Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-09-2013] Trong suốt 14 năm ngược đãi các học viên Pháp Luân Công, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các nhân viên của nó đã đóng vai trò chính là mũi nhọn dẫn đầu các chính sách bức hại. Bài viết này sẽ đưa ra xem xét cụ thể về số mệnh của các bí thư ĐCSTQ khác nhau, những người đã tham gia cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Vương Chấn Á ở thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy

Vương Chấn Á, nguyên bí thư ĐCSTQ của Ủy ban các vấn đề Chính trị và Pháp luật huyện Dĩnh Châu, thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy có tai tiếng xấu từ khi ông ta còn trẻ. Sau khi quen biết Vương Hoài Chung, một nhân vật quan trọng ở thành phố Phụ Dương thời điểm đó, ông ta nhanh chóng thăng quan tiến chức trong các dịp khác nhau.

Khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 07 năm 1999, ông Vương là bí thư của Ủy ban các vấn đề Chính trị và Pháp luật ở huyện Dĩnh Châu. Theo sát [lệnh của] cựu Tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân, Vương rất tích cực trong cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Nhiều học viên đã cố gắng nói với ông ta sự thật về Pháp Luân Công, hy vọng ông ta sẽ dừng làm những việc xấu. Ông Vương đã bỏ ngoài tai những cảnh báo của các học viên và tiếp tục con đường xấu xa của mình.

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo, ông Vương chết trong khi phẫu thuật ghép gan vào ngày 20 tháng 07 năm 2013.

Long Thiếu Bách ở thành phố Hoài Hóa, tỉnh Hồ Nam

Long Thiếu Bách là thư ký của Trung tâm An sinh xã hội thuộc Cục Lao động Hoài Hóa. Để bảo vệ những lợi ích cá nhân, ông ta đã giám sát chặt chẽ các học viên là nhân viên của mình. Khi Phòng 610 ngừng cấp các khoản tiền thưởng cho nhân viên của mình, ông ta đã ép các viên chức nơi làm việc chọn một học viên để đưa đến trung tâm tẩy não và trả 5.000 nhân dân tệ.

Rốt cuộc, ông Long bắt đầu bị suy giảm thể chất và nhập viện vào năm 2011. Ông ta được chẩn đoán bị ung thư dạ dày và sau khi cuộc phẫu thuật quan trọng thất bại, ông ta đã chết vào năm 2012 ở tuổi 56.

Kham Quốc Vân ở thành phố Toại Ninh, tỉnh Tứ Xuyên

Kham Quốc Vân nguyên là bí thư tại Nhà máy đồ hộp Mỹ Ninh ở Toại Ninh, tỉnh Tứ Xuyên. Ông ta thường nhiếc móc công khai các học viên và thường báo cáo họ cho cảnh sát.

Ông Kham được chẩn đoán bị ung thư thận vào năm 2001 và ông ấy đã đến một vài bệnh viện lớn, đồng thời tiêu tốn hàng trăm nghìn nhân dân tệ nhằm tìm phương cách chữa trị, nhưng ông ta đã không bao giờ có thể tìm thấy. Ông ấy chết bốn tháng sau đó.

Hoàng Hữu Thành ở thành phố Hoài Hóa, tỉnh Hồ Nam

Hoàng Hữu Thành nguyên là Cục trưởng và bí thư đảng tại Cục Lao động Hoài Hóa. Ông ta trung thành tuyệt đối với chính sách của ĐCSTQ trong việc bức hại điên cuồng các học viên. Năm 2001, ông ta bị xuất huyết não và gần như không chữa trị được. Ông [Hoàng] vừa mới được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Lao động, ở đó ông ta tiếp tục ngược đãi các học viên Pháp Luân Công. Ông ta bị xuất huyết não một lần nữa và chết ngay sau đó.

Trương Thế Đào ở thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam

Trương Thế Đào là bí thứ đảng của Văn phòng Hành chính Tân Môn ở thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam. Ông ta đã bức hại các học viên suốt năm 2000 và sáu học viên bị bức hại trực tiếp theo lệnh của Trương. Một số học viên thậm chí bị giam giữ 12 lần tại các trung tâm giam giữ và trại lao động khác nhau. Vào tháng 06, ông Trương bị điều tra vì sai phạm cá nhân và hành vi vi phạm về quản lý.

Trần Vạn Vân ở thành phố Toại Ninh, tỉnh Tứ Xuyên

Trần Vạn Vân là bí thư đảng tại một làng thuộc thị trấn Long Phượng, khu Thuyền Sơn, thành phố Toại Ninh, tỉnh Tứ Xuyên từ năm 1999. Ông ta nghe theo những tuyên truyền dối trá của ĐCSTQ, thù hận Pháp Luân Công, và do đó, cả ông ta lẫn vợ đều không ngừng bức hại các học viên.

Sau khi nhìn thấy các thông điệp giảng chân tướng được sơn trên các cột điện vào ngày 25 tháng 12 năm 2002, ông ta đã sai khiến cư dân trong xã bắt giữ nữ học viên Lưu Minh Phương. Họ đã đánh đập cô và xích cô trong một ngày. Đầu cô Lưu chảy máu đầm đìa. Ngày hôm sau, họ lột hết quần áo của cô và bắt cô đứng trong nước lạnh suốt cả ngày hôm đó trong mùa đông giá rét. Họ đưa cô đến trung tâm giam giữ vào ngày tiếp theo.

Ông Trần được cho là đã ăn hối lộ tổng cộng hơn 40 triệu nhân dân tệ, đồng thời sở hữu tất cả ít nhất là 14 biệt thự sang trọng. Một số người đã báo cáo trường hợp của ông ta cho cảnh sát vào năm 2012 và ông ta bị bắt và kết án tù 17 năm vì sai phạm cá nhân và hành vi vi phạm về quản lý. Ông Trần hiện bị giam giữ tại nhà tù Vượng Thương tỉnh Tứ Xuyên.

Báo ứng trong tất cả mọi chuyện

Cổ nhân Trung Quốc có câu rằng “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.” Phải chăng những hành động xấu xa của những người kể trên trong cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công và ép buộc người tốt từ bỏ Chân – Thiện – Nhẫn đã góp phần khiến họ phải chịu quả báo?


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/9/1/中共各级邪党书记迫害好人遭天谴-278929.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/24/142374.html

Đăng ngày 14-10-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share