Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-05-2013] Khi con người biết về những việc đang diễn ra đằng sau những cánh cửa bị khóa ở Trung Quốc – chẳng hạn, những hình thức tra tấn như “nhốt trong phòng biệt giam nhỏ, treo lên không trung, sốc điện, bức thực, đánh đập dã man, ‘ghế Hổ’, ‘giường Chết’, lao động cường độ cao trong thời gian dài” – thì họ đều thấy kinh hãi và gần như choáng ngợp. Những cảnh tượng tràn lan như vậy còn khủng khiếp và đẫm máu hơn những gì được miêu tả trong bất kỳ bộ phim hay tiểu thuyết nào. Hơn nữa, đây là sự thật, một thực tế bị che đậy của những gì đang diễn ra một cách trắng trợn tại nhiều thành phố hay thị trấn ở Trung Quốc ngày nay.

Vào ngày 07 tháng 04, nhiều phương tiện truyền thông ở Trung Quốc đã đăng bài viết “Ra khỏi Mã Tam Gia”. Các phương pháp tra tấn được mô tả trong bài viết này đã gây sốc đến mức một người làm truyền thông đã khóc không ngừng khi kể về chúng. Vô số các học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn tàn bạo trong các trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc. Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng, còn gọi là “địa ngục trần gian”, được thành lập như một mô hình “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công thông qua tra tấn dã man, và là một khuôn mẫu cho các trại lao động cưỡng bức khác làm theo hơn 14 năm qua.

Các trại lao động cưỡng bức, các trường huấn luyện luật pháp (thuật ngữ che đậy mà chính quyền dùng để chỉ các trại tẩy não), các Trại tạm giam, đồn công an và nhà tù trên toàn tỉnh Quảng Đông đã và đang được ĐCSTQ sử dụng để đàn áp và tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Sau đây là một số trường hợp tra tấn các nữ học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Quảng Đông.

Hành hung

Hầu hết các học viên đều bị hành hung, chửi mắng và sỉ nhục sau khi họ bị bắt giữ bất hợp pháp.

Trong năm 2008, bà Tăng Tú Mai bị đưa đến Tổng cục Trại lao động cưỡng tỉnh Hải Nam rồi bị chính quyền thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông bức hại. Bà Tăng đã bị đánh và bị bức thực. Bà bị đánh đến mức thâm tím toàn thân, và một lá phổi của bà bị hư hỏng nặng. Ngày 30 tháng 04, bà Tăng lúc đó chỉ còn da bọc xương, được trả tự do. Họ đã thả bà ở gần nhà và nhanh chóng rời đi.

 Bà Tăng Tú Mai sau khi bị bức hại

Bà Lâm Băng Cúc là một học viên ở quận Chu Hải thành phố Quảng Châu. Trong lúc bị giam tại Trại lao động cưỡng Tra Đầu tại Quảng Châu, lính canh đã chỉ đạo các tù nhân theo dõi bà và đánh vào đầu và các bộ phận kín trên người bà Lâm. Kết quả là bà Lâm đã bị suy sụp tinh thần do bị bức hại dồn dập.

Tra tấn: Trói lại

Học viên Chu Mai Lâm ở Chu Hải và chồng đều bị bức hại nghiêm trọng. Họ đã tra tấn bà bằng hình thức “trói lại” vào ngày 01 tháng 10 năm 2002. Bà không được phép dùng nhà vệ sinh hoặc ngủ trong hơn 40 giờ, trong lúc bị trói, bà bị đánh đập, bức thực với nước ớt nóng và bị chửi mắng. Khi được cởi trói, cả hai bàn chân của bà đã tím đen và ở hai chân có đầy vết bỏng rộp. Bà đã mất cảm giác ở hai chân và thậm chí còn không thể trở mình, như thể đã hoàn toàn bị liệt. Học viên Tiêu Kiện và Đường Ất Văn đã bị tàn tật bởi hình thức tra tấn này. Tư Binh, Từ Cúc Hoa, Tạ Diễm, La Giang Anh, Trần Hoa và những người khác cũng bị tra tấn như vậy. Học viên Trần Hoa cũng chứng kiến ​​hai học viên trẻ, cô Tống Tân và cô Chu Khiết Lệ, bị rối loạn thần kinh do bị tra tấn trong thời gian cưỡng chế “chuyển hóa”.

Tái hiện cảnh tra tấn: Trói lại

Cô Trần Hoa, 34 tuổi, người từng làm việc trong một doanh nghiệp nhà nước lớn, đã hai lần bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Tra Đầu tại Quảng Châu, nơi cô bị bức hại nghiêm trọng. Một trong những phương pháp tra tấn được gọi là “đứng theo hình chữ thập”. Cô bị còng vào một cái giường sắt, hai cánh tay bị kéo căng và bị còng vào hai đầu xa nhất ở hai bên giường, chân cô bị đánh đến mức sưng tấy với đầy những vết bầm. Cô không được dùng nhà vệ sinh và phải đi tiểu trong quần của mình. Những kẻ bức hại cũng dùng vũ lực đặt một cây bút vào tay bị còng của cô Trần để cô ký vào những giấy tờ họ chuẩn bị sẵn. Những ngón tay của cô thì đang chảy máu. Cô bị tra tấn theo cách này trong ba ngày.

 Cô Trần Hoa trước khi bị bức hại

 Cô Trần Hoa trong lần bức hại xảy ra từ tháng 04 đến tháng 07 năm 2004

Ngồi trên một cái ghế nhỏ

Học viên Lương Ý Lâm ở Đông Hoàn bị tra tấn bằng cách buộc phải ngồi trên một cái ghế nhỏ trong thời gian dài. Cô bị buộc phải ngồi với hai bàn tay đặt trên hai đầu gối, và mắt nhìn thẳng về phía trước, mà không cử động. Một học viên nhớ lại: “Ngồi như thế trong một thời gian dài sẽ khiến hai bàn chân sưng tấy và mông sẽ mưng mủ. Tệ hơn nữa, họ bị buộc phải ngồi dưới ánh nắng gắt trong mùa hè và không được uống nước hay đi vệ sinh. Một số học viên đến kỳ kinh nguyệt, nhưng họ không được phép thay băng và máu thì chảy xuống đất.

Làm lạnh

Nhà tù nữ Quảng Đông buộc các học viên mặc quần áo mỏng đứng bên ngoài cả ngày trong mùa đông. Cao Hỷ, sinh năm 1986 tại Hoàng Mai, tỉnh Hồ Bắc, cô sống và làm việc ở Thuận Đức, tỉnh Quảng Đông khi cô bị bắt đến Trại lao động cưỡng bức Tam Thủy Quảng Đông trong năm 2007. Cô Cao có sức khỏe tốt và bình thường khi cô bị đưa vào đó, nhưng chỉ sau một tháng, tinh thần và thể chất của cô bị thương tổn, cô cũng không nói được. Trong dịp năm mới lạnh giá năm 2008, các tù nhân vẫn dội nước lạnh lên người cô trong một đến hai giờ, dù cô đang kỳ kinh nguyệt, ngoài ra, đầu của cô còn bị cạo trọc. Hình thức tra tấn này là cô phải đứng không cử động cả ngày lẫn đêm. Khuôn mặt cô Cao có đầy vết trầy xước và đằng sau đầu của cô đầy những cục u do bị đập đầu vào tường. Người ta có thể nghe thấy tiếng tù nhân chửi rủa và lăng mạ cô. Cô được thả vào tháng 04 năm 2008 khi cô bị tâm thần phân liệt bởi cuộc bức hại.

Hai học viên Trần Ngọc Liên và Dương Tái đến từ Trạm Giang. Họ bị bắt đến một trại tẩy não bên trong Nhà máy đường Quảng Phong. Họ bị nhốt trong phòng có trần nhà bị dột và kính cửa sổ bị vỡ. Trời rất lạnh và họ phải ngủ trên sàn nhà ẩm ướt mà không có ga giường.

Cô Vương Hiểu Đông là một giáo viên tiếng Anh tại trường trung học Nam Sơn ở Thẩm Quyến. Cô Vương qua đời trong trại tạm giam Nam Sơn vào năm 2003 do bị bức hại. Trại tạm giam Nam Sơn đã sử dụng tất cả các loại hình tra tấn trong đó có dội nước lạnh lên người học viên. Học viên được kéo vào phòng vệ sinh trong mùa đông và bị dội nước lạnh như đá lên người, họ còn bị cấm không được thay quần áo hoặc ngủ trên giường. Họ chỉ có thể ngủ trên sàn nhà hoặc trong phòng vệ sinh. Nhiều học viên đã bị tra tấn như vậy.

Treo lên và bị sốc điện

Học viên Đặng Thái Quyên sống ở Phật Sơn. Sau khi bà bị bắt, thủ phạm đã buộc chân của bà lên trong thế ngồi hoa sen và trói tay bà ra sau lưng. Thủ phạm sau đó đặt một tấm bê tông (nặng hàng chục kg) và một bảng gỗ lên chân của bà. Họ còn đặt thêm hơn chục cuốn sách và thùng các tông lên mặt tấm bê tông. Thậm chí họ còn đứng trên bảng gỗ để tăng thêm đau đớn cho bà Đặng. Tra tấn khủng khiếp như vậy tiếp diễn trong hơn hai giờ đồng hồ, điều này khiến cho cả hai bàn tay và chân của bà bị thương.

Bà Đặng đã ba lần bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức sau ngày 20 tháng 07 năm 1999 và bị tra tấn tại trại tạm giam nữ Tam Thủy. Có lần bà Đặng bị nhốt trong một phòng tối và bị cấm ngủ trong 16 ngày liên tiếp. Thủ phạm còn bôi tinh dầu thơm vào mắt và miệng, đấm đá và dùng gậy để đánh bà. Họ giật tóc và lăng mạ bà, và cấm bà dùng nhà vệ sinh trong nhiều ngày. Khi bà phải đi tiểu trong quần của mình, các thủ phạm đã dùng khăn giấy để thấm nước tiểu trên sàn nhà và sau đó nhét khăn giấy vào miệng bà. Họ còn sốc điện bà bằng dùi cui điện, khiến cho miệng và chân của bà bị thương. Ngoài ra, bà còn bị treo lên khung cửa sổ sắt với tay bị trói sau lưng, ở tư thế các ngón chân chỉ vừa đủ chạm sàn. Để khiến bà đau đớn hơn, họ còn thường xuyên đẩy người bà hết lần này đến lần khác. Họ cũng lột quần áo và làm nhục bà.

Lính canh Lô Luyện Hồng có lần còng một tay bà Đặng và treo bà lên cao đến mức ngón chân của bà gần như không chạm đất. Hình thức này còn đau đớn hơn là treo lên bằng tay. Toàn bộ trọng lượng cơ thể của bà dồn lên hai tay bị còng, và còng tay cắt vào da thịt và xương của bà, khiến bà rất đau đớn. Đồng thời, Lô Luyện Hồng còn sốc điện bà bằng một dùi cui điện và chửi mắng bà. Đôi khi, bà Đặng bị treo lên trong hơn mười giờ đồng hồ, cho đến khi tay và chân của bà chuyển thành màu đen. Hai bàn tay bà thậm chí vẫn cảm thấy tê sau một vài tháng. Bà gần như bị suy sụp sau nhiều lần bị tra tấn về thể chất và tinh thần như vậy. Bà trở nên yếu đến mức chỉ có thể đứng một vài phút là ngã xuống sàn nhà.

 “Chữ thập” và “Máy bay”

Bà Tương Mỹ Lan, gần 60 tuổi. Bà bị tra tấn theo phương thức “Máy bay”  và phương pháp tra tấn “Chữ thập”, mỗi lần đều kéo dài hơn hai mươi giờ. Bà bị tra tấn theo cách này ba lần.

Bà Chu Mai Lâm bị tra tấn theo phương thức “Chữ thập” trong hơn 70 tiếng. Khi được đưa xuống, bà di chuyển rất khó khăn. Bà còn bị suy thận nặng và rối loạn chức năng dạ dày và ruột. Cả hai tay của bà đều bị chấn thương do bị treo lên, còn lưng và mông của bà Chu đều bị thối loét.

Học viên Phàn Hồng Vệ, Lý Điền Điền, Trần Yến Quyên, Âu Dương Kiến, Trần Lệ và các học viên ở Đại học Thanh Hoa Mã Diễm và Trần Xuân Diễm đều bị tra tấn như vậy.

Bức thực, bị đâm kim và đứng dưới ánh nắng oi bức

Cô Trâu Ngọc Vận ở quận Thiên Hà Quảng Châu, 36 tuổi, họ đưa cô đưa đến các trại tẩy não ở quận Hoàng Phố, quận Lệ Loan, quận Đông Sơn và quận Bạch Vân, cũng như trại tẩy não Quảng Châu và trại tẩy não quận Thiên Hà. Trong thời gian bị giam cầm tại các trại tẩy não, cô phải chịu đựng nhiều loại hình tra tấn. Dưới đây là một số loại hình tra tấn:

1. Bôi tinh dầu bạc hà vào mắt;

2. Cấu, véo cơ thể và chọc vào cổ bằng các vật cứng;

3. Bị buộc phải đi tiểu trên sàn nhà và ngồi lên nước tiểu của mình trong cả ngày, cứ nửa tiếng lại bị buộc phải uống một ly nước lớn, ngay cả trong thời kỳ kinh nguyệt;

4. Bị buộc phải đứng dưới ánh nắng chói chang vào buổi trưa;

5. Bị tiêm thuốc không rõ tên, công an nói thuốc đó có thể khiến người ta bị điên;

6. Bức thực, cứ hai giờ một lần, bảy lần một ngày;

7. Bị ép phải đi tiểu trong phòng và bị chụp ảnh lại.

 

Cô Trâu Ngọc Vận

Đọa thai

Học viên Vương Thiểu Na ở quận Nam Sơn, thành phố Thâm Quyến đã mang thai sáu tháng khi cô bị bắt vào tháng 02 năm 2000. Họ đưa cô đến một trại tạm giam, nơi họ cưỡng ép cô phá thai. Hai vợ chồng cô đã bị bắt lại vào ngày 30 tháng 06 năm 2000, và một lần nữa họ lại cưỡng ép cô phá thai.

Học viên Thang Kim Ái ở xã La Cương, quận Bạch Vân, Quảng Châu. Cô bị bắt đến trại tạm giam Tăng Thành vào tháng 12 năm 2000. Bởi cô đã mang thai hai tháng, La Vĩ Quân và nhiều người ở đồn công an xã Trấn Long đã đưa cô Thang đến phòng kế hoạch hóa gia đình để phẫu thuật phá thai mà không cần cô đồng ý hoặc ký tên và cũng không thông báo cho gia đình cô. Một sinh mệnh nhỏ bé đã bị sát hại như vậy. Sau khi phá thai, công an theo dõi cô tại nhà 24 giờ một ngày theo 03 ca. Vào đêm giao thừa, họ đưa cô đến Trại cai nghiện ma túy Tăng Thành. Hai tháng sau, cô bị chuyển đến Trại lao động cưỡng Tra Đầu rồi bị bức hại nhiều hơn. Cô Thang được thả vào năm 2002, cô bị bệnh thấp khớp hậu sản nghiêm trọng. Vào những ngày trở gió, lưng của cô lại bị đau và toàn thân cô sưng tấy.

Cô La Chức Tương ở quận Thiên Hà, Quảng Châu, từng là kỹ sư quy hoạch thuộc Tập đoàn Phát triển kinh doanh nông nghiệp Quảng Đông. Tháng 11 năm 2002, cô La, lúc đó đang mang thai ba tháng, và chồng bị bắt đến trại tạm giam Hải Châu. Ngày 28 tháng 11, viên chức Phòng 610 đã đưa cô La đến Trại cai nghiện Hoàng Phố để tẩy não. Ngày hôm sau, cô bị đưa đến Bệnh viện Đông y Thiên Hà để “tiêm thuốc chữa trị”. Cô La qua đời vào ngày 04 tháng 12, ở tuổi 29. Chính quyền cộng sản âm mưu trốn tránh trách nhiệm của họ về cái chết của cô La bằng cách loan tin cô La đã tự tử.

Xâm hại tình dục và hãm hiếp

Trại lao động cưỡng bức Quảng Đông còn dùng hình thức xâm hại tình dục để cố gắng “chuyển hóa” học viên Pháp Luân Công. Các học viên nữ, những người từ chối “chuyển hóa” sẽ bị nhốt trong các phòng tối, và sau đó lính canh sẽ cho một nam tù nhân hình sự đến và xâm hại tình dục học viên đó. Tại Trại lao động cưỡng bức Tam Thủy, nhiều học viên nữ đã bị hãm hiếp, một số bị lột quần áo chỉ còn đồ lót trong mùa đông và bị đưa vào văn phòng trong thời gian dài. Không ai biết điều gì xảy ra với họ khi ở trong đó.

Bà Chu Tuyết Phi, hiện đang sống tại Hoa Kỳ đã vạch trần tội hiếp dâm của công an ở Đồn công an tại Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông: “Tôi bị giam tại Phòng 305 tại Khu số 02 thuộc Trại lao động cưỡng bức nữ Quảng Đông vào năm 2003. Một học viên trẻ ngủ ở giường phía trên là người ở Trạm Giang. Một học viên lớn tuổi kể với tôi, trước khi bà rời đi, về việc cô học viên đó đã bị công an hãm hiếp trước khi họ đưa cô đến trại lao động cưỡng bức. Bà là người duy nhất biết việc này và bà đã nói với tôi để làm bằng chứng. Cô học viên đó vẫn còn trinh tiết khi cô bị hãm hiếp! Những việc này liên quan đến việc riêng tư, và rất khó cho ai đó nói về việc này trong hoàn cảnh khó khăn như vậy. Những trường hợp này chưa bị phơi bày, nhưng chúng là hiện thực tàn nhẫn.”

Cảnh sát Dương Vĩnh Thành và trưởng nhóm an ninh ở Trại tẩy não Quảng Châu là những tên côn đồ vô liêm sỉ. Một số học viên nữ phải chịu nhiều đau khổ bởi những người này. Họ đánh vào ngực, và những vùng kín trên cơ thể học viên. Họ còn dùng dùi cui điện để sốc điện vào ngực, và bộ phận sinh dục. Dùng bật lửa để đốt đầu vú, hay làm xây xát các chỗ kín. Nhiều viên chức nam và lính canh còn cố ý chạm vào những phần nhạy cảm trên người học viên nhằm làm bẽ mặt họ.

Phác họa: Ngược đãi tình dục bởi công an ĐCSTQ; họ sốc điện vào ngực, phần nhạy cảm, bộ phận sinh dục các nữ học viên Pháp Luân Công. Ngay cả những học viên trẻ chưa lập gia đình cũng phải trải qua loại hình tra tấn này.

Lính canh ở trại tạm giam số 01 Yết Dương còn nhìn các tù nhân nữ và học viên trong lúc họ tắm hoặc thay đồ, với lý do “đi tuần tra”. Lính canh còn dùng những từ ngữ tục tĩu trong lúc nhìn. Các học viên Pháp Luân Công đã tuyệt thực để phản đối. Lính canh sau đó đã xúi giục bảy hay tám lính canh nam ấn các học viên lên ghế hoặc nằm trên sàn để bức thực họ. Những thủ phạm còn nhân cơ hội để đụng vào người và xâm phạm tình dục, gây cho họ những chấn thương về thể xác và tinh thần. Bởi bị bức hại liên tục, học viên Hoàng Tố Quân trở nên rất yếu và cô lâm vào trạng thái nguy kịch. Cô sớm qua đời ngay sau khi được thả.

Làm nhục 

Công an Lý Tiểu Tranh và hơn chục người khác có lần đã lột quần áo hơn hai mươi nữ học viên Pháp Luân Công, đẩy từng người ra bên ngoài cho các tù nhân nam xem. Trong tháng 11 năm 2000, Tổng Bí thư ĐCSTQ là Giang Trạch Dân đã đi đến Thâm Quyến. Ban ngày trời rất lạnh, ảm đạm và sau đó trời bắt đầu mưa. Đột nhiên một nhóm sĩ quan đã xông vào phòng số 12. Một sỹ quan tên Trương và trưởng phòng đã đẩy một học viên nữ lên bảng rồi lột quần áo của cô, ngay trước mặt bốn hay năm sỹ quan nam. Họ sau đó bắt cô mặc đồng phục nhà tù và trói tay và chân cô bằng nhiều mảnh quần áo và dây. Họ đã làm điều này với tất cả các học viên nữ, kể cả một học viên đã 60 tuổi. Khi các học viên từ chối cộng tác, họ đã túm tóc và đập đầu học viên vào tường. Họ cũng bắt hai học viên kiên định chỉ mặc đồ lót đứng trong sân thể thao. Nhiều người có thể nhìn thấy hai học viên từ phòng của họ dọc theo sân thể thao. Có hơn một chục học viên đã bị làm nhục theo cách này vào thời điểm đó.

Thuốc và tiêm thuốc độc

Học viên Trần Tiểu Nguyệt ở thành phố Trung Sơn. Cô bị bắt và đưa đến trại tạm giam Trung Sơn vào tháng 09 năm 2008, nơi cô bị còng và bị trói vào “Giường chết” trong bảy ngày. Cô được chuyển đến Nhà tù nữ Quảng Đông vào tháng 02 năm 2009, nơi cô bị cấm tắm, đi vệ sinh hoặc ngủ. Cô cũng bị buộc ngồi trên một cái ghế nhỏ hoặc đứng trong thời gian dài, và bị cưỡng ép tẩy não mỗi ngày, ngoài ra lính canh còn cử tù nhân giám sát cô 24 giờ một ngày. Cô không được phép nói chuyện với bất cứ ai, bị đánh và mắng chửi ngay cả khi nhìn người khác. Thể trạng của cô xấu đi nhanh chóng. Cô Trần đã tuyệt thực để phản đối đàn áp. Cuối cùng, cô bị suy sụp tinh thần và bị mất trí nhớ nghiêm trọng.

Họ bắt cô đi lao động cưỡng bức vào tháng 03 năm 2010. Trong tháng 01 năm 2011, cô được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu giai đoạn cuối và tính mạng của cô đang nguy kịch. Cô được đưa đến bệnh viện nhà tù trong hai tháng, trong thời gian đó, họ tiêm cho cô nhiều loại thuốc không rõ tên. Cô thường cảm thấy chóng mặt và hay bị ngã khi đi bộ. Cô còn bị đau ngực và đau tim. Sau đó cô được đưa đến Bệnh viện số 01 Quảng Châu để hút xương tủy và tiêm nhiều loại thuốc lạ. Do nhà tù lo sợ cô sẽ chết ở đó, vì thế họ đã thông báo cho gia đình đến đưa cô về vào ngày 18 tháng 03 năm 2011. Sau khi về nhà, cơ thể cô phản ứng với các mũi tiêm độc và bị đau nhói ở ngực, lưng và đau đầu nặng. Cô còn bị sốt cao.

Học viên Lâm Yến Mai ở huyện Điện Bạch đã chịu đủ loại tra tấn vô nhân đạo tại Trại lao động cưỡng bức Tam Thủy vào năm 2005. Để “chuyển hóa” cô, lính canh đã bỏ thuốc vào trong thức ăn nhằm hủy hoại hệ thần kinh trung ương của cô, khiến cô bị rối loạn tâm thần.

Học viên Trần Dĩnh Kỳ, một giáo viên ở Trường cấp ba Ngô Xuyên số 01 ở Trạm Giang, đã bị bức hại trong trại lao động cưỡng bức. Cô bị đưa đến Trại tẩy não Trạm Giang vào năm 2003, nơi cô bị tiêm nhiều loại thuốc hủy hoại hệ thần kinh trung ương và khiến cô có triệu chứng rối loạn tâm thần. Phó phòng 610 là Trương Hưng nói: “Cô ta đáng bị vậy vì không nghe lời chúng tôi.”

Học viên Ngô Chúc Quân ở Huệ Đông bị kết án tù vào ngày 23 tháng 09 năm 2007, và bị đưa đến Nhà tù nữ Bạch Vân để bị bức hại. Bà bị tiêm các loại thuốc độc, kết quả là, bà không thể ăn hoặc nói và tinh thần trở nên lẫn lộn. Sau khi được thả, bà vẫn bị cứng nhắc và chậm hiểu, không thể nhớ bất kỳ điều gì về việc bị bức hại ở trong nhà tù.

Học viên La Cơ ở Mậu Danh bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức nữ Tam Thủy để bị đàn áp trong năm 2001. Bà bị tiêm những loại thuốc không rõ tên và chỉ còn da bọc xương.

Bà Liễu Mộc Lan ở thành phố Vũ Hán làm việc ở Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông. Bà đã bị bắt đến Nhà tù nữ Quảng Đông vào ngày 12 tháng 01 năm 2012. Chính quyền nhà tù cho rằng bà bị “chứng tăng huyết áp” nên đã tiêm những thứ thuốc lạ cho bà. Họ cũng trộn thuốc lạ vào thức ăn và bắt bà ăn mỗi ngày. Họ nói với người nhà bà rằng họ cho bà uống thuốc để hạ huyết áp. Sau đó, tinh thần bà Liễu trở nên lơ đãng và thính giác của bà giảm sút. Bà còn bị cận thị nghiêm trọng và tầm nhìn bị mờ đi. Tóc của bà bị rụng còn da mặt thì có màu vàng thô ráp với hai má hóp lại. Người bà rất xanh xao và yếu ớt, hai chân thì bị sưng tấy. Bà nói chậm chạp và có nước bọt màu trắng ở góc miệng khi bà nói chuyện.

Học viên Khâu Quỳnh Hoa ở thị trấn Sa Lang, huyện Điện Bạch, bị đưa đến trại tẩy não, nơi bà bị tiêm nhiều loại thuốc lạ. Sau đó bà không thể tự chăm sóc cho bản thân.

Có báo cáo rằng những loại thuốc, đặc biệt là những loại phá hủy hệ thần kinh trung ương và nội tạng đều được dùng như vũ khí giết người của chế độ cộng sản trong cuộc đàn áp học viên Pháp Luân Công tại những nơi như trại lao động cưỡng bức.

Tử vong do bị bức hại

Bà Điền Huệ Anh, 47 tuổi, ở xã Pha Tâm, quận Mậu Cảng, thành phố Mậu Danh. Công an đã bắt bà vào ngày 15 tháng 02 năm 2004 và đưa bà đến Trại lao động cưỡng bức nữ Tam Thủy, nơi bà bị bức hại nghiêm trọng đến mức chỉ còn da bọc xương. Bà qua đời vào ngày 06 tháng 07 năm 2005. Trại lao động nói với gia đình là bà đã chết bởi tai nạn ô tô và sau đó nhanh chóng hỏa táng thi thể để đóng hồ sơ. Gia đình bà chỉ nhận được 30.000 nhân dân tệ coi như tiền bồi thường.

Học viên Lý Mỹ ở thành phố Mậu Danh bị đưa đến trại tẩy não địa phương vào tháng 07 năm 2001, nơi bà bị tra tấn. Sau đó bà bị tiêm thuốc phá hủy thần kinh và tinh thần trở nên lẫn lộn. Bà không thể tự chăm sóc bản thân sau khi được thả và qua đời vào ngày 24 tháng 06 năm 2004.

Học viên Lâm Hải, 54 tuổi, ở Quảng Châu, bị bắt đến trại tạm giam Đông Sơn vào năm 2003 và bị kết án ba năm lao động cưỡng bức. Sau đó bà bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức nữ Tam Thủy. Tháng 09 năm 2004, toàn thân bà bị mưng mủ do bị tra tấn. Bà qua đời chỉ vài ngày sau khi được tự do.

Học viên Đường Anh, 48 tuổi, sống tại xã Đông Sơn, Đông Hải Đảo, thành phố Trạm Giang. Bà bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức nữ Tam Thủy vào năm 2001, nơi bà bị tra tấn tàn bạo về thể xác và tinh thần đến mức bị trở nên rất ốm yếu. Bà bị ép phải phẫu thuật, dẫn đến việc bà bị nhiễm trùng vết mổ. Bà bị giam giữ tại trại lao động đến khi mạng sống gặp nguy hiểm. Chỉ khi đó trại lao động mới cho bà được bảo lãnh chữa bệnh. Bà qua đời vào tháng 06 năm 2003.

Học viên Trịnh Ngôi Anh, 51 tuổi, ở thành phố Quảng Châu, bà bị giam vì đến Bắc Kinh ba lần để thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công. Bà bị kết án một năm lao động cưỡng bức và sức khỏe của bà bị thương tổn nghiêm trọng bởi cuộc bức hại. Bà qua đời vào tháng 10 năm 2004.

Học viên Viêm Chính bị đưa đến trại tạm giam Chu Hải số 02 vào tháng 09 năm 2001, nơi cô bị đánh đập và tra tấn tàn bạo. Cô còn bị biệt giam và không được liên hệ với ai. Nhiều người ở trại thường nghe thấy tiếng cô bị đánh và đá. Một ngày tháng 06 năm 2002, một học viên biết cô Viêm đã trông thấy họ đưa cô đi. Không ai còn nhìn thấy cô nữa. Sau đó có thông tin cô Viêm bị bức hại đến chết ở tuổi 38.

Những tội ác của ĐCSTQ trong cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công là nhiều không kể xiết. Những gì được đề cập ở đây chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Hành động tàn ác thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công bị người dân trên toàn thế giới lên án như một “hình thức tàn ác mới ở trên hành tinh này”. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chế độ cộng sản vẫn đang tiếp diễn. Tuy nhiên, tội ác chống lại nhân loại của ĐCSTQ đang ngày càng được vạch trần nhiều hơn, và nó sẽ không còn lâu trước khi tất cả mọi người biết sự thật và đó là thời khắc mà ĐCSTQ bị trời hủy diệt.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2013/5/1/广东恶警对女性法轮功学员的摧残-272687.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2013/5/10/139325.html

Đăng ngày 21-07-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share