[MINH HUỆ 21-12-2013] Chính sách đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc đã đẩy các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc trở thành mục tiêu chính của hoạt động mổ cướp nội tạng quy mô lớn. Chế độ cộng sản chuyên chế Trung Quốc đã phê chuẩn cho loại tội ác ghê tởm chống lại nhân loại này và tiến hành nó một cách có hệ thống.

Một số thành viên của Nghị viện châu Âu đã chỉ ra nhận định quan trọng đó trước khi thông qua nghị quyết liên quan đến vấn đề này.

Nghị quyết do 56 thành viên thuộc 05 đảng phái chính trị của Nghị viện châu Âu đề xuất, kêu gọi chính phủ Trung Quốc “…ngay lập tức chấm dứt hành động mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm và các thành viên thuộc các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số”.

Nghị quyết tuyên bố rằng việc dần dần bãi bỏ hành động này vào năm 2015 “là điều không thể chấp nhận được”. Nó cũng kêu gọi “ngay lập tức trả tự do” cho tất cả các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc, bao gồm các học viên Pháp Luân Công.

Các thành viên của Nghị viện châu Âu: Hành động mổ cướp nội tạng tàn bạo ở Trung Quốc là được chính quyền phê chuẩn

Phó chủ tịch Nghị viện châu Âu ông Edward McMillan-Scott

Tại một cuộc họp báo, Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu ông Edward McMillan-Scott đã lên tiếng trong phiên họp toàn thể ở Nghị viện châu Âu, rằng mổ cướp nội tạng quy mô lớn chỉ có thể xảy ra bởi chế độ chuyên chế Trung Quốc.

Ông bày tỏ quan điểm mạnh mẽ rằng các chế độ chuyên chế như Đức Quốc Xã, Liên Xô, hoặc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không từ bất cứ tội ác nào. Cuộc điều tra của cá nhân ông ở Trung Quốc vào năm 2006, cũng như các cuộc điều tra độc lập khác, đều đưa đến cùng một kết luận rằng các tù nhân lương tâm, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công, là mục tiêu chính của hoạt động cưỡng bức mổ cướp nội tạng.

Trong một cuộc phỏng vấn với NTD (Đài truyền hình Tân Đường Nhân), ông McMillan-Scott phát biểu: Nghị viện châu Âu đại diện cho tiếng nói của 500 triệu người dân châu Âu. Cách kinh khủng nhất mà những tù nhân lương tâm, đặc biệt là một lượng lớn các học viên Pháp Luân Công, bị tra tấn, và tồi tệ hơn nữa, nhiều người trong số đã họ thiệt mạng vì ngành thương mại béo bở do Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc quản lý, trong nạn mổ cướp  nội tạng, và đó là điều mà nghị định này lên án.”

Giáo sư Leonidas Donskis

Giáo sư Leonidas Donskis, một nghị sĩ đến từ Lithuania, tin rằng tội ác mổ cướp nội tạng chỉ có thể xảy ra trong một quốc gia cộng sản. Ông nói rằng sự tôn trọng mà ông dành cho Trung Quốc chỉ có thể có sau khi những tội ác như thế này được lập tức chấm dứt.

Ông trả lời trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng ta không thể làm ngơ trước sự thật rằng vào thế kỷ 21 này mà con người có thể bị xem rẻ như nguyên liệu sống cho cấy ghép tạng, cho mổ cướp tạng. Sau Thế chiến II, sau Đức Quốc Xã, thì điều này hoàn toàn không thể tin được. Chúng ta không thể dung thứ cho những hành động như thế này.”

Nghị sĩ Laima Liucija Andrikiene nhận xét sau khi nghị định của EU được thông qua: “Trong cuộc tranh luận về việc giải quyết khẩn cấp nghị định này, tôi cũng bày tỏ ý kiến của mình. Tôi nói rằng mổ cướp nội tạng có hệ thống và được nhà nước Trung Quốc phê chuẩn, từ các tù nhân chính trị, các tù nhân lương tâm, trong đó có cả các học viên Pháp Luân Công, là hoàn toàn không thể chấp nhận được, và cần phải chấm dứt ngay lập tức.”

Các học viên Pháp Luân Công là mục tiêu chính

Mặc dù tin tức về cưỡng bức mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công nổ ra từ năm 2006 khi bác sỹ người Trung Quốc ông Vương Quốc Khởi làm chứng tại Quốc hội Mỹ vào đầu tháng 06 năm 2001 về việc các bệnh viện đang thông đồng với các cơ quan an ninh để lấy tạng từ các tử tù mà không cần thông qua sự đồng ý của những người hiến tạng, và những ca cấy ghép này là một nguồn doanh thu béo bở.

Khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công đưa đến số lượng lớn các tù nhân lương tâm trong các trại lao động và nhà tù, quy mô mổ cướp tạng đã mở rộng đáng kể theo chỉ thị: “Phá hủy thân thể, bôi nhọ thanh danh, và vắt kiệt tài chính” các học viên Pháp Luân Công.

Bà Monica Macovei, một nghị sĩ của Nghị viện châu Âu, và cũng là một cựu công tố viên, không hề nghi ngờ về sự tồn tại của một ngân hàng nội tạng sống dựa trên sự khác biệt lớn giữa thời gian chờ tạng phù hợp ngắn ở Trung Quốc và thời gian chờ tạng phù hợp dài ở các nước châu Âu.

Bà đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn: “Tôi khẳng định rằng hơn phân nửa số nạn nhân bị mổ cướp tạng đến từ tổ chức Pháp Luân Công. Về cơ bản, các học viên là những nạn nhân chính của tội ác này sau cuộc biểu tình ôn hoà năm 1999.”

Bà Monica Macovei không hề nghi ngờ về sự tồn tại của một ngân hàng nội tạng sống ở Trung Quốc.

Bà Eija-Riitta Korhola, một nghị sĩ đến từ Phần Lan, tin rằng nguyên nhân chính gây ra nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng quy mô lớn ở Trung Quốc xuất phát từ chính sách khủng bố Pháp Luân Công có hệ thống do nhà nước phê chuẩn, ông McMillan-Scott xác nhận rằng theo luật pháp quốc tế thì đây chính là tội ác diệt chủng.

Bà Eija-Riitta Korhola, một nghị sĩ đến từ Phần Lan

Trong bài phát biểu của mình tại phiên họp toàn thể của Liên minh châu Âu, nghị sĩ Franz Obermayr đến từ Áo nói rằng các học viên Pháp Luân Công là nạn nhân chính của nạn thu hoạch mổ cắp nội tạng do ĐCSTQ phê chuẩn.

“Quyết tâm nhiều hơn nữa để tiếp tục sự ủng hộ của chúng tôi”

Nghị sĩ kỳ cựu ông Tunne Kelam

Với tư cách là một tác giả của bản nghị quyết, ông Tunne Kelam, một nghị sĩ kỳ cựu của nhóm chính trị lớn nhất trong Quốc hội, rất hài lòng khi thấy nghị quyết được thông qua: “Nó đã bị kéo quá dài quá lâu. Chúng ta nên làm việc này sớm hơn, nhưng tôi nghĩ chúng ta đã học được rất nhiều trong quá trình hỗ trợ này. Hiện nay chúng ta đã biết được rõ ràng hơn chuyện gì đang xảy ra ở Trung Quốc, và phải quyết tâm nhiều hơn nữa để tiếp tục sự ủng hộ của chúng ta, và thể hiện tình đoàn kết của mình đối với những người bạn Trung Quốc.”

Bài viết liên quan (bản tiếng Hán): https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/20/欧洲议会议员-对法轮功的迫害是活摘器官的根源-284276.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/21/认清中共本性-制止活摘器官罪恶-284308.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/12/22/143765.html

Đăng ngày 10-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share