Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Tân Cương, Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-12-2013] Vào tháng 11 năm 2013, toàn thể nhân viên từ Phòng 610 thành phố Ô Lỗ Mộc Tề đã khởi động một chu kỳ sách nhiễu và đàn áp mới nhắm vào các học viên Pháp Luân Công. Là một phần trong nỗ lực của chế độ nhằm “chuyển hóa” các học viên và buộc họ từ bỏ niềm tin của mình, nhân viên Phòng 610 đã cố gắng “chứng nhận” các học viên được thả ra từ trung tâm tẩy não địa phương trong năm 2013 bằng việc yêu cầu họ ký một cam kết hứa sẽ không bao giờ tập Pháp Luân Công trở lại.

Một số ban ngành đã tham gia vào đợt đàn áp mới này, bao gồm Phòng 610 quận Thiên Sơn, quận Sa Y Ba Khắc, quận Tân Thị, quận Mễ Đông, Tập đoàn Chế tạo và Xây dựng Tân Cương.

Các học viên đã bị đưa tới văn phòng hành chính dân cư địa phương, nơi mà các nhân viên đã cố gắng ép buộc họ ký các văn bản tuyên bố từ bỏ niềm tin. Nhiều học viên bị giam giữ và gia đình họ đã phản kháng sự bức hại bằng việc từ chối nghe theo yêu cầu.

Bức hại trong trung tâm tẩy não

Trong nhiều năm, Phòng 610 thành phố Ô Lỗ Mộc Tề đã giam giữ nhiều học viên trong trung tâm tẩy não của nó. Các nhân viên văn phòng thành phố và cảnh sát địa phương, các nhân viên an ninh từ các cơ sở cộng đồng và nhà riêng đã vây bắt các học viên theo nhiều cách khác nhau. Một học viên đã nói với phóng viên rằng cảnh sát đã phá cửa và đột nhập vào nhà của anh ấy. Một học viên khác đã tường thuật lại chi tiết rằng cảnh sát đã nhảy qua hàng rào và xông vào nhà như những kẻ cướp.

Trung tâm tẩy não được điều hành bởi Phòng 610 thành phố Ô Lỗ Mộc Tề đặt tại một tòa nhà hẻo lánh ở Nam Sơn, cách xa khỏi thành phố. Trong công trình giống nhà tù này, mỗi học viên bị giam giữ trong một phòng cùng với hai “người trợ giúp”, những người được huấn luyện để đối xử với các học viên như tội phạm. Họ giám sát các học viên 24 giờ một ngày và lăng mạ học viên.

Phòng 610 thành phố Ô Lỗ Mộc Tề đã tuyển thêm nhiều người từ các khu vực khác để trợ giúp nỗ lực bức hại của nó, bao gồm Trương Dũng Quân (cựu giám đốc nhà tù số 5 của Phòng 610 ở Tân Cương), các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học Xã hội Tân Cương và các cựu học viên đã quay sang chống lại Pháp Luân Công dưới áp lực tra tấn từ các nhà chức trách.

Cùng với tình trạng bị hành hạ thân thể, các học viên bị giam tại trung tâm tẩy não còn phải chịu ngược đãi về tinh thần. Sau khi cưỡng bức các học viên xem các video tuyên truyền vu khống Pháp Luân Công, các viên chức đã yêu cầu họ viết ba cam kết tuyên bố từ bỏ niềm tin của bản thân. Những người viết các cam kết bị yêu cầu đọc to chúng trước những người khác.

Một nhân viên trong trung tâm nhớ lại một người phụ nữ lớn tuổi đã ngất xỉu khi đọc các tuyên bố của bà ấy. Thậm chí sau khi phản bội bằng các cam kết của mình, những học viên “đã chuyển hóa” này phải dẫm lên ảnh chân dung của Sư phụ Lý Hồng Chí, người sáng lập của Pháp Luân Công, trước khi họ được tự do.

Một học viên đã nói với phóng viên rằng các thủ phạm đã bức thực bà bằng bia và đe dọa chuyển sang rượu nếu như bà vẫn tiếp tục từ chối “chuyển hóa.” Vì Pháp Luân Công ngăn cấm các học viên uống rượu nên nó đã trở thành một phương thức ngược đãi tinh thần khác bên cạnh việc tác động trực tiếp đến sức khỏe.

Một vài học viên đã bị đưa tới trại lao động cưỡng bức và trung tâm giam giữ để chịu tra tấn kéo dài.

Bức hại tài chính

Phòng 610 thành phố Ô Lỗ Mộc Tề cũng sử dụng quyền hành về kinh tế để trừng phạt các học viên, như là yêu cầu các chủ lao động giữ lại tiền lương hoặc trợ cấp và từ chối xử lý tiền trợ cấp lương hưu. Các chủ lao động thường chịu áp lực phải sa thải các nhân viên mà tu luyện Pháp Luân Công.

Do những sách nhiễu và bức hại kể trên, công việc kinh doanh của các học viên thường xuyên không thể diễn ra bình thường. Các thành viên gia đình cũng bị ảnh hưởng: qua công ty, nhiều trường hợp bị từ chối thăng tiến hoặc những ký kết quan trọng. Do vậy, họ cũng bị tổn thất do cuộc bức hại.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/8/乌鲁木齐市“610”洗脑班近期频繁行恶-283652.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/6/144223.html

Đăng ngày 25-02-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share