Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
[MINH HUỆ 31-05-2013] Tòa án trung cấp Côn Minh đã xét xử lần thứ ba các học viên Pháp Luân Công, ông Tô Côn và vợ là bà Trương Hiểu Đan, vào lúc 09h 30 sáng 24 tháng 05 năm 2013. Khi công tố viên không thể cung cấp bằng chứng hợp lý về bất kỳ hành vi sai trái nào, thẩm phám Dương Tiệp đã tuyên bố ngừng xử. Đây là lần thứ ba thẩm phán tuyên bố ngừng xử mà không có lý do chính đáng. Các học viên Pháp Luân Công đang bị bức hại tại Trung Quốc đã liên tục phải chịu sự bất công của hệ thống pháp lý như thế này, nơi mà quyền hiến pháp của họ để có một phiên xử công bằng thường bị từ chối.
Sự lợi dụng trắng trợn hệ thống tư pháp
Thời gian bắt đầu phiên xử bị đã bị trì hoãn 20 phút. Bên cạnh luật sư của hai vợ chồng, người đã biện hộ vô tội cho bị cáo, còn có mẹ của ông Tô và cha của bà Trương, với vai trò là đại diện hợp pháp của bị cáo tại phiên tòa. Thẩn phán là Dương Tiệp, hai trợ lý là Lý Hưng Hổ và Lý Thế Siêu, cùng công tố viên là Đường Nhã Cầm.
Khi phiên xử bắt đầu, luật sư đã yêu cầu công tố viên cung cấp bằng chứng thực tế hơn là chỉ đưa ra những bức ảnh hay dựa vào lời miêu tả. Công tố viên Đường không thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào như vậy. Lúc 11 giờ 30, khi quá trình đối chất đến vòng thứ ba, thẩm phán đã tuyên bố ngừng phiên xử cho đến tận ngày thứ Sáu tới. Đây là lần thứ ba thẩm phán Dương tùy tiện ngừng xử mà không có lý do hợp lệ.
Bị giam giữ phi pháp hơn một năm
Ngày 04 tháng 05 năm 2012, ông Tô Côn, một thầy giáo dạy vi tính, và vợ, bà Trương Hiểu Đan, đã bị người của Đội An ninh Nội địa thuộc Sở Công an quận Bàn Long tại thành phố Côn Minh, bắt giữ phi pháp tại nhà ở quận Thế Bác, Đại học Kỹ thuật Quốc phòng Vân Nam. Ông Tô đã bị đưa đến Trại giam số 02 quận Bàn Long và vợ bị đưa đến Trại giam số 01 quận Bàn Long. Công an đã lục soát nhà họ và lấy đi một máy vi tính để bàn, một laptop, một ổ cứng, các điện thoại di động và các sách Đại Pháp. Bà Trương đã bị đánh đập tại trại giam. Cả hai đã được luật sư biện hộ vô tội khi họ bị truy tố sau đó. Hơn một năm sau, trường hợp của họ vẫn chưa được xử lý.
Phá vỡ hệ thống tư pháp
Ngày 21 tháng 01 năm 2013, Tòa án trung cấp Côn Minh đã xét xử ông Tô và bà Trương lần thứ nhất. Chỉ trong nửa giờ, thẩm phán Dương Tiệp đã tuyên bố ngừng xử, nói rằng phiên xử bị hoãn vào ngày khác.
Lần xử thứ hai tổ chức vào tận ngày 07 tháng 04, gần ba tháng sau đó. Phiên xử ban đầu dự kiến bắt đầu lúc 09 giờ 30 sáng, nhưng đến tận 11 giờ 30 mới bắt đầu. Không lâu sau khi bắt đầu, thẩm phán Dương Tiệp đã ngăn luật sư hỏi bị cáo những câu hỏi và nói rằng luật sư cần sự cho phép của thẩm phán khi hỏi bất kỳ câu hỏi nào. Khi luật sư phản đối, Dương rất giận dữ, tuyên bố ngừng xử, và đột ngột bỏ đi.
Một tháng sau, ngày 24 tháng 05, Dương Tiệp lại kết thúc phiên xử bằng cách tuyên bố ngừng xử. Mỗi lần bà ta ngừng xử, mọi thứ lại khó khăn hơn cho các học viên, gia đình và luật sư của họ. Là một thẩm phán, bà Dương nên rõ ràng về quy định tòa án và luật pháp. Nhưng bà ta đã liên tục vi phạm thủ tục thông thường và do đó cản trở nghiêm trọng quyền lợi hợp pháp của các học viên. Việc gián đoạn và trì hoãn liên tục đã tiếp tục chứng minh cho sự bất lực của hệ thống tư pháp Trung Quốc.
Một thập niên bị bức hại
Ông Tô Côn đã bị bức hại liên tục bởi người của Sở Công an quận Bàn Long. Ngày 06 tháng 12 năm 2004, ông đã bị đặc vụ của Đội An ninh Nội địa thuộc Sở Công an quận Bàn Long bắt giữ khi ông đang phân phát DVD có thông tin về Pháp Luân Công cho các sinh viên tại trường của ông. Ông đã bị kết án ba năm lao động cưỡng bức. Sau đó, thời hạn án của ông bị kéo dài thêm bảy tháng, và ông đã không được thả cho đến tận tháng 07 năm 2008.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/5/31/公诉人无理取闹-昆明中院法官一再休庭-274715.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/16/140517.html
Đăng ngày: 11-07-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.