Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ từ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc
[MINH HUỆ 27 – 11 – 2013] Cô Vương Tân Liên, cô Trương Lị Bình và cô Đỗ Thục Tuệ từ Hán Trung, tỉnh Thiểm Tây bị bắt vào ngày 25 và 26 tháng 12 năm 2013. Họ bị giam giữ ở Trung tâm Giam giữ Hán Trung.
Các vụ bắt giữ
Vào tối ngày 25 tháng 12 năm 2013, cảnh sát huyện Miễn đã dừng và lục soát xe hơi của cô Trương Lị Bình, rồi bắt cô và các bạn đồng hành của cô là cô Vương Tân Liên và con gái của cô ấy. Con gái của cô Vương được thả vào ngày hôm sau. Xe hơi của cô Trương hiện vẫn còn bị cảnh sát thu giữ.
Vào 11 giờ tối ngày 26 tháng 12, cảnh sát huyện Miễn đột nhập vào nhà của cô Đỗ Thục Minh, cô Đỗ Thục Tuệ và anh Vương Hán Bân và bắt giữ họ. Cảnh sát cũng lục soát nhà của họ.
Vào hồi 10 giờ tối ngày 27 tháng 12 năm 2013, cô Trần Thanh bị bắt bởi cảnh sát từ thành phố Hán Trung và huyện Miễn.
Sáu học viên Pháp Luân Công này hiện vẫn đang bị giam giữ, bốn người trong số họ đã bị truy tố vào tháng 11.
Gia đình của các cô Vương Tân Liên và cô Đỗ Thục Huệ đã thuê luật sư để bảo vệ họ. Luật sư đã đích thân nói chuyện với Hồ Quân Kiến, giảng viên của Ban An ninh Nội địa và là người chịu trách nhiệm trực tiếp cho các vụ bắt giữ, chỉ ra những vi phạm luật pháp của ông ta và yêu cầu ngay lập tức thả cô Vương và cô Đỗ Thục Huệ. Luật sư cũng yêu cầu Viện kiểm sát huyện Miễn, cơ quan tiếp nhận vụ án này, lập tức thả người.
Thường xuyên bị bức hại
Cô Đỗ Thục Huệ là một kế toán của Văn phòng Xây dựng Đô thị ở huyện Miễn. Trước khi nghỉ hưu, cô rất ốm yếu, và mỗi năm Văn phòng Xây dựng phải bồi hoàn cho cô hơn mười ngàn nhân dân tệ chi phí y tế. Trong vòng một vài tháng sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô đã hoàn toàn khỏe mạnh và không cần đến chi phí y tế nữa. Cô rất có uy tín ở Văn phòng Xây dựng.
Năm 2001, cô Đỗ Thục Minh và cô Đỗ Thục Huệ bị đưa vào trại lao động cưỡng bức. Ở trong đó, họ không được phép ngủ hay dùng nhà vệ sinh. Khi cô Đỗ Thục Minh được thả từ trại lao động, cô đã rụng gần hết răng. Năm 2005, cô Đỗ Thục Minh lại bị bắt một lần nữa, và chỉ được thả cho đến khi cô không thể tự đi lại được nữa. Năm 2006, cô Đỗ Thục Huệ lại bị bắt. Trong khi đang bị giam giữ, cô bị viêm túi mật và phải đưa đến phòng cấp cứu.
Cô Trương Lị Bình, một bác sĩ y khoa, bị bắt vào năm 2006 và bị giam giữ tại Trung tâm Giam giữ Hán Trung. Cô được thả tại ngoại sau khi cảnh sát tống tiền một khoản tiền lớn từ gia đình cô. Các bệnh nhân của cô và gia đình cô rất nóng lòng chờ cô quay về.
Tuy đã gần 70 tuổi, nhưng bà Vương Tân Liên vẫn nhiều lần bị đưa vào trại lao động. Đây là cách điển hình mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối xử với các học viên Pháp Luân Công.
Nghiệp báo ở huyện Miễn, thành phố Hán Trung
Đồn Cảnh sát huyện Miễn, do Giám đốc Phòng 610 Hán Trung là Lô Hạc Minh và Nhậm Ngọc Bình lãnh đạo, đã tuân theo ĐCSTQ mà phạm nhiều tội ác đối với các học viên Pháp Luân Công từ ngày 20 tháng 07 năm 1999. Hơn 30 học viên đã nhiều lần bị bắt giữ. Nhiều học viên bị đánh đập tàn nhẫn đến mức tàn phế, ảnh hưởng đến bản thân các học viên, gia đình và lãnh đạo của họ, cũng như toàn xã hội.
Trong số 30 người đó, bà Ngụy Hân Dung, chưa đến 50 tuổi, đã bị tiêm thuốc độc và chết vì nhiễm trùng phổi ngay sau đó. Ông Diên Cảnh Minh, một người cao tuổi, đã bị bắt và bị giam cô lập tại Trại Lao động Cưỡng bức Táo Tử Hà. Trong một thời gian dài, ông không được phép ngủ và bị tra tấn bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Sau ba tháng, toàn thân ông bị sưng lên và trại lao động cưỡng bức phải dùng cán để khênh ông ra ngoài. Ông đã qua đời ở nhà không lâu sau khi được thả.
Thiện ác hữu báo là một chân lý vĩnh viễn. Dưới đây là những quả báo xảy ra với một số người tuân theo ĐCSTQ mà phạm tội ác đối với các học viên Pháp Luân Công.
1. Lô Hạc Minh là Giám đốc Phòng 610 thành phố Hán Trung. Vào ngày 23 tháng 03 năm 2013, ông ta cùng với con gái, con rể, cháu nội, thư ký, và người lái xe đang ở trong một chiếc SUV trên đường cao tốc Tây Hán thuộc huyện Phật Bình, thì xe của họ bị kẹp giữa bởi hai chiếc xe tải, khiến người lái xe và ba người khác thiệt mạng. Lô Hạc Minh đang ngồi ở phía trước và đầu của ông ta đập vỡ cửa sổ bên. Ông ta đã qua đời tại hiện trường cùng với thư ký, con gái, và người lái xe. Con rể của ông ta được đưa đến bệnh viện với bốn chiếc xương sườn bị gãy. Chỉ có đứa cháu trai hai tuổi của ông ta là không bị thương nặng. Lô Hạc Minh đã bức hại Pháp Luân Công, khiến bản thân ông ta và những người thân bị nghiệp báo.
2. Giám đốc Sở Công an huyện Miễn là Chu Quảng Toàn đã tích cực tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công ngay cả trước khi ĐCSTQ bắt đầu công khai bức hại Pháp Luân Công vào tháng 07 năm 1999. Sau đó, ông ta trở nên quyết tâm hơn và buộc những người chủ hỗ trợ giám sát các học viên. Chỉ riêng trong năm 2000, ông ta đã bắt giữ hơn 30 học viên, tống tiền rất nhiều tiền từ họ, và dùng số tiền này để ăn chơi trác táng. Năm 2001, ông ta bị đột quỵ và ngã xuống tại một bữa tiệc. Cho đến ngày hôm nay, ông ta vẫn còn đi khập khiễng với miệng và mắt bị méo xệch.
3. Trần Thiết Trân, trên 50 tuổi, đến từ thành phố Tây An. Ông là Phó giám đốc Bưu điện huyện Miễn. Sau ngày 20 tháng 07 năm 1999, ông ta đã bắt giữ bảy học viên làm việc tại bưu điện và gây áp lực để họ viết bản cam kết. Ông ta cũng buộc gia đình của các học viên theo dõi họ và ngăn họ đến thăm nhau, nếu không sẽ đe dọa chuyển họ đến các vùng nông thôn. Trần rất cao to và khỏe mạnh. Một ngày nọ, khi đang nói chuyện với các học viên Pháp Luân Công, ông ta bị lên cơn đau tim. Năm 2003, ông ta đến Bắc Kinh để phẫu thuật. Ông ta gọi cho cấp trên của mình để báo rằng cuộc phẫu thuật diễn ra tốt đẹp và ông ta sẽ được ra viện và trở lại làm việc vào ngày hôm sau. Sau khi cúp điện thoại, ông ta bước ra khỏi buồng điện thoại và đột tử.
4. Cao Vạn Tuyền, cựu bí thư ĐCSTQ của Cục Tài nguyên Nước huyện Miễn, thường sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công làm việc ở đó và báo cáo họ cho Sở Cảnh Sát huyện Miễn. Ông ta đặt các học viên xuống dưới cùng của danh sách chờ phân công công việc, tổ chức các buổi tẩy não, và từ chối tăng lương cho họ như bình thường. Cao đã đem bảy hoặc tám cán bộ từ Ban Chính trị và An toàn đến nhà của một học viên vào mùa hè năm 2000. Họ đã bắt học viên đó và tịch thu đồ đạc cá nhân của anh. Mặc dù Cao nỗ lực rất nhiều trong việc bức hại Pháp Luân Công để cầu được thăng tiến, điều đó lại không bao giờ xảy ra. Ông ta nghỉ hưu và bị ung thư xương vào năm 2012, và sẽ chịu đau khổ trong suốt quãng đời còn lại.
5. Ngô Trung Ngân, Giám đốc Văn phòng Cục Lúa gạo huyện Miễn, đã tham gia trợ giúp bức hại các học viên Pháp Luân Công làm việc ở đó. Một học viên đã bị tra tấn đến chết trong một trại lao động cưỡng bức, và một người khác bị kết án bốn năm tù giam. Ngô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi vào năm 2006, khi đó ông ta mới 46 tuổi. Ông ta đã phải nhập viện trong hai năm, tốn hàng trăm ngàn nhân dân tệ. Ông ta qua đời vào năm 2008.
6. Giám đốc Sở Cảnh sát Trấn Xuyên huyện Miễn là Vương Tuyết Thành tham gia bắt giữ và tra tấn Pháp Luân Công từ năm 2002 đến 2006. Kết quả là, 19 học viên đã bị đưa vào các trại lao động cưỡng bức hoặc bị kết án tù. Một học viên bị tra tấn đến chết. Sau đó, Vương bị mất chức và bị kết án một năm tù vì lạm dụng quyền lực.
7. Chu Liên Phương từ làng Liên Minh thuộc huyện Miễn, đã tích cực giúp theo dõi các học viên Pháp Luân Công trong làng. Con trai của cô ta bị rơi ra khỏi một chiếc xe tải và chết vào năm 2001, một ngày sau khi cô ta trở về từ một phiên tẩy não.
Kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, cảnh sát huyện Miễn đã phạm các tội sau khi bức hại các học viên Pháp Luân Công: xâm phạm, cướp, trộm cắp, bắt giữ bất hợp pháp, tống tiền, lục soát bất hợp pháp, phỉ báng, vu cáo, bỏ tù sai, tra tấn ép cung, dùng bạo lực để thu thập chứng cứ, lạm dụng tù nhân, tấn công có chủ ý, lạm dụng quyền lực, lơ là nhiệm vụ, thiên vị, tham ô, và xâm phạm quyền tự do thông tin liên lạc và tự do tôn giáo.
Những người tham gia và chịu trách nhiệm về các vụ bắt giữ và kết án sai cô Đỗ Thục Minh, cô Đỗ Thục Huệ, cô Vương Tân Liên, và cô Trương Lị Bình bao gồm:
Vương Nghĩa Minh (王义明), Phó bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật huyện Miễn, Vương Quần Trí (王群智), Giám đốc Ban Công cộng huyện Miễn, Cao Linh (高岺), ủy viên nhân dân Lưu Vĩnh Hữu (刘永有), đội trưởng của Ban An ninh Nội địa huyện Miễn Hồ Quân Kiến (胡军建), giảng viên (chịu trách nhiệm về các vụ bắt giữ): +86-916-3292810, 86-9163292110, 86-9163292805 Dương Tân Đức (杨新德), Phó tổng chưởng lý của Viện kiểm sát huyện Miễn, chịu trách nhiệm phê duyệt các vụ bắt giữ, Viên Quỳnh (袁琼) , 30: 86-13891601295 (di động) Tiêu Vĩ (焦伟), 30 tuổi, điền và ban hành các văn bản, Trương Khánh An (张庆安), trưởng ban truy tố: 86-9162926235, 86-13379165611 (di động) Quách Văn An (郭文安), Phó tổng chưởng lý của Viện kiểm sát huyện Miễn: +86-916-2926222, 86-13992689977 (di động), chịu trách nhiệm truy tố.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/11/27/陕西汉中四位法轮功学员被非法批捕-283207.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/12/28/143835.html
Đăng ngày 14-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.