Bài viết của Vũ Chính

[MINH HUỆ 06-03-2014] Tiếp theo Phần 1

4. Sự xôn xao tại thành phố Trường Xuân

Lúc 7 giờ 19 phút tối, ngày 05 tháng 03 năm 2002, tám kênh truyền hình cáp tại thành phố Trường Xuân đồng thời phát sóng đoạn phim “tự thiêu hay là trò lừa bịp?” và “Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền thế giới.” Lúc đầu, khán giả đã bị chấn động. Mọi người bắt đầu gọi điện cho bạn bè và người thân, bảo nhau cùng bật tivi lên xem đoạn phim về Pháp Luân Công.

Khi Trương Trung Dư, Phó tổng biên tập của tạp chí địa phương Lantaineiwai (Lan Đài Nội Ngoại), đi vào một quán nhỏ thì thấy một đám người vây quanh TV đang sôi nổi bàn luận. Khi chủ quán thấy Trương mang bộ dạng cán bộ liền khẩn trương đổi kênh. Nhưng đổi hết các kênh đều là chương trình giống nhau: “tự thiêu hay là trò lừa bịp?”

“Chương trình rất hay. Xem cái này đi.” Trương vừa dứt lời, chủ quán và mọi người liền yên tâm ngồi xem.

Người dẫn chương trình đang phân tích bản tin do CCTV (Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc) từng phát sóng tuyên bố có một nhóm học viên Pháp Luân Công tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn. Người dẫn đã chỉ ra từng sơ hở trong chương trình của CCTV. Khán giả nhanh chóng hiểu ra cái được gọi là “bản tin” chỉ là tuyên truyền giả dối được dàn dựng để phỉ báng Pháp Luân Công. Và, cùng lúc đó thì tính mạng của một trong những “diễn viên” đã chấm dứt.

Chương trình kế tiếp là “Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền thế giới” cho thấy hàng nghìn các công bố và giấy chứng nhận từ chính phủ các nước và các tổ chức trên toàn thế giới trao tặng cho Pháp Luân Công. Chương trình cũng đưa ra bằng chứng chứng minh Pháp Luân Công đã được chào đón ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Vào ngày 06 tháng 12 năm 2010, tờ tạp chí The Weekly Standard đã xuất bản một bài báo dài có tựa đề “Xâm nhập sóng vi tế: Cách những người tử đạo vô danh Trung Quốc trợ giúp cho sự nghiệp tự do của toàn thế giới.”

Câu chuyện tường thuật lại sự kiện xảy ra vào tối hôm đó:

“Chương trình về Pháp Luân Công đã được phát trên 8 kênh truyền hình trong 50 phút, thu hút hơn một triệu khán giả, tin tức truyền ra người xem ngày càng nhiều, mọi người gọi điện cho nhau, bảo nhau bật TV lên ngay lập tức. Ở một số vùng lân cận, các quan chức trung cộng tại địa phương trở nên tuyệt vọng nên đã cắt điện khiến đường phố chìm vào bóng tối.

“Ở những nơi khác, chẳng hạn như gần Quảng trường Văn hóa, người dân tràn xuống đường ăn mừng. Lệnh cấm được gỡ bỏ rồi! Pháp Luân Công được minh oan rồi! Một vài học viên từ các nhà máy và nơi trú ẩn bước ra công khai phát tài liệu. Hàng xóm, trẻ em, người xa lạ, thậm chí cả bà cụ mang băng tay đỏ cũng đến gần bọn họ, mọi người trò chuyện vui vẻ cùng lúc, sôi nổi, cười nói, vỗ vai họ tinh nghịch, và chúc mừng họ.

“Một vài người hoài nghi đoạn phim không phải do chính phủ phát sóng, nhưng vẫn vui vẻ cười và nhẹ nhàng hỏi: ‘Sao các bạn làm được vậy? Các bạn Pháp Luân Công thật tuyệt vời!’ Hơn nữa lúc này thoạt nhìn mọi người tựa như rất đời thường. Vui vẻ nói cười đến tận 10 giờ tối không ngớt….”

Người dân ở Trường Xuân khi đã biết chân tướng, họ đứng về phía Pháp Luân Công và chửi mắng chính quyền vì đã đặt điều cho những người tốt.

Tại một quầy thức ăn bên trong một tòa nhà, một phụ nữ hỏi chủ quầy: “Ông có xem chương trình Pháp Luân Công tối hôm qua không?” Ông trả lời rằng mình đã xem. Cô ấy thở dài tiếc nuối: “Tối hôm qua, tôi không xem TV. Tiếc thật!”

Một người dân tại thành phố Trường Xuân, anh Ngụy Lợi Sinh nói: “Sáng sớm ngày 06 tháng 03, ngay khi đến cơ quan, sếp của tôi liền nói: “Pháp Luân Công thật lợi hại. Giờ dân chúng đang bàn luận về vụ tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn. Pháp Luân Công nói trên TV là nó được đảng cộng sản ngụy tạo để hãm hại Pháp Luân Công, rằng Pháp Luân Công đã hồng truyền trên toàn thế giới…’”

ĐCSTQ hoảng sợ

Những báo cáo của ĐCSTQ đã cố tính che dấu niềm vui của dân chúng, chỉ nói rằng đồn cảnh sát địa phương đã nhận được 2.000 cuộc điện thoại báo về chương trình phát sóng.

Đối với thành phố hàng triệu dân, hàng vạn quan chức đảng cùng hàng nghìn cảnh sát các cấp, những người mà đã xem đoạn phim phát sóng trong giờ vàng, thì con số 2.000 cuộc gọi đó, trên thực tế là một tỉ lệ rất nhỏ.

Và số lượng cuộc gọi tương đối thấp đã nói lên một điều rằng: hầu hết các đảng viên, cán bộ chính phủ, và công an đã xem TV thay vì thông báo cho chính quyền.

Vào ngày 06 tháng 03, có một phiên tòa dự kiến dành cho 10 học viên Pháp Luân Công bị bắt vì phân phát các tài liệu giảng thanh chân tướng. Sau khi xem chương trình phát sóng vào tối hôm trước, hàng nghìn người dân đã đến tòa án để xem chính quyền định che dấu sự dối trá của họ ra sao.

Một vài người quan sát bên người phiên tòa nói chuyện với nhau: “Người ta phát tờ rơi Pháp Luân Công là nói lời thật, không có phạm pháp, người ta vô tội, các người xử cái gì?” Đáp lại hàng nghìn người dân tham dự phiên tòa, chính quyền đã bố trí xe cảnh sát và lực lượng quân sự tới để “bảo vệ” tòa án.

Nhưng dân chúng còn chưa biết, rằng tổng bí thư ĐCSTQ, Giang Trạch Dân, đã tức giận đến mức ra mật lệnh “giết không tha.” Lưu Kinh, lãnh đạo cao nhất Phòng 610, một tổ chức được thành lập ở các cấp chính phủ chỉ để bức hại Pháp Luân Công, đang đêm đã đáp máy bay tới Trường Xuân để giám sát các đợt lùng bắt quy mô lớn.

Các tiểu đoàn quân sự tiến vào thành phố Trường Xuân đêm đó. Tất cả cảnh sát được lệnh bắt tất cả các học viên Pháp Luân Công trong thành phố, mỗi cảnh sát đều có chỉ tiêu bắt người, nếu không hoàn thành chỉ tiêu sẽ bị cách chức.

Lệnh ban bố từ cơ quan cấp cao hơn đơn giản là: “Bắt giữ học viên Pháp Luân Công không cần bất cứ thủ tục pháp lí nào.” Một cảnh sát nói: “Thượng cấp có lệnh giết người phóng hỏa đều không quản, chỉ tập trung vào bắt các học viên Pháp Luân Công.”

Trong đợt lùng bắt thứ nhất, hơn 5.000 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ. Các cuộc thẩm vấn và tra tấn được tiến hành ngay lập tức để lần ra các học viên có liên quan đến việc chèn sóng truyền hình cáp.

5. Những người hùng bị bắt giữ và tra tấn

Lôi Minh

Là người cuối cùng rút khỏi điểm chèn tín hiệu, Lôi Minh là người bị bắt đầu tiên vào tầm 8 giờ tối, ngay sau khi phát sóng và bị giam giữ tại Đồn công an Thanh Minh. Ký giả rất nhanh biết được về vụ bắt giữ nên đã kéo đến đồn cảnh sát, nhưng họ bị các nhân viên đẩy ra ngoài. Đêm hôm đó, anh Lôi bị chuyển tới phòng công an thành phố.

Ảnh minh họa phương thức tra tấn: Ghế hổ

Tại phòng công an, anh bị đánh đập nhưng không hề nao núng. Cơ quan quyền lực cấp cao hơn nhanh chóng can thiệp. Anh Lôi bị bịt mắt đưa tới một tầng hầm tại Khách sạn Tịnh Nguyệt Đàm. Tầng hầm được trang bị đầy đủ tất cả các loại thiết bị tra tấn như: ghế hổ, dùi cui điện, túi nhựa để bịt đầu, một thanh sắt nóng đỏ, loa phóng thanh, v.v… Trong khoảng 5 giờ đồng hồ tra tấn, Lôi Minh bị trải qua tất cả các khốc hình này, chịu đủ mọi đau đớn chết đi sống lại.

Nhưng chính quyền không muốn anh chết quá nhanh, vì vậy anh đã bị khốc hình 4 ngày đêm. Khi bị chuyển tới Trung tâm giam giữ Thiết Bắc, người giám sát đã bị sốc khi thấy cơ thể sưng phù và biến dạng của anh nên đã từ chối nhận, nhưng cảnh sát nói đây là “trường hợp đặc biệt” lệnh cho họ phải nhận.

Ở trong phòng giam, các tù nhân đếm các vết phỏng do bị đốt, bị sốc điện cùng các vết thâm tím trên cơ thể Lôi Minh. Tù nhân trưởng phòng giam nói: “Trước đây, tôi không tin Pháp Luân Công bị đàn áp dã man như thế, hôm nay tôi hoàn toàn tin rồi. Tôi cũng tin ĐCSTQ ngày kia sẽ sụp đổ.”

Anh Lôi đã bị kết án bất hợp phát 17 năm tù sau một phiên xét xử lấy lệ.

Lưu Thành Quân

Vào tối ngày 23 tháng 03, 20 xe cảnh sát bao vây làng Sơn Hậu Truân ở huyện Tiền Quách. Cảnh sát đột nhập vào nhà chú của anh Lưu và đưa cô của anh đến đồn cảnh sát gần đó để thẩm vấn. Họ còn đe dọa sẽ bắt người mẹ 84 tuổi của anh đi. Do áp lực quá lớn, cô của anh đã tiết lộ nơi anh đang trốn.

Lúc 1 giờ sáng ngày 24 tháng 03, 7 xe cảnh sát trở lại làng Sơn Hậu Truân và bao vây nhà chú của anh. Cảnh sát đốt hai đống củi lớn để xua anh Lưu đang trốn trong đống cỏ khô. Họ còng tay và bắt đầu đánh đập anh bằng gậy trước mặt người thân và dân làng.

Thấy anh Lưu đang quằn quại trên mặt đất, cảnh sát tà ác Lý Bá Vũ từ Phòng cảnh sát thành phố Tùng Nguyên đã bắn hai phát vào chân anh Lưu rồi hét lên: “Giờ tao xem mày chạy đường nào!”

Sau đó họ tống anh Lưu vào cốp xe, bắt luôn cả cô và chú của anh.

Cô chú cùng em họ của anh Lưu bị giam giữ tại Trung tâm giam giữ huyện Tiền Quách chừng 11 ngày. Người em họ bị đánh đập rất dã man, chú của anh Lưu bị đánh đến mức cơ trên bắp đùi lìa khỏi xương.

Sau đó, anh Lưu bị kết án 19 năm tù và cuối cùng bị tra tấn đến chết tại đây.

Đây là bức ảnh cuối cùng được công bố của anh Lưu Thành Quân. Trong bức ảnh, tay trái của anh không còn trong ống tay áo. Anh không thể tự ngồi được nữa mà phải dựa vai vào tường.

Vụ thảm sát tại thành phố Trường Xuân

Hơn 5.000 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt trong đợt bắt giữ quy mô lớn của thành phố, ít nhất 6 người trong số đó đã bị khốc hình đến chết trong vòng một tháng. Đại đa số những người bị bắt không có liên quan đến sự kiện này.

Cô Lý Dung, 35 tuổi, tốt nghiệp Đại học Cát Lâm, làm việc tại Viện nghiên cứu Dược phẩm tỉnh Cát Lâm. Chính quyền nói cô tử vong sau khi nhảy khỏi một cao ốc để tránh lùng bắt, nhưng nguyên nhân thực sự cái chết của cô vẫn đang được điều tra.

Cô Thẩm Kiếm Lợi, 34 tuổi, là giáo sư Khoa Toán học Ứng dụng tại Đại học Cát Lâm. Cô bị bắt vào ngày 06 tháng 03 và đã qua đời sau khi bị khốc hình hành hạ vào cuối tháng 04. Chồng của cô, anh Trịnh Vĩnh Đông, là học viên Pháp Luân Công, cũng bị bắt giam.

Một nam học viên Pháp Luân Công chưa rõ danh tính, khoảng 30 tuổi, đã bị đánh đến chết vào ngày 16 tháng 03 trong khi bị Tổ điều tra tội phạm của Đồn cảnh sát Cẩm Trình thuộc Phòng công an thành phố Trường Xuân giam giữ. Thân thể anh đầy thương tích, nội tạng bị tổn thương nghiêm trọng.

Lưu Nghĩa, 34 tuổi, bị bắt vào ngày 18 tháng 03 và đã chết trong khi bị Đội cảnh sát hình sự của Đồn cảnh sát Lục Viên giam giữ.

Bà Lý Thục Cần, 54 tuổi, bị Phòng công an đường Trường Cửu bắt giữ và qua đời tại Trung tâm giam giữ số 3 Trường Xuân.

Anh Lưu Hải Ba, người đã gặp Lương Chấn Hưng trong trại lao động cưỡng bức là một bác sĩ X-quang tại Bệnh viện Trường Xuân. Anh Lưu bị bắt vào tối ngày 10 tháng 03 và qua đời lúc 1 giờ sáng hôm sau trong khi bị cảnh sát giam giữ. Dựa trên báo cáo của một cựu quan chức cảnh sát họ Hoắc, hiện đang định cư tại Úc, chính quyền đã nhét dùi cui điện vào trực tràng của anh Lưu để sốc điện nội tạng của anh. Anh Lưu đã chết sau một vài phút, nhưng chính quyền nói anh đã bị đột quỵ. Thi thể của anh đã bị bí mật hỏa táng.

Anh Lưu Hải Ba cùng vợ

Nhiều học viên Pháp Luân Công vẫn sống sót sau khi bị tra tấn.

Một nữ học viên đã viết cho website Minh Huệ một bức thư: “Lúc đầu bọn họ nghi ngờ tôi cũng tham dự việc này nên đã xem tôi là ‘nhân vật trọng yếu.’ Tôi bị bắt cóc trong lúc đi làm về và bị tra tấn tại Đồn cảnh sát Lục Viên. 7 hay 8 cảnh sát đã đánh tôi.

“Sau đó, tại Đội Cảnh sát Hình sự, tôi bị còng tay và treo lên với cao hai ngón chân không chạm sàn. Dây thần kinh ở cả hai tay tôi bị tổn thương khiến hơn 40 ngày không có cảm giác.

“Cuối cùng, họ chuyển tôi tới tầng hầm của Khách sạn Tịnh Nguyệt Đàm, nơi mà mỗi phòng đều có nhiều thiết bị tra tấn như ghế hổ. Hai cảnh sát tại đó – Cao Bằng và Trương Hành – hết sức tà ác. Họ thích sốc điện các học viên nữ vào núm vú và các bộ phận kín. Trương và một cảnh sát khác, Khương Trung, đã sốc điện tôi mọi chỗ từ cổ họng cho tới ngón chân. Họ cố ý ấn và giữ dùi cui trên da của tôi thật lâu để khiến vết bỏng sâu hết mức có thể. Họ nhiều lần quấn đầu tôi bằng một túi nilon đen cho đến khi tôi bất tỉnh.

“Tôi đã gặp Vương Ngọc Hoàn và Trần Diễm Mai tại trung tâm giam giữ. Cô Vương nói rằng khi cô bị thẩm vấn, Khương Trung đã sốc điện cô bằng các dùi cui điện dài. Trong một lần tra tấn, cô bị bó bằng dây thừng tựa như một khúc gỗ lớn, và hai cảnh sát đu cho cô đập vào cây nhiều lần. Cô cảm thấy mình gần như đã chết.”

6. Những phiên xét xử lố bịch

Vào ngày 01 tháng 04 năm 2002, các cơ quan thông tấn của Trung Quốc cho biết có 18 người liên quan đến chương trình phát sóng truyền hình cáp tại thành phố Song Tùng và thành phố Trường Xuân. Nhưng khi phiên tòa bắt đầu (ngày 18 tháng 09 năm 2002), chỉ có 15 người trong danh sách các bị cáo. Dựa trên báo cáo về 6 trường hợp đã được xác nhận bị khốc hình đến chết sau đợt bắt giữ và thẩm vấn quy mô lớn, chúng tôi tin rằng ba người khác đã chết trong khi bị giam giữ. Một trong số họ là Hầu Minh Khải. Anh bị bắt vào ngày 20 tháng 08 năm 2002, cùng ba học viên khác. Một trong số họ đã tường thuật lại cuộc thẩm vấn tối hôm đó:

“Các nhân viên từ Phòng 610 thành phố Cát Lâm và Đội an ninh nội địa đã bắt giữ anh Hầu Minh Khải cùng hai học viên khác và tôi. Tôi bị còng tay vào một cái ống nối vào lò sưởi. Bếp lò trong phòng bị tắt và cửa thì mở. Tôi nghe thấy tiếng ồn do đánh đập ở phòng phía bên kia hành lang. Khi các nhân viên đã mệt mỏi vì phải đánh đập, họ sang phòng mà tôi đang bị giam giữ để uống nước.

“Một trong số họ nói: ‘Tên đó rất lì đòn.’ Nữ cảnh sát nói: ‘Sao khí ga không có tác dụng với anh ta vậy? Đến tôi cũng bị chảy nước mắt. Thật cứng đầu.’

“Khoảng nửa giờ sau, tôi nghe thấy cảnh sát ở phòng khác bắt đầu hoảng loạn và hét điều gì đó như: ‘Hầu Minh Khải không có phản ứng. Anh ta chết rồi.’ Tôi nghĩ họ đã cố che đậy vụ việc bởi có một cảnh sát vào phòng tôi và nói: ‘Hầu Minh Khải cố chạy trốn nên đã nhảy ra khỏi cửa sổ.’ Chúng tôi ở trên tầng 6 và có nhiều cảnh sát ở trong phòng đó. Hầu Minh Khải không thể nhảy ra khỏi cửa sổ. Tôi biết họ đã đánh anh ấy đến chết.”

Bức ảnh vợ và con gái của Hầu Minh Khải trong những kỷ vật của anh

Vào ngày 18 tháng 09 năm 2002, Tòa án Trung cấp Trường Xuân đã xét xử 15 bị cáo và kết án họ mỗi người lên tới 20 năm tù. Vào thời điểm đó, các bản án này là dài nhất dành cho các học viên Pháp Luân Công kể từ khi cuộc đàn áp bắt đầu vào tháng 07 năm 1999.

(Còn tiếp…)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/3/6/突破封锁的先驱者-中–288368.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/3/13/145820.html

Đăng ngày 25-04-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share