 kết quả. Hình thức tra tấn “ghế cọp” được sử dụng phổ biến trong tất cả các trại lao động cưỡng bức, nhà tù, trại tạm giam, đồn công an, phòng an ninh nội địa của ĐCSTQ.

Trong thời kỳ đầu của cuộc bức hại, một viên cảnh sát có tên Trương Chinh Trấn ở đồn công an thành phố Trường Xuân trong khi tra tấn học viên đã nói: “Giang Trạch Dân trả cho tao mỗi tháng 1.000 tệ để làm việc này. Ghế cọp vốn dĩ chỉ dùng cho phạm nhân tử hình, nay dùng để tra tấn học viên Pháp Luân Công các người, đánh chết thêm một học viên thì Giang Trạch Dân lại càng vui mừng. Ở phòng giam dưới kia đã có mấy xác chết rồi”. Hắn vừa điên cuồng tra tấn các học viên Pháp Luân Công vừa quát: “Các người có sát nhân phóng hỏa, trộm cắp, uống rượu, chơi gái, đánh bạc cũng không ai quản, nhưng luyện Pháp Luân Công thì không được!”. Viên cảnh sát tà ác đó suốt mấy năm nay hầu như ngày nào cũng tra tấn các học viên Pháp Luân Công như vậy, hiện giờ hắn phải chịu quả báo bị mắc bệnh xơ gan.

Còn có cảnh sát công khai nói rằng mình là tay sai của ĐCSTQ: “Giang Trạch Dân bảo tao làm gì thì tao làm vậy, đánh chết coi như không có tội, không ai can thiệp, ngày mai có sửa lại án sai thì hôm nay vẫn cứ y lệnh mà đánh.”

d7a4f7030330c6ea4a40a0d6ba739ff8.jpg

Minh họa cảnh tra tấn: Ghế cọp

Khi cảnh sát sử dụng ghế cọp để tra tấn các học viên, hai chân của nạn nhân bị trói chặt vào ghế cọp bằng dây da, còn cổ chân bị kê cao dần lên cho đến khi dây da bị đứt. Học viên bị tra tấn liên tục trong thời gian dài thường đau đớn đến choáng váng, ngất xỉu.

Do thời lượng có hạn, bài viết này chỉ đưa ra một vài ví dụ điển hình về những học viên Pháp Luân Công bị cảnh sát của ĐCSTQ tra tấn tàn bạo bằng hình thức “ghế cọp”.

I. Các trường hợp bức hại điển hình

1. Chủ tịch tỉnh Trần Chính Cao đích thân chỉ huy bức hại, vợ chủ tịch tỉnh trực tiếp tham gia đôn đốc, gây áp lực

Tháng 08 năm 2008, trước Thế vận hội Olympic, học viên Pháp Luân Công Vu Minh tại thành phố Nông Dương do bị nghi ngờ có liên quan đến việc hai học viên Pháp Luân Công bỏ trốn tại trại lao động Mã Tam Gia, đã bị chủ tịch tỉnh Liêu Ninh Trần Chính Cao đích thân chỉ huy bức hại. Tháng 10, Vu Minh bị chuyển đến đại đội 2 của trại Mã Tam Gia.

Vì thù hận cá nhân, chủ tịch tỉnh Trần Chính Cao đã trực tiếp chỉ huy bức hại Vu Minh. Trong trại Mã Tam Gia, Vu Minh bị các lính canh Vu Giang, Lý Mạnh đánh đập tàn nhẫn, sốc điện, còng treo lên suốt mấy ngày. Họ còn nhốt anh trong một chiếc lồng sắt tự chế trong 3 tháng, khiến anh không thể đứng hay nằm. Anh còn bị bắt ngồi trên ghế cọp suốt 12 ngày, khiến anh mấy lần hôn mê bất tỉnh.

Vợ của chủ tịch tỉnh Trần Chính Cao cũng có mặt bên ngoài phòng tra tấn để đôn đốc, gây áp lực. Các lính canh thậm chí còn dùng dùi cui sốc điện vào bộ phận sinh dục của anh; sau khi dội nước lạnh vào người, họ trói chặt anh vào một chỗ rồi sốc điện vào phần dưới của anh, chúng còn dùng dùi cui điện đánh vào đầu, khiến anh choáng váng ngất xỉu.

2. Sau sự kiện chèn sóng truyền hình Trường Xuân, vô số học viên Pháp Luân Công cả nam và nữ đã bị tra tấn bằng ghế cọp

Ngày 05 tháng 03 năm 2002, 8 kênh truyền hình ở Trường Xuân đồng loạt phát sóng hai đoạn phim “Vụ tự thiêu hay là trò lừa bịp” và “Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền khắp thế giới”, nói lên chân tướng về Pháp Luân Công. Giang Trạch Dân vô cùng hoảng sợ đã hạ lệnh “giết không tha”. Ngay tối hôm phát sóng chương trình, Trường Xuân có lệnh giới nghiêm, toàn bộ cảnh sát được huy động để tiến hành cuộc bắt bớ quy mô lớn. Theo cảnh sát nói: “Cấp trên có lệnh, giết người phóng hỏa đều không quan tâm, chỉ bắt học viên Pháp Luân Công.”

Có ít nhất 5.000 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giam vào hôm đó, 15 người bị kết án phi pháp từ 4 đến 20 năm tù, ít nhất 8 người bị đánh đến chết. Vô số học viên Pháp Luân Công cả nam và nữ bị tra tấn bằng hình thức “ghế cọp”.

Theo lời kể lại của anh Trương Chí Khuê, học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Sơn Đông, anh đã bị đưa đến phòng tra tấn bí mật Tịnh Nguyệt Đàm, Trường Xuân. Tại đó anh bị tra tấn chết đi sống lại, khi chỉ còn thoi thóp anh lại bị đưa về đồn công an thành phố Trường Xuân. Anh nhớ lúc đó trong đồn có rất nhiều phòng nhỏ, mỗi phòng có một chiếc ghế cọp, trên mỗi ghế đều có các nữ học viên Pháp Luân Công, rất nhiều người đã ngất xỉu, toàn thân gần như trần truồng, chỉ mặc quần lót.

13c9e39d7d971acee475d0bbc3ac4baf.jpg

Học viên Pháp Luân Công Lưu Thành Quân

efd12f9003c9c8499dac81b484d26602.jpg

Bức ảnh cuối cùng của Lưu Thành Quân, sau khi bị tra tấn thô bạo

Học viên Pháp Luân Công thực hiện chèn sóng là anh Lưu Thành Quân. Anh đã bị bắt ngồi trên ghế cọp suốt 52 ngày, chịu đủ loại cực hình, răng bị đánh gãy hết, da ở bụng bị xé rách khiến ruột non lòi ra ngoài. Khi anh bị kết án phi pháp phải có người khiêng anh đến tòa án, anh bị kết án oan 19 năm tù, bị giam tại đại đội 1 trại giam số 2 tỉnh Cát Lâm.

Trải qua 21 tháng bị tra tấn tàn khốc trong tù, vào 4 giờ sáng ngày 26 tháng 12 năm 2003, Lưu Thành Quân đã qua đời tại bệnh viện Liên Nghị Trung Nhật Trường Xuân, năm đó anh 32 tuổi.

Ngày 25 tháng 12, khi người nhà vào được bệnh viện, nhìn thấy anh Lưu tai mắt mũi miệng đều chảy máu, toàn thân đầy máu, gân chân như bị kéo dãn ra, toàn thân đầy thương tích, nội tạng cũng tổn thương nghiêm trọng.

3. Chịu đau đớn cùng cực, mỗi giây trôi qua đều khiến người ta ngạt thở

160a92db4dc7fbb02014a9fc7da0ea93.jpg

Học viên Pháp Luân Công Vương Ngọc Hoàn

Ngày 11 tháng 03 năm 2002, học viên Pháp Luân Công Vương Ngọc Hoàn bị công an Trường Xuân bắt giữ. Tối ngày 12, cảnh sát Cao Bằng và Trương Hằng trói và nhét bà vào cốp xe ô tô đưa đến phòng hành hình Tịnh Nguyệt Đàm. Bà Vương Ngọc Hoàn bị trói vào ghế cọp, bị cảnh sát tra tấn cứ năm phút một lần, hai cánh tay bị vặn ngược ra phía sau trói lại, làm cho xương của bà bị trật khớp, bà Vương Ngọc Hoàn đau đớn chết đi sống lại, toàn thân ướt đẫm mồ hôi và nước mắt. Cổ bà bị bẻ mạnh ra sau cảm giác gần như sắp gãy, mỗi giây trôi qua đều khiến người ta ngạt thở; cổ chân bị kéo thẳng ra đau thấu tim. Sự đau đớn, thống khổ cùng cực khiến toàn thân bà run rẩy. Mấy lần ngất đi tỉnh lại, máu của bà thấm đẫm qua từng lớp quần áo.

Ngày 24 tháng 09 năm 2007, bà Vương Ngọc Hoàn đã qua đời tại bệnh viện công an Trường Xuân ở tuổi 52.

4. Trại tạm giam thành phố Đại Liên dùng hình thức “ghế cọp” để thẩm vấn ép cung học viên Xa Trung Sơn

Ngày 06 tháng 07 năm 2012, học viên Xa Trung Sơn bị quản thúc tại trại tạm giam Đại Liên, chịu tra tấn tàn khốc, bị còng tay và xích chân, bị xích vào một cái móc trên sàn nhà trong suốt 2 tháng, có lúc cả đêm bị trói trên ghế cọp, khiến anh từ một người cường tráng và kiên định mà phải 3 lần bị đưa vào bệnh viện cấp cứu.

5. Bức hại điên cuồng khiến anh Lưu Xương Hải ở Đại Liên phải nằm liệt giường hơn một tháng

Anh Lưu Xương Hải, ngoài 30 tuổi, là cán bộ quân nhân. Ngày 22 tháng 03 năm 2001, cảnh sát ở trại cải tạo Đại Liên đã chuẩn bị riêng cho anh 6 hình thức tra tấn, chúng nhét vải vào miệng anh để ngăn không cho anh kêu thét.

Lúc đầu anh Lưu bị đưa lên ghế cọp, chân bị trói vào mép giường, đùi và cẳng chân bị trói bằng dây da, phía dưới gót chân kê 24 tấm phản, căng đến mức dây da còn bị đứt, nhân viên quản giáo không dám kê thêm nữa liền hỏi ý kiến cảnh sát Tiểu Vương Quân, Tiểu Vương Quân thấy anh vẫn chưa chịu khuất phục, liền trói anh treo lên song cửa sổ đánh đập tàn nhẫn, còn lột hết quần áo anh và sốc điện bằng dùi cui.

Sau khi dùng hết các kiểu tra tấn, anh Lưu trông không còn ra hình người nữa, toàn thân da bị cháy và nhiều mụn phỏng rộp do bị sốc dùi cui điện, da ở cổ không còn nguyên vẹn và thâm tím hết, anh không dám cử động cổ vì quá đau đớn. Áo lót dính vào những chỗ da bị bong tróc, không thể bóc ra được. Cuộc tra tấn bức hại khiến anh Lưu nằm liệt giường suốt hơn 1 tháng, toàn thân chằng chịt các vết sẹo.

6. Bà Tiếu Thục Phân 63 tuổi bị tra tấn trên ghế cọp

Cuối năm 2002, học viên Pháp Luân Công, bà Tiếu Thục Phân 63 tuổi đã về hưu, vì giảng chân tướng Pháp Luân Công cho người dân mà bị đội an ninh nội địa thành phố Mẫu Đan Giang, tỉnh Hắc Long Giang bắt giữ. Đồn công an đã tra tấn tàn bạo bà suốt bảy ngày bảy đêm. Cảnh sát trói bà trên ghế cọp rồi đổ rất nhiều mù-tạt vào người bà, sau đó dùng túi nhựa trùm lên đầu khiến bà gần như bất tỉnh; dùng kìm để nhổ răng, dùng kìm kẹp vào ngón tay, móng tay; suốt bảy ngày bảy đêm không cho bà ngủ, tra tấn liên tục khiến bà chết đi sống lại, chỉ còn thoi thóp.

7. Cảnh sát ở Tây Xương tuyên bố: “Đánh chết thì hỏa táng là xong”

Ông Phương Chính Bình, học viên Pháp Luân Công ở thành phố Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, đã ngoài 60 tuổi. Chập tối ngày 26 tháng 08 năm 2003 ông bị cảnh sát Chu Hân thuộc đội an ninh nội địa bí mật bắt đến phòng hành hình của đội an ninh nội địa thành phố Tây Xương. Một cảnh sát ở đó nói: “Phải tiêu tốn hơn 30.000 tệ để trang bị cho căn phòng này, hiện giờ tốt rồi, có đánh mạnh đến mấy, gào thét to đến mấy thì bên ngoài cũng không nghe thấy gì, cách âm rất tốt.”

Bọn họ bắt ông ngồi vào ghế cọp, tay và chân bị còng lại, 9 cảnh sát chia làm ba nhóm luân phiên thẩm vấn, ép cung, đấm đá ông.

Ông Phương Chính Bình nói: “Toàn thân tôi đã sưng hết rồi, các anh đừng đánh nữa.. Chu Hân trả lời: “Đánh chết thì hỏa táng là xong.” Cứ như vậy, cảnh sát điên cuồng tra tấn, nhằm vào những vết thương loang lổ máu ở cánh tay và chân ông mà đánh, chỗ nào càng đau càng đánh, liên tục thẩm vấn, tra khảo, khiến ông Phương đau đớn cùng cực và mệt lử, chỉ muốn chợp mắt một chút; cảnh sát liền bật công tắc điện gắn trên ghế cọp để tạo tiếng động chói tai, hắt nước lạnh vào người ông để ông tỉnh lại rồi tiếp tục tra tấn.

0e5d8daaeac382a405686b381b0e5778.jpg

Minh họa tra tấn: Tô Tần đeo kiếm

Trong thời gian này, Lý Du còn còng hai tay ông chéo ra sau lưng, gọi là tư thế “Tô Tần đeo kiếm”.

Ông Phương Chính Bình tuổi đã cao, xương cốt đã lão hóa, bị tra tấn đến mức nước mắt tuôn trào, kêu khóc khản cả giọng vì đau đớn, chúng cũng chẳng buông tha, lại bắt ông ngồi ghế cọp. Từ 4 giờ sáng ngày 26 đến 10 giờ ngày 27, ông Phương liên tục bị còng tay, đánh đập, tra tấn suốt 30 tiếng.

II. Cảnh sát trại giam Nam Quan Lĩnh, Đại Liên dùng hình thức “ghế cọp” để bức hại học viên Pháp Luân Công

Tháng 11 năm 2013, đội quản lý trại giam Nam Quan Lĩnh, Đại Liên lắp đặt ghế cọp bằng inox, bất kể học viên Pháp Luân Công nào đã vào ghế cọp là phải ngồi liền ba ngày, chân tay đều bị trói lại.

III. Trại giam Nông Dương dùng “ghế cọp” bức hại học viên Pháp Luân Công

Tháng 06, 07 năm 2012, các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại trại giam Nông Dương đã phải trải qua đợt sàng lọc chuyển hóa, tất cả những người chưa bị chuyển hóa đều bị tra tấn với các thủ đoạn cực kỳ tàn bạo, tứ chi và cổ của các học viên Pháp Luân Công bị trói vào ghế cọp (dùng loại khóa chuyên dụng bằng thép), phía trước mặt đặt một chiếc bóng đèn lớn, khiến phần mặt của nạn nhân bị bỏng rát, hai mắt bị đèn chiếu lóa mắt, chỉ cần nhắm mắt liền bị sốc điện bằng dùi cui. Các học viên cũng bị cấm không cho ăn uống, cả ngày 24 tiếng bị cố định trên ghế, đến đại tiểu tiện cũng ở tại chỗ.

Nhân viên phục vụ và cảnh sát luân phiên theo dõi các học viên, đến khi nào đồng ý chuyển hóa mới thả ra. Thường thì các học viên bị trói ba ngày trở lên khiến tinh thần suy sụp hoàn toàn, mới gật đầu đồng ý. Sau khi được thả ra, các học viên này đều mê man trong nhiều ngày, thậm chí có người bị tra tấn đến mức bất tỉnh nhân sự, cận kề cái chết.

80f3a1f65713107e2eb7e7f6fe019216.jpg

Luật sư Vương Vĩnh Hằng

Học viên Vương Vĩnh Hằng là một trong mười luật sư nhân quyền nổi tiếng ở Đại Liên. Ông bị tra tấn bằng ghế cọp đến mức cơ thể đang khỏe mạnh trở nên suy kiệt, nguy hiểm đến tính mạng, thân thể không còn nhận ra hình dạng, trông đen đúa gầy gò, xuất hiện triệu chứng bệnh lao, cũng như tràn dịch màng phổi và màng bụng, phần thân dưới của ông bị tê bại và ông gần như đã bị liệt, đi lại khó khăn, cơ thể yếu đến nỗi không còn đủ sức để nói chuyện.

IV. Trại giam Ngân Xuyên, Ninh Hạ mời “chuyên gia” từ Bắc Kinh đến chế tạo 10 chiếc ghế cọp

Ngày 15 tháng 02 năm 2009, trại giam Ngân Xuyên đã mời ba người được gọi là “chuyên gia” từ trại giam Tiền Tiến ở Bắc Kinh, một trại giam khét tiếng. Các “chuyên gia” này hợp tác với cảnh sát trại giam để thực thi việc “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ tại đó. Ba “chuyên gia” này, một người tên là Lưu Quang Huy, một người họ Trương, một người họ Hà. Họ đã huấn luyện cho các cảnh sát trại giam; cung cấp bản vẽ, thước, chế tạo 10 chiếc ghế cọp tại khu vực trại giam rồi chuyển đến phòng giam bí mật.

Trại giam đã cử Ngụy Quân, Điền Vĩnh Ngọc, Lý Hoành Binh, Trương Lâm, Trương Toàn Hoành, còn điều một tên tội phạm sát nhân ở khu trại giam đến hỗ trợ các “chuyên gia” bức hại các học viên Pháp Luân Công. Nhóm cảnh sát này đã lôi 11 học viên Pháp Luân Công vào phòng giam bí mật, bắt ngồi ghế cọp, bức hại họ liên tục không kể ngày đêm.

Kết luận

Ngày nào ĐCSTQ còn tồn tại thì ngày đó cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công sẽ không chấm dứt, điều đó là do bản chất “giả, ác, đấu” của ĐCSTQ quyết định.

14 năm qua, các học viên Pháp Luân Công cũng chưa một giây phút ngừng giảng chân tướng cho người dân thế giới. Đối mặt với cuộc bức hại tàn khốc của tập đoàn lưu manh Giang Trạch Dân và ĐCSTQ, các học viên Pháp Luân Công vẫn thể hiện đầy đủ tâm đại thiện đại nhẫn, không oán không hận, không chịu khuất phục, đưa vẻ đẹp của Chân, Thiện, Nhẫn truyền khắp mọi nơi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/5/21/292421.html

Bản dịch tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/6/15/1651.html

Đăng ngày 01-11-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share