Bài viết của một học viên ở Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 01-08-2014] Tôi là bác sỹ làm việc trong một bệnh viện. Nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, trí huệ của tôi đã được khai mở, và tôi tin rằng đây là một trong những lý do khiến hiệu quả trị bệnh của tôi thường rất tốt. Tôi luôn cố gắng làm tròn trách nhiệm với các bệnh nhân và không nhận quà hối lộ. Bệnh nhân, đồng nghiệp và hầu hết lãnh đạo đều rất tin tưởng tôi và thường nhờ tôi điều trị cho người thân và bạn bè của họ. Tuy nhiên, điều này khiến cho vị trưởng khoa của chúng tôi cảm thấy ghen tị và bà ấy thường cố ý gây khó dễ cho tôi.

Khi tôi giảng chân tướng cho các đồng nghiệp, vị trưởng khoa đó đã gây gổ với giám đốc bệnh viện và tố cáo tôi với Phòng 610 thành phố vào năm 2004. Từ đó, sở cảnh sát bắt đầu bí mật điều tra tôi.

Phó giám đốc bệnh viện đã nói với cảnh sát rằng: “Cô ấy là một bác sỹ có năng lực và vị trưởng khoa đó đã ghen tị với cô ấy. Đó là lý do tại sao bà ta tố cáo cô ấy.” Sở cảnh sát đã quyết định đứng ngoài chuyện này và để bệnh viện tự giải quyết vấn đề.

Sự cố này khiến tôi phải hướng nội để tìm ra những thiếu sót của mình. Tôi phát hiện rằng mình có tâm tật đố với vị trưởng khoa này. Tôi đã xem thường bà ấy, đồng thời ôm giữ tâm tranh đấu, tâm lo sợ và lơ là việc phát chính niệm.

Chính lại bản thân

Sau đó tôi chú ý nhiều hơn đến việc học Pháp và phát chính niệm. Nhờ vậy, tôi có thể khắc phục được những thiếu sót của mình. Tôi đã giải thích sự tốt lành của Đại Pháp và sự tàn ác của cuộc đàn áp bằng cả lời nói lẫn văn bản cho giám đốc, phó giám đốc và trưởng khoa.

Một tháng sau, giám đốc, trưởng khoa và người bác sỹ bịa đặt những tin đồn về tôi đã bị cắt chức. Sự việc này khiến tôi bị chấn động. Từ đó, tôi rất thận trọng khi thảo luận về Pháp Luân Đại Pháp tại nơi làm việc.

Tôi phát chính niệm nhiều hơn và giữ vững chính niệm mọi lúc. Trước khi nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp, tôi sẽ phát chính niệm trước tiên và xin Sư phụ gia trì cho mình. Tôi đã dần dần vượt qua nỗi sợ hãi bị đàn áp và tận tụy hơn với việc cứu người.

Tôi thường gặp những người tôi muốn nói về Pháp Luân Đại Pháp một cách tình cờ. Điều này khiến tôi nhận ra rằng Sư phụ luôn ở bên tôi và Ngài đọc được mọi suy nghĩ của tôi.

Thể ngộ của tôi về việc “Nhẫn không phải là hèn nhát”

Nhiều đệ tử Pháp Luân Đại Pháp đã bị bắt giữ, bị kết án và bị tra tấn. Thậm chí, rất nhiều người đã bị sa thải và vô số gia đình phải chia lìa. Những người nghe tuyên truyền dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bao gồm cả người nhà và đồng nghiệp của họ, đã đổ lỗi cho Pháp Luân Đại Pháp về điều này.

Sư phụ giảng:

Nhẫn không phải là hèn nhát, càng không phải là thuận chịu [những điều] trái nghịch. Nhẫn của đệ tử Đại Pháp là cao thượng, là biểu hiện của sinh mệnh vĩ đại bất động như kim cương kiên chắc không thể phá, là khoan dung để duy trì chân lý, là từ bi và cứu vãn đối với những sinh mệnh vẫn còn nhân tính vẫn còn chính niệm. Nhẫn tuyệt đối không phải là dung túng vô hạn độ, để cho những sinh mệnh tà ác đã hoàn toàn không còn nhân tính không còn chính niệm kia hành ác vô độ. Nhẫn là có thể vì chân lý mà tận xả hết thảy, nhưng Nhẫn không phải là khoan dung những sinh mệnh tà ác đã không còn nhân tính, không còn chính niệm vô pháp vô thiên phá hoại chúng sinh và tồn tại của Đại Pháp tại các tầng khác nhau, càng không phải là làm ngơ [những việc] sát nhân phóng hoả.” (Nhẫn vô khả Nhẫn, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Xin nghỉ phép bằng chính niệm

Tôi đã bị cắt mất một kỳ nghỉ phép thường lệ vào năm 2005. Tôi hỏi vị trưởng khoa liệu nó có phải là do kết quả làm việc của tôi hay không. Bà ấy nói rằng quyết định đó là của phó giám đốc, nhưng ông ấy không nhận đã đưa ra quyết định này. Sau đó, tôi nói chuyện với giám đốc, nhưng ông ấy cũng khẳng định rằng ông ấy không đưa ra quyết định này. Vì vậy, tôi nói: “Vì không có ai trong số các vị đưa ra quyết định đó, nên tôi sẽ lấy lại kỳ nghỉ này của mình!” Hai ngày sau đó tôi quay lại làm việc và phát hiện rằng lịch nghỉ phép đã quay trở lại trạng thái ban đầu của nó.

Năm ngoái, tôi đã xin nghỉ nửa ngày để tham dự một hội nghị của trường đại học. Một lần nữa, vị trưởng khoa của tôi lại báo cáo việc này với phó giám đốc chịu trách nhiệm. Tôi kiên quyết xin nghỉ trong khi phát chính niệm và cuối cùng ông ấy đã đồng ý. Nhưng tôi cảm thấy tôi nên giảng chân tướng cho ông ấy thêm nữa.

Tôi đã đến nhà ông ấy. Trước tiên tôi xin lỗi về việc khăng khăng đòi nghỉ ngày hôm đó. Tôi đã nói chuyện với ông ấy sâu hơn về Pháp Luân Công và thuyết phục ông không tham gia vào cuộc đàn áp. Ông ấy đã hỏi một số câu hỏi về môn tu luyện. Tuy nhiên, trước đó ông đã biết được sự thật về Pháp Luân Công từ cô con gái của ông, người hiện đang sống ở Hồng Kông. Tôi đã thuyết phục vợ ông thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó, và tặng cho họ một đĩa DVD Thần Vận và các tài liệu khác.

Lòng từ bi của tôi không thể bị lợi dụng

Sự rụt rè của tôi thường bị gia đình, bạn bè và đồng nghiệp xem như một điểm yếu. Tuy nhiên, theo thời gian, gia đình đã tôn trọng tôi hơn.

Tôi đã bị tống giam 6 lần vì đi thỉnh nguyện ở Bắc Kinh. Cha chồng của tôi bị ĐCSTQ đầu độc và nghe theo những lời vu khống chống lại Đại Pháp. Tôi đã nói chuyện với ông về môn tu luyện, nhưng ông không muốn nghe. Ông đã đọc Cửu Bình và các tài liệu của Đại Pháp, nhưng vẫn không muốn thay đổi.

Cách đây hơn 10 năm, ông thường hay bị bệnh. Ông đã bị chấn thương 5 lần, chịu đựng rất nhiều đau đớn và phải chữa trị tốn kém nhưng vẫn không cảm thấy khỏe hơn. Ông miễn cưỡng đồng ý thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Tuy nhiên, khi tôi nói chuyện về những người họ hàng đã thoát khỏi cơn hiểm nghèo trong vòng chưa đầy 24 tiếng đồng hồ nhờ niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân – Thiện – Nhẫn hảo”, ông nói rằng ông vẫn sẽ uống thuốc.

Bất cứ khi nào ông cảm thấy khó chịu, ông liền gọi cho tôi. Tôi luôn hiếu thảo với cha mẹ chồng và thường mua quần áo, thức ăn cho họ cũng như thường xuyên đến thăm họ. Tuy nhiên, tôi phát hiện rằng họ đã quen được đối xử như vậy và quay sang nói xấu tôi ở nơi công cộng.

Chúng tôi mua một căn hộ mới trong thành phố và lên kế hoạch đón ông bà về sống cùng chúng tôi để họ có thể tận hưởng tuổi già. Vào những ngày nghỉ Tết, các anh chị em chúng tôi thay phiên nhau đưa ông bà về nhà chăm sóc và năm nay đến lượt vợ chồng tôi. Chúng tôi đã xem các chương trình của đài truyền hình Tân Đường Nhân trong nhiều năm qua. Nhưng bố chồng của tôi lại cảm thấy tức giận về điều đó. Ông nói: “Pháp Luân Công là rác rưởi!” Ông yêu cầu chúng tôi cài đặt các kênh Trung Quốc bình thường khác cho ông xem.

Tôi nhận ra rằng ông đã lợi dụng sự từ bi của tôi hết lần này đến lần khác. Tuy nhiên, sau tất cả những chuyện này và sau khi đọc rất nhiều tài liệu Đại Pháp, ông vẫn can nhiễu việc tu luyện của tôi khi ở trong nhà của tôi. Tôi nghĩ, nếu cứ như thế này, làm sao tôi có thể tiếp tục học Pháp, luyện công, phát chính niệm cũng như nói chuyện với những người khác về môn tu luyện?

Tôi luôn muốn mình được công nhận là một người vợ tốt và một người con dâu hiếu thảo, nhưng lần này, tôi đã thảo luận vấn đề này với chồng tôi. Tôi đề nghị rằng tất cả những người anh em của anh ấy nên luân phiên chăm sóc cha mẹ hai hoặc ba tháng một lần, thay vì chỉ vài ngày trong dịp năm mới. Cuối cùng, chồng tôi đã đồng ý với kế hoạch mới này của tôi, và không còn muốn để ông bà sống tại nhà của chúng tôi đến cuối đời nữa.

Là một đệ tử Đại Pháp, chúng ta có sứ mệnh của mình, đặc biệt là trong giai đoạn cuối của tiến trình Chính Pháp. Nhiệm vụ lớn nhất của chúng ta là cứu người và loại bỏ chấp trước vào danh, lợi, tình. Về phần gia đình, chúng ta cần phải có trách nhiệm, nhưng không thể để bị lợi dụng.

Hiện nay, bố chồng tôi đã thay đổi và chồng tôi cũng thường niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và giúp đỡ các học viên khác. Bây giờ cuộc sống của gia đình chúng tôi trở nên vui vẻ và hòa thuận hơn.

Sư phụ giảng:

“Đệ tử Đại Pháp các vị chỉ cần hành xử thật ngay chính, thì chư vị sẽ cải biến được hoàn cảnh xung quanh, chư vị sẽ cải biến được người ta.” “Chỉ cần chư vị có thể bước đi thật ngay chính trên con đường tu luyện của mình tại thế gian con người, thì ai cũng đều sẽ nhìn nhận được chư vị một cách đúng đắn.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2005)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/8/1/在修炼中体悟“忍不是懦弱”-294684.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/9/1/2786.html

Đăng ngày 25-09-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share