[MINH HUỆ 04-02-2014] Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân Thiện Nhẫn đã mở cửa cho công chúng vào ngày 26 tháng 12 năm 2013 tại Hội trường Văn hoá Ariel [Ariel là một thành phố tiến bộ ở Israel]. “Chân Thiện Nhẫn” là những nguyên lý chính của Pháp Luân Đại Pháp, được các nghệ sỹ chiểu theo trong cuộc sống hàng ngày và mô tả trong các tác phẩm của họ.

Nhiều chức sắc của thành phố đã đến tham dự buổi lễ khai mạc triển lãm. Một bộ phim về các nghệ sỹ cũng được trình chiếu tại sự kiện này.

“Chúng tôi không thể không nói về nó”

Ông Eli Shviro, Thị trưởng thành phố Ariel, đã nói về tầm quan trọng của cuộc triển lãm sau khi biết về những đau khổ mà các học viên Pháp Luân Công phải gánh chịu dưới bàn tay của chế độ cộng sản Trung Quốc trong suốt  hơn 14 năm qua.

Ông nói: “Tôi rất vui mừng và hạnh phúc vì chúng tôi có thể tổ chức sự kiện này ở Ariel. Cuộc triển lãm quốc tế này đã lên tiếng cho chính nó. Đó là một nhóm người đang bị chính phủ của chính họ bức hại. Chúng tôi không thể chấp nhận điều này và không thể không nói về nó. Trong quá khứ, chúng tôi đã từng trải qua một số điều tương tự như vậy, và vì thế chúng tôi cần phải lên tiếng. Chúng tôi đồng ý tổ chức cuộc triển lãm này ở đây, để mọi người được tiếp xúc với nó, nhìn thấy và lên tiếng một cách rõ ràng.

Ông Eli Shviro, Thị trưởng thành phố Ariel, phát biểu tại buổi lễ khai mạc của Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân Thiện Nhẫn.

Tiếp đó, bà Rachel Ziv, người phụ trách của Hội trường Văn hoá cũng đã có một bài phát biểu ngắn gọn.

Bà nói: “Tôi rất vui mừng được phụ trách một cuộc triển lãm đặc biệt như thế này, triển lãm ‘Chân Thiện Nhẫn’ nói về Chân – Thiện – Nhẫn. Vì bản thân tôi cũng là một nghệ sỹ, nên tôi nghĩ rằng nghệ thuật có một sức nặng rất mạnh mẽ để mang lại sự thay đổi. Người Israel và người Do Thái đã từng chịu đựng và trải nghiệm sự hung bạo và mất mát. Do vậy chúng tôi cảm thấy có một sự đồng cảm với thông điệp của cuộc triển lãm.”

Bà Shira Dekel Katz, Phó thị trưởng thành phố Ariel, phát biểu tại buổi lễ khai mạc của triển lãm.

Bà Shira Dekel Katz là Phó thị trưởng và là người giám sát mọi khía cạnh văn hoá trong thành phố Ariel. Bà đã khuyến khích các gia đình nên đến xem triển lãm cùng với con cái của họ và nói cho chúng biết những câu chuyện đằng sau cuộc triển lãm. Đám đông khán giả đã vỗ tay tán thưởng nhiệt tình sau mỗi bài phát biểu của từng người.

Các hãng truyền thông địa phương đã đưa tin về buổi lễ khai mạc của triển lãm.

Truyền thông địa phương đưa tin về lễ khai mạc của triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân Thiện Nhẫn ở Ariel, Israel.

Sau buổi lễ khai mạc, các đại diện của cuộc triển lãm đã có mặt để cung cấp những lời giải thích về các bức tranh. Người xem tỏ ra rất thích các tác phẩm và bày tỏ sự cảm thông và sốc khi nghe nói về những tội ác của chế độ cộng sản Trung Quốc.

Mọi người xem các bức tranh tại Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân Thiện Nhẫn (Ảnh được cung cấp bởi Hội trường Văn hoá Ariel)

Một đại diện của cuộc triển lãm thảo luận về một bức tranh với một người tham dự

“Tôi không bao giờ tưởng tượng được rằng nó sẽ ảnh hưởng lên tôi mạnh mẽ đến vậy”

Vào tháng 12 năm 2013, Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân Thiện Nhẫn cũng đã  được tổ ở Ashdod, phía Nam Israel, do ông Boris Gitterman, Phó thị trưởng và Chủ tịch Hội đồng Văn hoá và Giải trí tài trợ.

Chủ tịch của Hội Nghệ sỹ Ashdod, ông Shlomo Ferman nói trong một cuộc phỏng vấn: “Khi được mời, tôi biết chính xác cuộc triển lãm này nói về điều gì, nhưng tôi chưa bao giờ tưởng tượng được rằng nó sẽ ảnh hưởng lên tôi mạnh mẽ đến vậy. Tôi đặc biệt bị ấn tượng bởi ánh mắt và cách thể hiện của các nghệ sỹ, họ đã thành công trong việc đưa ra một sự tương phản sắc nét và ấn tượng về cuộc đàn áp ở Trung Quốc và sự áp bức trên toàn cầu. Chất lượng của cuộc triển lãm khá ấn tượng cả về mặt thực hiện lẫn khái niệm tư tưởng, điều này giúp cho người xem thấy được sự tà ác ở Trung Quốc.”

Ông Ferman cho biết triển lãm chắc chắn sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem.

Ông cũng chia sẻ trải nghiệm cá nhân của mình: “Thông qua cuộc triển lãm, tôi đã được cho biết về một điều rất khủng khiếp. Thật khó để tin rằng con người có thể phạm những tội ác như vậy. Một số tác phẩm có bố cục quốc tế… Tôi có thể so sánh chúng với tác phẩm Đức Mẹ Sầu Bi mà tôi đã nhìn thấy ở Ý. Thông điệp đau đớn là điều mà mỗi người trong chúng ta nên tiếp thu và nói cho con em của chúng ta và toàn thế giới – để ngăn chặn sự đau khổ và cái ác trên thế giới.

 


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/2/4/145222.html

Đăng ngày 09-02-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share