[MINH HUỆ 21-08-2013] Tòa án Hình sự số 2 của Tòa án Trung thẩm thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc đã xét xử học viên Pháp Luân Công bà Vương Ái Anh lần thứ ba lúc 9 giờ sáng ngày 29 tháng 08 năm 2013. Nhiều người đã thắc mắc về việc này, vì hầu hết các trường hợp khác chỉ xét xử một hoặc hai lần. Tại sao trường hợp bà Vương Ái Anh lại đặc biệt đến mức cần phải xét xử ba lần?

Chi tiết về trường hợp của bà Vương Ái Anh

Bà Vương Ái Anh cùng chồng là ông Vương Hồng Lượng, đều là các học viên Pháp Luân Công ở thành phố Võ An, tỉnh Hà Bắc, đã bị người của Đồn Công an Thành Quan, nhân viên Phòng 610 và Đội An ninh Nội địa bắt giữ phi pháp vào sáng ngày 01 tháng 06 năm 2011, và nhà họ bị lục soát. Sau đó Viện kiểm sát thành phố Võ An đã đệ đơn kiện cặp vợ chồng, và Tòa án thành phố Võ An đã xét xử họ.

Thẩm phán Trần Kiến Quốc của Tòa án Hình sự số 1 thuộc Tòa án thành phố Võ An đã kết án cặp vợ chồng vào tháng 02 năm 2012 mà không thông báo cho luật sư và người nhà của họ biết. Người nhà ông Vương Hồng Lượng đã không biết về việc kết án cho đến khi họ gọi cho tòa án và nói chuyện với thẩm phán vào ngày 02 tháng 03 năm 2012. Thẩm phán nói với họ rằng ông ta đã kết án ông Vương Hồng Lượng ba năm tù, và bà Vương Ái Anh bốn năm tù. Thẩm phán Trần Kiến Quốc đã nói trên điện thoại: “Đừng làm phiền tôi. Các người có thể đến đồn công an, hay đến Tòa án thành phố Hàm Đan.”

Không có luật nào ở Trung Quốc tuyên bố tu luyện Pháp Luân Công là phạm pháp. Tòa án thành phố Võ An đã bịa đặt lời buộc tội để kết án phi pháp vợ chồng ông Vương. Hai người đã kháng cáo lên Tòa án Trung thẩm thành phố Hàm Đan. Vào tháng 09 năm 2012, Tòa án Trung thẩm thành phố Hàm Đan đã thẩm định rằng bản án của tòa án cấp dưới không dựa trên bằng chứng thực tế, và đã trả hồ sơ về Tòa án Hình sự số 2 của Tòa án thành phố Võ An để xét xử lại.

Tòa án thành phố Võ An phải thả ông Vương Hồng Lượng vào trưa ngày 02 tháng 02 năm 2013 vì thiếu bằng chứng cũng như bị áp lực từ cộng đồng. Tuy nhiên, người của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn giam bà Vương Ái Anh và ngụy tạo bằng chứng mới đế xét xử lại bà.

Tòa án thành phố Võ An đã xét xử bà Vương lần hai vào ngày 01 tháng 03 năm 2013. Công tố viên Vu Vệ Bình đã đọc lời buộc tội và sau đó đưa ra cái gọi là “bằng chứng mới”. Luật sư biện hộ của bà Vương Ái Anh, ông Vương Toàn Chương, đã chỉ ra rằng bằng chứng mới thật sự chứng minh bà Vương Ái Anh vô tội. Công tố viên Vu Vệ Bình sau đó đã rời khỏi phòng xử án và không trở lại nữa.

Tuy nhiên vào ngày 18 tháng 03 năm 2013, Tòa án thành phố Võ An đã kết án bà Vương Ái Anh ba năm tù. Gia đình bà Vương đã nhờ luật sư kháng cáo lên cấp chính quyền cao hơn. Kết quả là Tòa án thành phố Hàm Đan đã quyết định xét xử bà Vương Ái Anh lần thứ ba vào ngày 29 tháng 08 năm 2013.

Tòa án thành phố Võ An đã kết án phi pháp ông bà Vương mà không có bất kỳ bằng chứng hợp pháp nào

Sau khi trường hợp của bà Vương Ái Anh bị phơi bày trên trang web Minh Huệ Net, tình trạng của bà đã thu hút được nhiều sự chú ý từ hải ngoại. Trường hợp của cặp vợ chồng là ví dụ điển hình về cách mà ĐCSTQ dùng hệ thống tư pháp để bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Tòa án thành phố Võ An đã kết án phi pháp cặp vợ chồng mà không có bất kỳ bằng chứng pháp lý nào chống lại họ. Thực ra, từ tháng 10 năm 1999, hệ thống tư pháp của ĐCSTQ chủ yếu dùng những thông báo hành chính như “Thông báo của Bộ Công an”, “Thông báo của Sở Nội vụ”, “Giải thích tư pháp I” và “Giải thích tư pháp II” để buộc tội và kết án các học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên, hai thông báo và những bản giải thích không phải là những thủ tục dựa trên luật do Quốc hội thông qua. Chúng là những thủ tục hành chính do ĐCSTQ tạo ra để tiến hành bức hại một nhóm người bị nhắm vào.

Theo Hiến pháp Trung Quốc, hệ thống tư pháp không có quyền kết án các học viên Pháp Luân Công, vì tự do tín ngưỡng là quyền được hiến pháp bảo vệ, và Pháp Luân Công chưa từng bị xem là bất hợp pháp. Do vậy có thể nói rằng, hệ thống tư pháp dưới quyền của ĐCSTQ đã dùng đến những thủ tục hành chính phi pháp để tiếp tục cuộc bức hại.

ĐCSTQ pháp hoại việc thực thi pháp luật

Trong 14 năm qua, ĐCSTQ đã dùng Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Phòng 610 để điều khiển công an trên cả nước, dùng họ như một công cụ trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. ĐCSTQ cũng điều khiển các cấp khác nhau của tòa án để kết án phi pháp các học viên Pháp Luân Công, bề ngoài là theo Điều 300 của Bộ luật Hình sự, cái gọi là “Dùng tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”. Tuy nhiên, tòa án do ĐCSTQ điều khiển không bao giờ có thể giải thích Pháp Luân Công “phá hoại việc thực thi pháp luật” như thế nào.

Thực ra, mọi lời buộc tội và kết án các học viên Pháp Luân Công là do Phòng 610 và Ủy ban Chính trị và Pháp luật quyết định từ trước. Các phiên tòa chỉ là thủ tục để đánh lừa dân chúng, với những thẩm phán ở các cấp đóng vai trò là tay sai của ĐCSTQ.

Phiên xử lần đầu và lần thứ hai của Tòa án thành phố Võ An đối với bà Vương Ái Anh đã cho thấy cách mà ĐCSTQ điều khiển tòa án để công khai bức hại các học viên Pháp Luân Công. Thẩm phán và công tố viên không thể xác định được bà Vương Ái Anh đã phạm điều luật nào. ĐCSTQ đã điều khiển nhân viên hệ thống tư pháp để bẻ cong luật pháp và vu khống các học viên.

Trong 14 năm qua, ĐCSTQ đã dùng truyền thông để tẩy não dân chúng và kích động hận thù chống lại Pháp Luân Công. ĐCSTQ còn điều khiển hệ thống tư pháp để bức hại Pháp Luân Công. ĐCSTQ cũng luôn dùng hệ thống tư pháp để trấn áp bất kỳ ai mà nó muốn đàn áp.

Nhân viên hệ thống tư pháp sẵn sàng trở thành kẻ chịu tội thay cho ĐCSTQ

Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ đã ban hành một “chỉ đạo” chính thức vào ngày 12 tháng 08 năm 2013: “Các nhân viên tư pháp cần phải chịu trách nhiệm về chất lượng của các vụ án trong toàn bộ quá trình của các vụ án.” Những ai thuộc lịch sử ĐCSTQ đều thấy rằng ĐCSTQ lại đang tìm kiếm những kẻ chịu tội thay cho nó.

Trong 14 năm qua, những người trực tiếp liên quan đều biết rõ rằng mọi trường hợp chống lại các học viên Pháp Luân Công đều là bịa đặt và chụp mũ. Hiện giờ ĐCSTQ đang bên bờ vực sụp đổ và không thể duy trì cuộc bức hại. Vì thế, nó đang cố đổ mọi tội lỗi đã gây ra trong cuộc bức hại lên đầu những nhân viên tư pháp – những người bị ĐCSTQ trực tiếp thao túng trong suốt cuộc đàn áp.

Trong “chỉ đạo” này, ĐCSTQ đã đưa ra luận điệu mà nó sẽ dùng để đổ mọi tội ác lên hệ thống tư pháp:

“Đặt ra trách nhiệm cho các tòa án, thẩm phán, công tố viên và công an để họ tuân thủ luật pháp trong việc sử dụng quyền hành và trách nhiệm của họ khi xử lý các vụ án. Thẩm phán, công tố viên và công an điều tra phải chịu trách nhiệm cho chất lượng của một vụ án trong phạm vi quyền hạn của họ. Làm rõ những tiêu chuẩn để phân loại một vụ án là bất công, giả tạo hoặc bị oan. Thiết lập và củng cố thủ tục để điều chỉnh những phán quyết sai trái trong các vụ án. Các phương thức tra tấn để lấy lời khai, dùng bạo lực để thu thập bằng chứng, che dấu chứng cớ, và làm giả bằng chứng sẽ bị truy cứu và trừng phạt nghiêm khắc theo pháp luật.”

Thông báo này rõ ràng cho thấy rằng ngay khi ĐCSTQ tin rằng nó cần hành động cho sự tồn vong của chế độ, nó sẽ hoàn toàn bỏ rơi những người trong hệ thống tư pháp đã theo lệnh của nó để bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Lịch sử của những kẻ chịu tội thay

Sau mỗi làn sóng khủng bố trước đây của ĐCSTQ, một kẻ chịu tội sẽ được tìm ra và bị dùng để ĐCSTQ đổ bỏ trách nhiệm sau khi gây ra nhiều tội ác kinh hoàng. Ví dụ, sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, Lưu Truyền Tân, Giám đốc Sở Công an thành phố Bắc Kinh quyền lực một thời, đã trở thành kẻ thế tội đầu tiên và bị giết. ĐCSTQ tuyên bố rằng ông ta đã “tự sát vì những tội ác của chính mình”. Ngoài ra, 793 công an và 17 quân nhân từng tích cực theo sát các chính sách của ĐCSTQ đã bị đưa đến tỉnh Vân Nam để bị xử tử bí mật. ĐCSTQ sau đó đã thông báo cho gia đình họ rằng họ đã “hi sinh khi đang thi hành nhiệm vụ”.

ĐCSTQ đặt bản thân nó trên cả luật pháp. Nó thao túng hiến pháp, luật pháp và hệ thống tư pháp. ĐCSTQ gần đây đã đưa ra thứ gọi là “Hướng dẫn ngăn ngừa những trường hợp xét xử sai và án oan” để chuẩn bị sẵn sàng cho việc sử dụng các nhân viên của hệ thống tư pháp như những kẻ chịu tội thay. Trong khi đó, ĐCSTQ vẫn tiếp tục dùng hệ thống tư pháp để bức hại các học viên Pháp Luân Công.

14 năm qua, thủ phạm chính trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân và những quan chức cấp cao khác, những người đã phát động và thi hành cuộc đàn áp, đã bị cáo buộc tội tra tấn, diệt chủng, và tội ác chống lại loài người tại hơn 30 quốc gia khắp thế giới. Họ sẽ sớm phải đối mặt với phán xét của nhân loại.

Trường hợp của bà Vương Ái Anh đã kéo dài hai năm, và diễn ra nhiều lần. Bà đã bị xét xử ba lần vì các thẩm phán cấp cao hơn đã kháng cự lại. Đây là một dấu hiệu khác cho thấy rằng ĐCSTQ đang mất đi quyền lực, và nó không còn có thể duy trì cuộc bức hại Pháp Luân Công lâu hơn nữa.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/21/正告邯郸法官-莫做中共替罪羊-278447.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/15/142007.html

Đăng ngày 09-03-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share