[MINH HUỆ 17-09-2013] Nhiều quan chức Trung Quốc đã tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công có hệ thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc và làm những việc xấu. Có một câu nói cổ xưa ở Trung Quốc: “Thiện ác hữu báo.” Những hậu quả bất hạnh mà những viên chức đó trải qua dường như đã thể hiện rõ quan hệ nhân quả. Dưới đây là một vài ví dụ.

Phó cai ngục Phó Nhuận Đức của nhà tù Mẫu Đơn Giang bị ốm nặng

Khi Phó Nhuận Đức còn là phó cai ngục của nhà tù Mẫu Đơn Giang từ năm 2008 đến 2011, ông ta đã đưa ra nhiều luật lệ để tra tấn các học viên. Ví dụ, tháng 10 năm 2009, ông ta và đảng ủy nhà tù đã ra lệnh yêu cầu rằng tất cả các học viên bị giam giữ phải bị chuyển hóa, nếu không ban quản lý cấp cao của nhà tù sẽ phải rời khỏi chức vụ của họ. Dưới áp lực này, các cảnh sát và lính canh bắt đầu tra tấn khắc nghiệt hơn, buộc các học viên phải từ bỏ niềm tin của mình. Sự tra tấn bao gồm việc không cho ngủ và liên tục sốc bằng dùi cui điện. Cai ngục đã lột quần áo của các học viên đồng thời dội nước lạnh liên tục lên họ hoặc đánh họ bằng roi. Trong quá trình bị làm nhục và tra tấn, nhiều học viên đã bị buộc phải viết tuyên bố từ bỏ niềm tin của mình.

Minh họa tra tấn: Dội nước lạnh

Đánh bằng roi

Hành động độc ác của Phó Nhuận Đức đã không đưa đến cho ông ta bất kỳ sự thăng chức hay phần thưởng nào cả. Thay vào đó, ông ta bị giáng chức vào tháng 05 năm 2011 sau khi có người bị sát hại trong nhà tù. Sau đó, ông ta bị bệnh nặng, phải nhập viện và phải dựa vào thuốc để tồn tại.

Giám đốc Lý Hiển Long của nhà tù Mẫu Đơn Giang qua đời

Đóng vai trò như một giám đốc trong Khu vực 5 của nhà tù Mẫu Đơn Giang, Lý Hiển Long đã tích cực tham gia ngược đãi các học viên. Ví dụ, vào tháng 12 năm 2004, ông ta đã biệt giam ông Tôn Diện Sơn trong 15 ngày. Sau khi tìm thấy một bản viết tay của ông Trương Đông Huy tuyên bố rằng mình vô tội, Lý đã giam giữ ông ấy ở một phòng biệt giam trong 15 ngày, dẫu rằng ông ấy được dự định sẽ được thả 16 ngày sau. Để tống tiền ông Khang Vận Thành, Lý đã biệt giam ông ba lần từ năm 2005 đến 2008, điều đó đã làm cho bệnh cao huyết áp của ông ngày càng trầm trọng. Mặc dù ông Khang đã được gửi đến bệnh viện vì xuất huyết não vào tháng 11 năm 2008, nhưng sau khi phẫu thuật ông đã rơi vào trạng thái thực vật và đã qua đời vào mùa xuân năm 2012.

Vào mùa xuân năm 2011, Lý bị chẩn đoán ung thư gan giai đoạn cuối, và chết trong đau đớn hai tháng sau đó. Trong khi Lý bị bệnh và chết, có người đã đâm đứa con trai duy nhất của ông ta 7 hoặc 8 nhát và thủ phạm thì không bao giờ được tìm thấy.

Nguyên Toàn Sinh – thẩm phán Cáp Nhĩ Tân qua đời

Nguyên Toàn Sinh nguyên là thẩm phán ở huyện Nam Cương, thành phố Cáp Nhĩ Tân. Năm 2001, ông ta đã kết án bất hợp pháp sáu học viên Pháp Luân Công vào tù: hai người bị 15 năm, ba người bị 12 năm, và từ một người bị 6 năm.

Vào một ngày tháng 06 năm 2002, Nguyên đột nhiên bị đau dạ dày. Ông bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan và ung thư xương giai đoạn cuối. Ông ta đau đớn liên miên và phải chịu đựng rất nhiều. Ông ta đã qua đời vào tháng 09.

Tiêu Tác Nhân – tù nhân trong nhà tù Cáp Nhĩ Tân qua đời

Với tội án giết người, Tiêu Tác Nhân là một tù nhân trong Khu vực 1 của nhà tù Cáp Nhĩ Tân. Từ năm 2002 đến 2003, khi là người đứng đầu trong các tù nhân, ông ta đã tống tiền các học viên nhiều lần. Sau khi các học viên từ chối đưa tiền cho ông ta, ông ta đã mưu hại họ và bí mật chế tác hồ sơ của các học viên để gia tăng kỳ hạn giam giữ của họ.

Tương tự như những người khác, những người ngược đãi các học viên vô tội, việc làm xấu của ông ta đã không mang lợi ích nào cả. Năm 2004, bởi vì một tù nhân đã trốn thoát, nên ông ta bị phạt và cái danh hiệu đứng đầu tù nhân của ông ta đã mất. Năm 2008, ông ta bị biệt giam vì đã không tuân theo các luật lệ trong tù. Sau đó, ông ta bị chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối và chết trong đau đớn năm ngày sau khi được thả khỏi tù.


Link tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/9/17/黑龙江牡丹江监狱副监狱长等遭恶报-279662.html

Link tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/12/6/143512.html

Đăng ngày 25-02-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share