Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.

[MINH HUỆ  25-02-2014] Đại danh tướng Nhạc Phi của triều đại Nam Tống (1103 – 1142) là một tên tuổi nổi tiếng đối với người Trung Quốc. Là một nhà chiến lược quân sự tài ba xuất chúng, ông vẫn trung thành với đất nước và nhiệm vụ của mình mặc dù bị hại bởi vị hoàng đế yểu nhược không dám bảo vệ lãnh thổ Trung Hoa do những chuyện bê bối triều chính và viên tể tướng cấu kết với quân xâm lược nhà Kim (người Nữ Chân). Cuối cùng, viên tể tướng đã giết ông sau khi đưa ra những lời buộc tội ngụy tạo, nhưng Nhạc Phi vẫn trung thành với nguyên tắc của bản thân tới phút cuối. Người Trung Hoa luôn lấy Nhạc Phi làm gương, xem ông là anh hùng dân tộc, một bậc sĩ phu dũng liệt trung thần.

Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, Đại tướng Nhạc Phi đã bị ĐCSTQ khắc họa lại như là một nhân vật phản diện. Ngôi mộ của ông ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang đã bị mạo phạm và hài cốt của ông đã bị Hồng vệ binh đốt cháy. Các học sinh trung học ở huyện Thang Âm, quê hương của Nhạc Phi, đã phá hủy bức tượng và phiến đá có bút pháp nguyên gốc của ông tại nơi ông ở ban đầu.

Di tích văn hóa không phải là mục tiêu duy nhất của cuộc Cách mạng Văn hóa. Đại tướng Nhạc Phi là biểu tượng cho lòng kiên trung của Trung quốc cổ đại. Đào mộ của vị anh hùng dân tộc và mạo phạm tới hài cốt của ông là biểu tượng cho những giá trị của ĐCSTQ: lòng trung thành bị coi là ngu ngốc; xảo quyệt và đặt lợi ích cá nhân lên trên mọi nguyên tắc được coi là “khôn ngoan”.

Rất ít người Trung Quốc còn tôn trọng phẩm chất tinh trung cho tới khi Pháp Luân Công được phổ truyền tại Trung Quốc vào năm 1992. Suốt 15 năm qua của cuộc bức hại, huyện Thang Âm, quê hương của Nhạc Phi, đã chứng kiến một nhóm những người Trung Quốc tiếp nối tinh thần kiên trung của vị đại tướng trong lịch sử Trung Quốc cận đại.

Pháp Luân Công phát triển mạnh mẽ ở Thang Âm sau cuộc viếng thăm của nhà sáng lập pháp môn

Trong chuyến đi tới tỉnh Hà Nam năm 1997, Ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập của Pháp Luân Công, đã tới thăm nhà của Nhạc Phi ở huyện Thang Âm vào ngày 11 tháng 9.

Ông Lý đã đóng góp cho dự án cải tạo và thắp hương tưởng nhớ tới vị anh hùng dân tộc và gia đình. Ngài sắp xếp một số que hương thành một vòng tròn, với một bó lớn ở giữa. Sau khi châm hương, Sư phụ Lý đã yêu cầu một nhân viên ở đó trông chừng, đảm bảo các que hương phải cháy hết. Làn khói bao phủ lấy ngôi nhà và làm cho nơi ở của vị đại tướng trông trang nghiêm và thần thánh.

Ngài Lý đã làm một bài thơ trong chuyến tới thăm nơi ở của Nhạc Phi:

Phóng cố lý

Thu vũ miên tự lệ
Thế thế toan tâm phế
Hương lý vô cố nhân
Gia trang kỷ độ phế
Lai khứ bát bách thu
Thùy tri ngô hựu thùy
Đê đầu kỷ chú hương
Yên hướng cố nhân phi
Hồi thân tâm nguyện liễu
Tái lai độ chúng quy
(Ngày 11 tháng 9 năm 1997, tại Thang Âm)

(Hồng Ngâm)

Người nhân viên ở đó đã đề nghị Ngài Lý để lại tên, vì tên của những nhà tài trợ sẽ được khắc trên một phiến đá. Sư phụ Lý đã xé mảnh giấy có bài thơ này trong cuốn sổ của Ngài và đưa nó cho người nhân viên. Bài thơ này, cùng với một bài khác được viết trong chuyến đi đó, sau này đã được xuất bản trong tập thơ Hồng Ngâm của Sư phụ Lý.

Ban quản lý khu di tích đã khắc bài thơ này trên một phiến đá nhỏ. Nó được khắc bằng chữ giản thể. Sau này, các học viên Pháp Luân Công địa phương đã tìm thấy phiến đá đó. Họ đóng góp để xây một phiến đá to hơn khắc bài thơ đó bằng chữ viết tay nguyên gốc của Sư phụ Lý.

Phiến đá có khắc bài thơ bằng chữ viết tay của Sư phụ Lý

Nhiều du khách và các học viên Pháp Luân Công đã tới nguyên quán của Nhạc Phi. Khi Pháp Luân Công phổ truyền rộng khắp Thang Âm, một điểm luyện công đã được thiết lập ở đó.

Phiến đá trở thành tiêu điểm chính trị

Trong suốt cuộc đàn áp Pháp Luân Công, phiến đá nói trên, cũng như nhiều trường hợp tương tự đã bị phá hủy trong cuộc Cách mạng Văn hóa, đã được nhắm tới như là một mục tiêu chính trị. Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cấm Pháp Luân Công. Đảng ủy huyện Thang Âm đã tuân theo chính sách. Một cuộc tập trung lớn đã được tổ chức, và phiến đá có bài thơ của Sư phụ Lý đã bị phá hủy công khai.

Một tháng trước khi cuộc đàn áp chính thức bắt đầu, Chu Thiên Bảo, sau này là bí thư ĐCSTQ của thành phố An Dương, đã ra lệnh cho Đảng ủy huyện Thang Âm và chính quyền huyện “xử lý” phiến đá khắc bài thơ vào ngày 1 tháng 6 năm 1999. Theo chỉ thị của ông ta, Đảng ủy và các viên chức thành phố và huyện đã cùng với sở cảnh sát và cục du lịch xử lý “vấn đề”.

Vào ngày 3 tháng 7 năm 1999, Cục di sản văn hóa huyện Thang Âm đã ra lệnh di dời phiến đá ra khỏi nơi ở của Nhạc Phi, lấy lý do là họ có quyền quản lý các di sản văn hóa để chuẩn bị nộp hồ sơ đề nghị công nhận di sản văn hóa cấp tỉnh.

Những người hưởng lợi từ việc tu luyện Pháp Luân Công đã rất buồn khi thấy phiến đá bị di dời. Các học viên Pháp Luân Công địa phương, cũng như hàng nghìn học viên từ các thành phố khác, đã tới quê hương của Nhạc Phi đầu tháng 7 và ôn hòa yêu cầu Cục di sản văn hóa huyện Thang Âm dựng lại phiến đá nêu trên. Họ đã chia sẻ về kinh nghiệm cá nhân trong việc tu luyện Pháp Luân Công và cho biết môn tu luyện này tuyệt vời như thế nào.

Cục di sản văn hóa huyện Thang Âm và văn phòng kháng nghị huyện đáp lại rằng việc di dời phiến đá được làm theo lệnh từ cơ quan cấp trên.

Phẩm hạnh cổ xưa được tái lập lần nữa, ngay cả khi mất đi sinh mạng  

Nhạc Phi nổi tiếng là tấm gương của một người sẵn sàng xả thân vì lòng tinh trung. Mặc dù bị hoàng đế và tể tướng đối xử bất công, ông đã không dùng đến một phương thức bất chính nào để bảo vệ bản thân hay tránh bi kịch cho mình. Ông chết khi 39 tuổi.

Tinh thần tinh trung đã không còn tồn tại ở quê hương của vị đại tướng cho tới khi các học viên Pháp Luân Công một lần nữa thể hiện phẩm chất cao quý cổ xưa với việc trung thành và kiên định với đức tin của họ.

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc đặc biệt cuồng bạo ở An Dương. Để đạt được tỷ lệ “chuyển hóa” cao trong toàn quốc, các Đảng viên và chính quyền An Dương, phòng 610, Sở an ninh nội địa, và sở cảnh sát đã bỏ tù những học viên vô tội và ra sức buộc họ từ bỏ đức tin bằng những thủ đoạn tra tấn, lao động cưỡng bức, và bức hại tài chính.

Anh Trương Chấn Trung, một sinh viên trường quản trị kinh doanh của đại học công nghiệp Quảng Đông, là một sinh viên xuất sắc. Ở nhà, anh là niềm tự hào và là niềm vui của gia đình, và bạn bè đều yêu quý anh.

Khi anh và ba học viên khác tới huyện Thang Âm để giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp vào ngày 17 tháng 5 năm 2001, họ đã bị bắt và bị đưa tới trung tâm giam giữ huyện Thang Âm. Cảnh sát đã đấm đá và sốc họ bằng dùi cui điện.

Họ bắt đầu tuyệt thực để phản đối. Một học viên họ Vương đã thấy anh Trương bị mang đi bức thực. Anh Trương đã bị tra tấn dã man tới mức sau đó anh Vương không thể nhận ra ông ấy. Anh trông vô cùng yếu ớt, nhưng cảnh sát vẫn cùm anh ấy vào ghế và liên tục cố nhét ống bức thực vào mũi anh. Họ thất bại bốn lần. Lần thứ năm, anh Trương kêu lên đau đớn và co giật không kiểm soát được. Anh ấy bất tỉnh và chết ngay sau đó. Anh mới chỉ 22 tuổi.

Anh Trương Chấn Trung Cô Vương Phượng Vỹ, 40 tuổi, đến từ làng An Trang, thị trấn Thành Quan, huyện Thần. Bệnh xơ gan cổ chướng giai đoạn cuối của cô đã biến mất sau khi cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Vì nói cho mọi người biết sự thật về Pháp Luân Đại Pháp, cô đã bị bỏ tù 7 lần.

Cô Vương đã bị đánh đập dã man và bị tra tấn bằng ghế cọp trong trại tạm giam huyện Thang Âm. Cô bị bất tỉnh nhiều lần. Cô đã tuyệt thực trong 18 ngày để phản đối bức hại. Trong thời gian cô được chuyển giao cho trung tâm giam giữ huyện Thần, cô hốc hác và đã ở bên bờ vực cái chết. Cô qua đời ở trại tạm giam này vào ngày 30 tháng 11 năm 2002,

Cô Vương Phượng Vỹ

Một người phụ nữ khác, bị bắt cùng anh Trương và cô Vương, cũng đã bị thương nặng do bị tra tấn ở trại tạm giam giữ huyện Thang Âm. Trợ lý giám đốc trung tâm, Lý Ái Minh, đã đá vào mặt và ngực cô tới khi khuôn mặt của cô biến dạng và chuyển sang màu đen. Một mắt cô cũng đã bị mờ. Xương sườn bị gãy của cô nhô ra, trông như một quả trứng lồi lên dưới da. Cảnh sát đã dùng dùi cui điện để sốc điện cả ba người và trói chặt họ bằng dây thừng. Máu dây khắp mặt và thân thể họ. Họ đã bị kéo lê trên sàn xi măng cho tới khi xương bánh chè của một học viên bị lòi ra.

Diễn lại cảnh tra tấn: trói bằng dây ni lông

Cô Phó Hồng Hà làm cho nhà máy điện than thành phố Bộc Dương. Cô thỉnh nguyện cho Pháp Luân Đại Pháp ở chính quyền huyện Thang Âm, chính quyền thành phố An Dương và văn phòng khiếu nại tỉnh Hà Nam.

Mùa xuân năm 2001, cô bị kết án 3 năm lao động cưỡng bức và bị đưa tới trại lao động cưỡng bức Shibalihe ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam.

Cô Phó tuyệt thực nhiều lần để phản đối bức hại. Cô vừa bị lăng mạ vừa bị tra tấn, cũng như bị bức thực tàn bạo. Sau 2 năm bị tra tấn, cô được chẩn đoán bị tràn dịch màng phổi và được thả để điều trị. Các hoạt động của cô Phó và điện thoại nhà riêng của cô bị theo dõi sau khi cô được thả. Lính canh từ trại lao động cưỡng bức và nhân viên Phòng 610 tới “thăm” cô nhiều lần để gây áp lực khiến cô từ bỏ Pháp Luân Công. Cô Phó chết ngày 3 tháng 3 năm 2010, lúc đó cô 45 tuổi.

Cô Phó Hồng Hà

Anh Dương Trung Cảnh, 38 tuổi, đến từ thành phố Ruian, tỉnh Chiết Giang. Anh là một trong hàng ngàn học viên đã tới văn phòng kháng nghị thành phố An Dương để yêu cầu dựng lại phiến đá vào tháng 7 năm 1999.

Anh bị bắt ngày 24 tháng 6 năm 2013, tại bưu điện Trịnh Châu và bị đánh đến chết trong vòng 4 ngày sau khi bị bắt, vào ngày 28 tháng 6, bởi các sỹ quan thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam. Cơ thể anh đầy những vết bầm tím và một chân của anh bị tím tái. Bố mẹ và những người thân của anh Dương quá đau buồn. Mẹ anh đã bị sốc và ngất xỉu, và không thể nói được cho tới ngày hôm nay.

Anh Dương Trung Cảnh

Mặc dù các nhà chức trách có thể phá hủy phiến đá và cướp đi mạng sống của người dân, họ vẫn không thành công trong nỗ lực tiêu diệt cội nguồn văn hóa của người dân và niềm tin của người dân vào Chân – Thiện – Nhẫn.

Phẩm hạnh cổ xưa về lòng trung thành vẫn sống mãi ở quê hương của Nhạc Phi 800 năm sau.

Điểm luyện công Pháp Luân Công tại cố hương của Nhạc Phi.

Cửa trước nơi ở cũ của Nhạc Phi sau khi được tu tạo

Cửa trước tư dinh của Nhạc Phi sau khi được tu tạo

Lăng mộ của biểu tượng kiên trung tại nơi ở cũ của Nhạc Phi

Tượng của Nhạc Phi tại lăng mộ

Tượng của Nhạc Phi, vợ ông và mẹ ông


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2014/2/11/岳飞故里的诗篇-287534.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2014/2/22/145560.html

Đăng ngày 16-03-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share