Bài viết của Duyên Dung
[MINH HUỆ 15-03-2014] Mục đích làm các tập san giảng chân tướng là gì? Tất nhiên là để cứu người. Nói một cách cụ thể, tiêu chuẩn chất lượng càng cao thì độc giả càng tiếp nhận tốt hơn. Vì vậy chúng ta càng phải nỗ lực hơn nữa về mặt kỹ thuật và nội dung.
Tôi từng cảm thấy khá khó khăn trong việc lựa chọn những bài viết phù hợp cho tập san. Nhưng cùng với sự đề cao chỉnh thể, chất lượng các bài viết trên Minh Huệ càng ngày càng tốt, năng lực biên tập và viết văn đều được nâng cao, bây giờ chúng ta nên cân nhắc đến việc làm tập san có chất lượng tốt hơn. Nếu tập san, báo giấy có thể thể hiện một cách chính xác nội hàm thiện và mỹ thì nó có thể được coi như một loại hình nghệ thuật.
Quyển tạp chí hay tập san tốt có thể khiến người ta cảm động, có thể để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Muốn đạt đến điểm này thì cần nắm chắc một số vấn đề sau:
1. Chủ đề rõ ràng, tạo ấn tượng
Đầu tiên, chủ đề của bài viết phải rõ ràng, khi xem xong người đọc có thể dùng ngôn ngữ ngắn gọn để tóm tắt nội dung bài viết (cũng có thể thể hiện trực tiếp ở tiêu đề hoặc một đoạn nào đó trong bài viết), có như vậy bài viết mới lưu lại được ấn tượng cho người đọc, điều này rất quan trọng. Tư duy của con người là yếu nhược, nếu những điều nói đến quá phức tạp thì người đọc sẽ khó nhớ, nhớ không rõ thì họ khó mà suy nghĩ về nó được. Hiệu quả tốt nhất là có thể khiến cho người đọc tự mình suy xét những đạo lý bên trong những điều mà chúng ta viết ra, sau đó họ có thể tự mình tìm hiểu thêm. Khi đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với độc giả, thì cho dù nhất thời họ chưa minh bạch ra, lần sau nếu có cơ duyên vẫn có thể khiến họ suy xét lại.
Việc biên tập cấu trúc tổng thể của tập san chân tướng tháng cũng vậy. Do số lượng trang có hạn nên không thể lan man quá, cũng vẫn phải có vài trang phù hợp với chủ đề, để truyền tải chủ đề một cách rõ ràng. Hình thức thiết kế cũng phải phù hợp với chủ đề, không được làm chỉ để trang trí.
2. Sự chia sẻ bình đẳng khiến người đọc cảm động
Trước đây mỗi khi viết xong một bài viết hoặc biên tập xong một tác phẩm, tôi đều thử đứng tại góc độ người đọc phổ thông để xem hiệu quả ra sao. Tôi sẽ nghĩ, họ có cho rằng nội dung bài này tốt hay không? Hành văn có tốt không? Sau đó tôi phát hiện ra mình vẫn còn cái tâm cao hơn độc giả: “Tôi đang nói gì với các bạn, các bạn hãy xem những gì tôi nói đều là sự thật, đều rất có đạo lý, các bạn nên nhận ra điều đó”. Kỳ thực vẫn là tôi tự biểu đạt tự ngã của mình, vẫn có cái tâm muốn chúng sinh phải chấp nhận mình.
Tôi từng nghe một nhà ảo thuật nói, đại ý là, có rất nhiều khán giả sau khi xem biểu diễn ảo thuật xong, rất muốn biết bí mật đằng sau, thực ra sự thành công về phương diện đó chính là nhờ kỹ năng biểu diễn của nhà ảo thuật. Rất nhiều nhà ảo thuật là khoe khoang kỹ xảo, tuy nhiên loại biểu diễn cá nhân này là đối lập với khán giả, ngoài kỹ xảo ra thì họ không để lại ấn tượng gì khác cho khán giả. Khán giả đương nhiên sẽ hỏi: “Tại sao? Tại sao?” Nhưng nếu tiết mục ảo thuật này được thiết kế hoàn toàn vì khán giả, lấy khán giả làm trung tâm còn người biểu diễn ở vị trí phối hợp, thì tiết mục biểu diễn sẽ mang một ý nghĩa khác, nó trở thành một món quà tặng ý nghĩa cho khán giả, khán giả sẽ càng thêm cảm động sâu sắc và họ sẽ không hỏi tại sao nữa.
Thực ra điều này cũng giống như sáng tác hay biên tập một tác phẩm văn chương. Nếu bạn thực sự coi độc giả như người bạn tri kỷ mà chia sẻ thì họ sẽ cảm nhận được nó từ tận đáy lòng, họ sẽ thực sự cảm động thay vì chỉ đánh giá kỹ năng của bạn (tất nhiên điều này không có ý xem nhẹ kỹ năng viết, các bài viết bình luận và báo cáo tin tức cũng vậy).
Mặc dù nhận thức của người tu luyện chúng ta cao hơn nhiều so với người thường, chúng ta hiểu sâu sắc bản chất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhưng tâm của chúng ta nên đặt ngang bằng với nhận thức của độc giả.
Trong xã hội hiện nay, con người cho dù có đầy đủ tiền bạc, danh tiếng, sự nghiệp, gia đình thì họ vẫn có những phiền não riêng. Bởi vì chúng sinh đều không còn tốt nữa, đều tự tư, cho nên họ hiếm khi có thể lý giải được những vấn đề sâu thẳm trong tâm linh, hiếm khi hiểu được ý nghĩa chân chính của cuộc sống, họ đều sống vô cùng khổ sở. Nhưng tất cả những điều này đều để cuối cùng có thể đắc Pháp. Nếu chúng ta hiểu được sâu sắc nỗi khổ của chúng sinh và xuất tâm từ bi thì có thể bao dung tất cả những thiếu sót của họ (bởi vì đó không phải là tự ngã của họ), khi chúng ta trân trọng sinh mệnh của họ thì bài viết ra nhất định sẽ khiến họ cảm động.
Với tiền đề là việc nắm vững kỹ thuật, và nếu nội hàm có thể thăng hoa, chúng ta sẽ thấy rằng bài báo của mình sẽ khiến độc giả đồng cảm, cho dù là bài viết đả kích sâu cay tà đảng hay đánh thức lương tâm con người.
3. Phối hợp và hoàn thiện tác phẩm
Tôi nhớ có một đồng tu viết rằng: “Quan điểm mỹ thuật trong nghệ thuật truyền thống Đông phương và Tây phương đều có chung nguyên tắc là tính hoàn chỉnh, trật tự, cân bằng, hài hòa, v.v., từ bố cục, tạo hình đến màu sắc đều có mối liên hệ với những luân lý trong xã hội người thường. Cần coi trọng chỉnh thể nhưng cũng phải quan tâm đến tiểu tiết, giống như một sinh mệnh hữu cơ vậy, mỗi bộ phận đều phát huy tác dụng riêng, và chúng cũng phối hợp với nhau để đi đến đích cuối cùng.
Tham khảo buổi biểu diễn Thần Vận, tôi phát hiện ra nó có những điểm chung với công việc biên tập tập san, các tiết mục nối tiếp nhau, phối hợp hài hòa với tiết tấu chỉnh thể, làm cho độc giả không cảm thấy mệt mỏi, việc phối hợp màu sắc, hình ảnh trong thiết kế tập san cũng cần có sự thống nhất.
Sư phụ từng giảng rằng:
“Lịch sử nhân loại tựa như một vở kịch, chư vị từ quốc vương cho đến thứ dân, từ nhân vật anh hùng đến kẻ cường bạo (cười), từ văn nhân, danh nhân cho đến các anh hùng, đều là do chư vị làm cả.” (Giảng Pháp luân lưu tại Bắc Mỹ).
Tôi nghĩ, trong số những đệ tử làm công việc chứng thực Pháp thông qua việc biên tập, có lẽ trong lịch sử rất nhiều người từng là những nhà văn, tác gia, đại văn hào nổi tiếng. Trong lịch sử chúng ta đã từng sáng lập nên nhân loại, đã từng có những phút huy hoàng, đó chính là để tích lũy kinh nghiệm cho công việc hiện nay của chúng ta, trong lịch sử Sư phụ đã an bài những thứ tốt nhất cho chúng ta, chúng ta cũng nhất định có thể trong chứng thực Pháp mà tạo nên những vinh quang.
Tác phẩm của chúng ta mục đích chính là chứng thực Pháp, cộng với kỹ năng viết tốt có thể khiến người khác cảm động, sẽ tạo nên một tác phẩm mỹ thuật hoàn mỹ mà các tác phẩm nghệ thuật của người thường không thể sánh nổi.
Cổ nhân nói: “Văn chương do trời phú, kỹ năng do ngẫu nhiên mà thành”. Sư phụ ở không gian khác đã làm mọi điều tốt đẹp cho chúng ta, Đại Pháp có thể mang lại cho chúng ta trí huệ phong phú, chỉ xem chúng ta có thể có chính niệm đầy đủ mà bước đi không.
Mong rằng chúng ta hãy cùng nhau tinh tấn và làm nên những tài liệu chân tướng Minh Huệ có hiệu quả tốt hơn nữa.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/3/15/如何把明慧期刊办的更好-288715.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/4/4/41.html
Đăng ngày 04-05-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.