Bài viết của Tôn Diễm Hà
[MINH HUỆ 28-05-2014]Ghi chú: Vào ngày 03 tháng 06 năm 2013, cô Tôn Diễm Hà, một học viên Pháp Luân Công ở huyện Nông An tỉnh Cát Lâm, đã bị các nhân viên của Sở cảnh sát Nông An bắt giữ tại nhà.
Cảnh sát đã đánh đập cô, đè các thanh sắt nặng lên chân của cô và áp dụng các biện pháp tra tấn khác đến khi cô gần chết. Sau đó họ chuyển cô đến “phòng giám sát đặc biệt dành cho các tù nhân” ở Bệnh viện Cát Lâm.
Ở Bệnh viện Cát Lâm, nơi cô gặp Trương Khiết, một người kiến nghị đã bị liệt do hậu quả của việc tra tấn tàn nhẫn.
Dưới đây là câu chuyện chi tiết do Tôn Diễm Hà kể lại làm thế nào mà Trương Khiết, người đã bị liệt trong bốn năm, cuối cùng có thể đứng dậy và tự đi lại được.
Chị Trương Khiết năm nay 59 tuổi. Chị ấy đến từ Thành phố Cát Lâm. Trong 10 năm, chị ấy đã thực hiện quyền của mình được luật pháp cho phép để lên tiếng về sự bất công của bản thân bằng cách thỉnh nguyện lên chính phủ. Vì điều đó, chị đã bị bắt và giam giữ đến 19 lần.
Sau những lần bị đánh đập tàn nhẫn, chị dần trở nên bị bại liệt. Lần giam giữ cuối cùng của chị là ở Nhà tù nữ tỉnh Cát Lâm với bản án 6 năm.
Chị ấy đã áp dụng việc chữa trị y tế cho bệnh bại liệt của mình trong bốn năm liên tục nhưng không có kết quả. Cuối cùng, lời đề nghị của chị được chấp thuận và chị được chuyển đến bệnh viện nhà tù.
Giám đốc bệnh viện nói với chị ấy rằng: “Cô đã bị bại liệt trong bốn năm và bây giờ cô muốn đứng dậy à? Cô cứ nghĩ mà xem!”
Chị ấy đã cảm thấy hết sức tuyệt vọng.
Khi tôi gặp Trương Khiết ở “phòng giám sát đặc biệt”, chị ấy đã bị giam giữ được bốn năm trong thời hạn sáu năm của mình. Chúng tôi ở cùng phòng với nhau. Chị hỏi tại sao tôi lại ở đó. Tôi bảo chị ấy rằng bởi vì tôi tu luyện Pháo Luân Công. Chị thốt lên “ồ” và ngừng lại trong yên lặng. Tôi bắt đầu nhẩm Pháp.
Chị đã lắng nghe và nhận xét rằng: “Em đọc thật hay quá. Những gì em đọc làm chị cảm động.”
Vào ngày thứ ba, tôi phát hiện ra chiều dài của còng chân tôi vừa đủ để chạm tới chị ấy, vì vậy tôi đã giúp chị ngồi dậy và bắt chân kiết già. Sau đó, chị đã kể cho tôi rằng chị cảm giác giống như hàng vạn mũi kim đâm xuyên ra khỏi các khớp xương và qua đầu của chị, rằng chị ấy đã trải qua cảm giác có một nguồn năng lượng quanh vùng bụng dưới, và rằng dường như chị đã lạc vào một không gian rất yên tĩnh.
Chị ấy bảo: “Chị không thể nào diễn tả điều đó bằng lời được, nhưng nó là một trải nghiệm mà chị sẽ không bao giờ quên cho đến cuối đời mình.”
Nhiều năm bị liệt của Trương Khiết đã khiến cho chị không thể đi vệ sinh một cách bình thường. Trong nhiều năm, chị phải phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng. Sau ngày hôm đó, chị ấy có thể đi đại tiện như một người bình thường. Chị còn có thể ngồi dậy. Từ ngày thứ ba đến ngày thứ mười, chị đã có thể cử động các ngón chân của mình. Sau đó, chị có thể cử động đôi chân của mình.
Vào ngày thứ mười, Trương Khiết đã đứng được trên đôi chân của mình. Chị có thể tự mình đi đến phòng tắm để sử dụng các thiết bị. Trước đó, chị phải bò đi bằng tay và đầu gối của mình.
Khi xuất viện vào ngày thứ 20, chị đã vịn vào tường và tự mình đi ra ngoài.
Chị ấy bảo với tôi rằng: “Chị chan chứa một lòng biết ơn vô hạn. Chính Đại Pháp đã cứu chị. Chính em đã cứu chị.” Chị nói thêm: “Nếu bất cứ ai hỏi chị, chị sẵn sàng nói rằng: “Tôi đã được chữa khỏi nhờ tập luyện các bài tập của Pháp Luân Công.”
Tầng bốn của khu vực đặc biệt có hai phòng dành cho các tù nhân nữ, với ba y tá và một y tá trưởng, những người mà ở đó để trông chừng các tù nhân.
Một lần, La Đan, người y tá trưởng, vội vã vào phòng và nói: “Sao cô có thể dạy cho cô ta Pháp Luân Công?! Chính phủ đã cấm nó. Cô muốn tội danh của cô ta tăng lên hay sao?”
Ngay khi cô ấy đang nói, người nhân viên phụ trách phục hồi chức năng và bác sĩ đều bước vào. Bác sĩ đứng ở đầu giường của tôi để kiểm tra biểu đồ của tôi. Người nhân viên đứng cạnh Trương Khiết và nhìn chằm chằm vào chị ấy với một cái nhìn ảm đạm.
Trương Khiết nói với họ: “Hãy nhìn xem. Thật kỳ diệu làm sao! Tôi đã không đứng dậy được trong bốn năm. Nhìn xem làm thế nào mà tôi phục hồi nhanh đến vậy! Pháp Luân Công thật quá tuyệt vời. Làm sao chính phủ lại có thể cấm chúng tôi tu luyện kia chứ?”
Người y tá, nhân viên, và bác sĩ đã không nói một lời nào và cùng nhau rời đi. Sau đó, không ai can thiệp Trương Khiết khi chị tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công.
Ngay khi Trương Khiết bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, chị ấy đã phải trải qua các tình huống khảo nghiệm tâm tính một cách khắc khe. Những người khác bắt đầu gây khó dễ cho chị ấy. Tôi bảo chị nên im lặng và không động tâm bởi bất cứ điều gì mà người khác làm hay nói. Chị đã lắng nghe, hành động phù hợp, và trải qua những sự thay đổi thể chất một cách mạnh mẽ.
Một lần, chân của chị ấy đau đến nỗi chị ấy phải nhờ đến sự can thiệp của y tế. Khi bác sĩ đến và nói: “Cô đã không đi lại được trong nhiều năm, làm thế nào mà cô không bị đau đớn được? Tôi không thể làm được gì cả.”
Vì vậy chị đã tự đấm vào chân mình. Khi tôi hỏi tại sao chị làm như vậy, chị bảo điều đó làm cho máu lưu thông.
Tôi trêu chị ấy: “Chị đã bị đánh vào chân trong bốn năm, và chân chị đã không khá hơn đó sao”. Sau đó tôi bảo chị: “Hãy ngồi dậy. Ngồi kiết già nào.”
Chị đã làm thế. Cơn đau đã biến mất chỉ trong mười phút.
Trước khi Trương Khiết bị gửi trở lại nhà tù, chị ấy đã khóc. Tôi cũng khóc. Tôi nhắc chị ấy phải tiếp tục tập luyện và chắc chắn giữ vững tâm tính của mình.
Tôi nói: “Chị không có cơ hội học Đại Pháp một cách hệ thống, nhưng chị phải nhớ Nhẫn. Chị phải cư xử hơn cách của người thường.”
Tôi cũng hỏi chị ấy: “Chị có dám dùng tên thật của mình để kể về trải nghiệm bản thân làm thế nào chị đắc được Đại Pháp không?”
Chị trả lời: “ Có”. Chị còn nhất định nhờ tôi giúp viết một bài chia sẻ để đăng trên trang web Minh Huệ để gia đình chị và tất cả những ai biết chị sẽ được đọc về phép lạ đã xảy ra với chị.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/6/7/1542.html
Đăng ngày 07-08-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.