Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc

[MINH HUỆ14-07-2013] Học viên A vẫn đang quản lý tài khoản ngân hàng của cha mình, bởi cha cô chuyển đến sống ở một nông trại và rất bất tiện cho ông khi hàng tháng phải đi lên thành phố để rút tiền. Đến gần dịp Tết Nguyên đán năm 2011, học viên A muốn rút tiền cho cha cô trong khi cô lại đang ở xa thành phố vì bận việc kinh doanh. Do đó, cô đã nhờ con trai cô rút tiền hộ mình.

Đó là vào ngày 18 tháng 01 năm 2011 khi cô bảo con trai đi rút tiền từ tài khoản. Một lúc sau, con trai cô gọi lại và nói: “Tổng số tiền có trong tài khoản là hơn 50.000 tệ.” Cô nghĩ điều này thật lạ vì theo như tính toán của cô thì số tiền trong tài khoản chỉ vào khoảng 10.000 tệ. Cô nói với con trai: “Con nói đúng, nó không thể nhiều đến như vậy được. Con có chắc là mình không nhìn nhầm không đấy? Dù thế nào đi nữa, con phải nói thật tổng số tiền sau khi con rút.”

Lại một lúc sau, cậu con trai cô gọi lại và nói: “Không nhầm đâu mẹ ạ, con đã rút được hơn 50.000 tệ rồi ạ.” Cô đã rất ngạc nhiên. Cô chưa bao giờ cầm một số tiền lớn như vậy trước đây và cũng không biết là đã có sự nhầm lẫn ở đâu, cô nói với cậu con trai: “Chuyển hết số tiền đó vào tài khoản ngân hàng của mẹ, mẹ chắc chắn rằng số tiền 40.000 tệ thừa đó không phải là của chúng ta. Chúng ta phải tìm ra chủ nhân của số tiền đó là ai và trả lại cho họ.” Người con trai cô cũng đồng ý với cô.

Sau khi cúp điện thoại, cô cũng không biết phải làm như thế nào để tìm ra chủ nhân của số tiền trên. Một ý tưởng đột nhiên xuất hiện trong đầu cô: “Sắp đến thời gian bận rộn nhất trong năm. Người mất tiền chắc hẳn rất lo lắng. Mình cần phải làm việc này cho nhanh.” Cô gọi lại cho con trai và nói: “Con đã hỏi nhân viên ngân hàng về việc này chưa?” Cậu con trai trả lời: “Ngân hàng có rất nhiều người và tất cả họ đều đang rất bận, con chẳng có lúc nào mà hỏi họ.”

Sau đó cô nhận ra rằng số tiền thu nhập hàng tháng của cha cô là từ sở an sinh xã hội. Cô gọi cho giám đốc chi nhánh an sinh xã hội địa phương trong thành phố và vị giám đốc nói ông sẽ tìm hiểu vấn đề. Một lát sau ông ta gọi lại cho cô và nói với giọng đầy cảm kích: “Chị hoàn toàn đúng! Nhân viên mà chịu trách nhiệm phân phối số tiền chúng tôi nhận được từ chính phủ đã có sự nhầm lẫn.” Sau đó ông bày tỏ lòng biết ơn với cô vì đã nói cho ông biết về số tiền và cho biết ông rất cảm kích về nghĩa cử cao đẹp đó.

Cô phải trở về nhà để giải quyết các giao dịch bởi số tiền đã nằm ở trong tài khoản ngân hàng của cô. Cô vội vàng trở về mà không để ý rằng hôm đó là chủ nhật. Cô đã gọi cho giám đốc chi nhánh an sinh xã hội khi cô về tới nhà, hẹn gặp ông ở ngân hàng vào thứ Hai, bởi ngân hàng không làm việc vào ngày Chủ nhật.

Vào thứ Hai, sau khi ăn sáng xong, cô đến ngân hàng Nông thôn và trả lại 40.900 tệ cho phòng an sinh xã hội. Nhân viên phụ trách đã thực hiện giao dịch nhầm lẫn đó muốn cảm ơn cô bằng việc tặng lại cô một 1.000 tệ, nhưng học viên A đã từ chối. Người nhân viên này sau đó đã xin địa chỉ nhà của học viên A và hẹn sẽ đến thăm cô vào trưa ngày hôm sau.

Ngày hôm sau, cô nhân viên nọ cùng với đứa con trai 4 tuổi của cô đã đến thăm và nói với học viên A: “Chị không thể hình dung được là chị đã giúp tôi thoát khỏi vụ rắc rối này như thế nào đâu.” Học viên A cười và nói: “Tôi là một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp và tin vào nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Sư phụ dạy chúng tôi biết đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của mình. Đây là việc mà một đệ tử Đại Pháp nên làm. Tôi hy vọng chị nhớ rằng Pháp Luân Công dạy con người ta trở thành người tốt. Và nếu chị đã gia nhập Đảng cộng sản, tôi khuyên chị hãy thoái khỏi đảng và tất cả các tổ chức liên đới của nó.” Cô nhân viên đã vui vẻ đồng ý và đề nghị cậu con trai cùng cô niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/14/帐上多了四万块钱之后-276591.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/4/142525.html

Đăng ngày 08-10-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share