[MINH HUỆ 02-08-2013] Vào ngày 01 tháng 08, khoảng 100 khách mời đã đến tham dự buổi chiếu phim: “Trung Quốc Tự do: Lòng dũng cảm theo tín ngưỡng” tại Toà nhà Quốc hội Rayburn ở Washington DC. Bộ phim đưa ra thêm triển vọng khi nhiều cơ quan trong quốc hội tiếp tục biết về nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc và cân nhắc việc phối hợp ủng hộ Nghị quyết 281. Nhiều khách mời là nhân viên quốc hội đến từ Thượng viện và Hạ viện. Một số ít đến từ các cơ quan khác của chính phủ.
Kean Wong, nhà sản xuất bộ phim “Trung Quốc Tự do”, đã bắt đầu buổi chiếu phim bằng việc giới thiệu một bài hát mới được đưa vào phiên bản sân khấu của bộ phim. Bài hát “Lòng dũng cảm theo tín ngưỡng” được thể hiện bởi Q’orianka Kilcher, một nữ diễn viên trẻ nổi tiếng với vai diễn Pocahontas cùng với Colin Farrell và Christian Bale trong bộ phim “Tân thế giới”.
Kean Wong, nhà sản xuất bộ phim “Trung Quốc Tự do”, phát biểu trước các quan khách tại buổi chiếu phim ở Hill. (Ảnh: Phóng viên báo Minh Huệ)
Tiến sĩ Charles Lee, một nhân vật mà bộ phim “Trung Quốc Tự do” nói đến, phát biểu trong phần vấn đáp của buổi chiếu phim (Ảnh : Phóng viên báo Minh Huệ)
Nhận xét về vấn nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng, một nhân viên của quốc hội đã nói rằng: “Thật quá bi thảm. Thế giới quá im lặng về vấn đề này… Chúng ta cần phải lên tiếng nhiều hơn nữa, buộc Trung Quốc phải tôn trọng các công ước quốc tế, và cho phép điều tra toàn diện và toàn bộ sự thật, chứ không chỉ cấm việc mổ cướp nội tạng trên giấy.”
Một nhân viên khác của quốc hội đã nói với Minh Huệ rằng: “Thật khủng khiếp khi nhìn thấy những vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở Trung Quốc. Rất nhiều trong số đó không phải là điều trong dòng chủ lưu. Nó chắc chắn là điều chúng ta cần phải xem xét kỹ hơn, để nhân quyền ở đó có thể được khôi phục lại. Để có thể làm được điều đó, chúng ta phải phơi bày thực trạng này ra ánh sáng.”
Bà còn nhờ Minh Huệ chuyển đến các học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc một thông điệp: “Hãy tiếp tục kiên trì và giữ vững niềm tin để có thể tiến bước vì một tương lai tốt hơn. [Một tương lai tốt hơn] là điều sẽ diễn ra.”
Một nhân viên ủy ban quốc hội đã biết được sự thật từ bộ phim rằng trước đây đã có lúc chính phủ Trung Quốc khuyến khích Pháp Luân Công và nghĩ rằng môn tu luyện này rất tốt.
Bà nhận xét: “Điều này giúp giải thoát cho con người. Tại sao chính phủ Trung Quốc lại không tôn trọng tự do tôn giáo? … [Đảng Cộng sản Trung Quốc] là một tôn giáo của chính phủ. Nó rất giống như vậy. ‘Bạn phải làm theo cách của tôi và chỉ của tôi thôi. Không có suy nghĩ cá nhân.’ ‘Oh, nó thật hay, nhưng tôi thật sự muốn làm một cái gì đó khác.’ ‘Không, không. Bây giờ bạn đang chỉ trích nhà nước, xúc phạm nhà nước, và vì thế, bạn sẽ bị trừng phạt.’ Nên, đối với tôi, nó là… Tôi không thể diễn tả được điều đó. Điều đó sẽ không bao giờ, không bao giờ được phép ở Hoa Kỳ!”
Nhân viên uỷ ban quốc hội cũng biết thêm về môn tu luyện: “Pháp Luân Công là một môn tu luyện ôn hoà, tinh thần, kiểm soát bản thân… Không phải điều mà tất cả chúng ta cố gắng theo đuổi là được cải thiện chính mình sao? Liệu xã hội văn minh sẽ không được hưởng lợi từ những người đang cố gắng cải thiện chính mình, đang cố gắng kiểm soát bản thân, không ghen tỵ và làm những thứ khác sao? Bạn phải có thể kiểm soát được tình cảm và cảm xúc của bản thân. Tôi nghĩ rằng đó là những gì nằm trong môn tu luyện Pháp Luân Công.”
Bà tiếp tục: “Tôi đã từng nhìn thấy các buổi biểu diễn của Pháp Luân Công ở Washington, nhưng tôi thật sự không biết họ là ai. Bây giờ tôi đánh giá rất cao về những thông điệp mà họ đang cố gắng thúc đẩy và vạch trần cho tất cả mọi người giống như tôi biết họ là ai và điều gì đang xảy ra cho họ.”
Nhiều quan khách rất ấn tượng bởi những câu chuyện trong bộ phim về Jennifer Trịnh và Charles Lee.
Khi hỏi rằng điều gì khiến ông cảm thấy ấn tượng nhất, một nhân viên quốc hội đã trả lời như sau: “Sự chịu đựng và lòng dũng cảm của những người sẵn sàng đối mặt với bộ máy chính quyền.”
Người khác thì nói: “Đây là một câu chuyện tuyệt vời về sức chịu đựng trong một hoàn cảnh khủng khiếp. Sức mạnh của đức tin, sức mạnh của gia đình, và sức mạnh vươn tới tự do… Tôi cảm thấy rất ấn tượng về sức mạnh của cả hai nhân vật được nêu bật trong bộ phim. Họ là những anh hùng. Họ là những người tuyệt vời, rất mạnh mẽ!”
Các nhân viên uỷ ban quốc hội đã nói lên cảm nghĩ của họ: “Tôi nghĩ rằng Jennifer và Charles là những xướng ngôn viên tuyệt vời, thật sự thú vị khi được hiểu biết thêm từ họ. Những trải nghiệm cá nhân của họ đã khiến tôi cảm thấy kinh hoàng. Charles là một công dân Mỹ và anh ấy đã bị đối xử tệ đến như thế nào!”
Ông Chatodd Floyd đến từ một doanh nghiệp nhỏ có trụ sở đặt ở toà nhà gần đó. Ông đến đây để xem bộ phim. Trước đó, ông chưa từng nghe nói về Pháp Luân Công.
Ông đã nói với Minh Huệ: “Tôi thật sự thích bộ phim này. Nó đã thật sự khiến tôi mở rộng tầm mắt. Tôi từng nghe nói về việc kiểm soát Internet. Nhưng tôi thực sự không thể hiểu được điều gì đang xảy ra ở trong trại cưỡng bức lao động. Bộ phim hoàn toàn mở rộng tầm mắt về cuộc đàn áp đang diễn ra ở Trung Quốc.”
Đây là lần thứ tư bộ phim “Trung Quốc Tự do” được chiếu trong Quốc hội. Lần chiếu đầu tiên của phiên bản sơ bộ diễn ra vào sự kiện ngày 20 tháng 07 năm 2011 tại Toà nhà Quốc Hội Rayburn. Ông Chris Smith, Nghị sĩ của bang New Jersey và Ủy ban Đối ngoại đã chủ trì chương trình này.
Lần chiếu phim thứ hai và thứ ba là vào tháng 09 năm 2012 và tháng 04 năm 2013, và cả hai lần đều được tổ chức tại Capitol Visitor Center. Lần chiếu vào ngày 18 tháng 09 năm 2012 như là một phần của buổi ra mắt quốc tế của bộ phim “Trung Quốc Tự do”, một nhóm các diễn giả đặc biệt bao gồm Nghị sĩ Chris Smith, Tiến sĩ Katrina Lantos Swett, Chủ tịch Ủy ban Hoa kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF), ông Michael Horowitz ở viện Hudso, và ông Michael Perlman, đạo diễn bộ phim “Trung Quốc Tự do” đã tham gia buổi thảo luận chuyên sâu về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc với khán giả.
Được đạo diễn bởi đạo diễn Michael Perlman của bộ phim “Tây tạng: Vượt lên nỗi sợ hãi” và đồng sản xuất bởi Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD), bộ phim tài liệu đoạt giải thưởng dài 53 phút này kể về những câu chuyện sống sót đáng chú ý của hai nhân vật, những người đã bị tra tấn và cưỡng bức lao động khổ sai vì tín ngưỡng của họ. Họ là hai trong số hàng triệu học viên Pháp Luân Công ôn hoà ở Trung Quốc. Thông qua những câu chuyện của họ, bộ phim gây sự chú ý đến những vi phạm nhân quyền của nhà nước Trung Quốc, bao gồm việc giam giữ tùy tiện những người bất đồng chính kiến, xuất khẩu sản phẩm được làm bởi tù nhân lao động cưỡng bức sang phương Tây, và vấn nạn mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm còn sống.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/8/2/141337.html
Đăng ngày 10-08-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.