Bài viết của Đường Ân

[MINH HUỆ 17-03-2013] Ông Tôn Ngọc Cường, 70 tuổi, là một học viên Pháp Luân Công ở làng Vọng Hải Tự, huyện Thương, tỉnh Hà Bắc. Vào ngày 24 tháng 12 năm 2012, ông Tôn bị các cảnh sát thuộc Phòng An ninh Nội địa huyện Thương bắt và bị giam giữ phi pháp trong hơn hai tháng. Trong suốt thời gian này, chính quyền đã viện nhiều lý do khác nhau để từ chối quyền thăm viếng của gia đình ông.

Cảnh sát, Viện kiểm sát, và tòa án đã cố tình xét xử phi pháp ông Tôn, và việc bức hại này đối với một ông già thật thà và vô tội đã dấy lên sự phẫn nộ của những người dân địa phương. Đến nay, có 432 người đã ký vào đơn kiến nghị kêu gọi trả tự do cho ông Tôn. Đợt kiến nghị mới nhất này là một phần của một phong trào đang dâng cao trong dân chúng Trung Quốc, tức giận và bất mãn với cuộc bức hại Pháp Luân Công trong gần 14 năm qua.

432 người dân tại huyện Thương đã ký vào đơn kiến nghị kêu gọi trả tự do cho ông Tôn

Những đợt kiến nghị kêu gọi trả tự do cho các học viên bị bức hại

Trong những năm gần đây, những bản báo cáo đầy cảm hứng về những nhóm người đông đảo đã can đảm đứng lên để lên án cuộc đàn áp tiếp tục xuất phát từ Trung Quốc. Chỉ trong hai tháng qua, nhiều nhóm thường dân tức giận đã đòi công lý cho các học viên Pháp Luân Công vô tội qua nhiều đợt kiến nghị.

Vào ngày 21 tháng 02 năm 2013, trang web Minh Huệ đã báo cáo rằng 1.371 công dân ở tỉnh Hà Bắc đã ký vào một đơn kiến nghị kêu gọi trả tự do cho học viên Pháp Luân Công, ông Lý Lan Khuê. Ông Lý, người thu mua đồ cũ để bán lại kiếm tiền sinh sống, bị bắt vì bị viện lý do “những lý do an ninh” trước chuyến thăm huyện Chính Định của Thống đốc tiểu bang Iowa ông Terry Branstad vào tháng 06 năm 2012. Người dân địa phương rất tức giận vì sự bất công và bắt đầu chuyền tay nhau ký đơn kiến nghị yêu cầu trả tự do cho ông Lý. Ông Lý đã bị kết án một năm và ba tháng lao động cưỡng bức và hiện đang bị giam giữ tại một trại lao động.

1.371 người dân ở tỉnh Hà Bắc đã ký vào đơn kiến nghị kêu gọi trả tự do cho học viên Pháp Luân Công, ông Lý Lan Khuê

Ông Lê Mộc Sinh, chồng của học viên Pháp Luân Công, bà Lôi Thắng Lợi, đã dùng cách thu thập dấu tay trong một bản kiến nghị kêu gọi trả tự do cho vợ mình sau khi cô bị kết án phi pháp. Đến nay ông đã thu thập được gần 400 chữ ký và dấu tay.

Ông Lê Mộc Sinh, 67 tuổi, cư trú tại thị trấn Tuyển Thủy, huyện Thông Thành, tỉnh Hồ Bắc. Ông kiên quyết rằng vợ mình vô tội, không làm điều gì sai trái và tu luyện Pháp Luân Công không có tội. Ông vô cùng lo lắng cho sức khỏe của bà, vì căn bệnh cũ của bà đã trở lại trong khi bà bị giam và bà không được phép tiếp tục việc tập luyện Pháp Luân Công. Bà Lôi đã bị bắt năm lần trong suốt cuộc bức hại 14 năm qua.

Gần 400 người đã ký và in dấu tay vào một thư thỉnh nguyện để kêu gọi trả tự do cho bà Lôi Thắng Lợi

Ở tỉnh Hà Bắc, câu chuyện đau buồn của một đôi vợ chồng trẻ bị bức hại đã làm nhiều người cảm động. 2.300 người dân ở thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc, đã ký vào một đơn kiến nghị kêu gọi trả tự do cho anh Chu Hướng Dương, trong khi đó 528 người dân ở quận Phong Nhuận, thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, đã ký vào một đơn kiến nghị để giải cứu vợ của anh Chu, cô Lý San San.

Sau khi nhiều người đọc bài báo về hai vợ chồng: “Bảy năm chờ đợi và chín năm bị cầm tù bất công” và những báo cáo tiếp theo, càng nhiều người đã quan tâm đến cô Lý San San, hiện đang bị giam giữ tại Trại lao động cưỡng bức thành phố Thạch Gia Trang. Khi viết bài này, đã có thêm 939 người đã ký vào đơn kiến nghị kêu gọi trả tự do cho cô.

528 người đã ký vào đơn kiến nghị để giải cứu cô Lý San San

Thêm 939 người nữa đã ký vào đơn kiến nghị kêu gọi trả tự do cho cô Lý San San

Một ví dụ khác, 15.000 người ở Y Xuân, tỉnh Hắc Long Giang, đã bước ra ủng hộ cô Tần Vinh Thiến, in dấu tay của họ vào đơn kiến nghị đòi công lý cho cha cô. Cha cô, ông Tần Nguyệt Minh, đã qua đời do bị tra tấn trong tù vì ông không từ bỏ tín ngưỡng Pháp Luân Công.

15.000 người dân ở Y Xuân, tỉnh Hắc Long Giang bước ra ủng hộ cô Tần Vinh Thiến, ký vào đơn kiến nghị đòi công lý cho người cha đã bị giết hại của cô

Càng ngày càng nhiều người Trung Quốc tham gia những nỗ lực để chấm dứt cuộc bức hại

Vào tháng 07 năm 1999, Giang Trạch Dân, cựu chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã ra lệnh cấm Pháp Luân Công. Cuộc bức hại đã rất tàn ác và vô nhân đạo, từ những mệnh lệnh như: “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể” và những chính sách như: “đánh chết là đánh chết, đánh chết được tính là tự sát, không tra thân quyến, trực tiếp hỏa táng.”

Ít nhất có 3.500 học viên Pháp Luân Công được xác nhận đã chết vì kết quả trực tiếp của cuộc bức hại, vì sự khó khăn của việc gửi tin tức ra ngoài Trung Quốc, con số thực sự có thể gấp vài lần. Ngoài ra, còn một số lớn, không biết bao nhiêu các học viên Pháp Luân Công đã gánh chịu việc bắt giam trái phép và tra tấn, kể cả việc hành hạ tinh thần.

Vì những lời dối trá phỉ báng được tuyên truyền bởi ĐCSTQ, rất nhiều người dân Trung Quốc đã giữ im lặng về cuộc bức hại. Tuy nhiên, với những nỗ lực hoạt động trong 13 năm qua của các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới đã vạch trần những dối trá của ĐCSTQ về môn tu luyện này và phơi bày quy mô của cuộc bức hại đã thức tỉnh lương tri và thiện niệm của mọi người. Rất nhiều người đã cảm động vì những nỗ lực của các học viên, bắt đầu nghĩ vượt ra khỏi sự ảnh hưởng của ĐCSTQ, và tham gia vào những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc bức hại.

Thậm chí nhiều quan chức chính phủ, những người đã tham gia trong cuộc bức hại cũng đã thu thập những bằng chứng để chứng minh rằng họ bị bắt buộc phải thực thi mệnh lệnh của Phòng 610 khét tiếng. Rất nhiều người này thực tế đã bí mật giúp đỡ các học viên tránh khỏi bị bức hại và thậm chí một số cũng đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.

Ủng hộ quốc tế cho những nỗ lực phản bức hại

Các chính phủ bên ngoài Trung Quốc, bao gồm Mỹ, Canada, châu Âu, Úc và Đài Loan, đã thông qua hơn 10 nghị quyết kêu gọi công lý cho Pháp Luân Công và trả tự do cho tất cả các học viên đang bị giam giữ.

Tại Đài Loan, những tiếng nói yêu cầu chấm dứt cuộc bức hại tiếp tục gia tăng. Vào tháng 07 năm 2012, chỉ trong vòng 10 ngày đã có hơn 1.800 người dân Đài Loan ký vào đơn thỉnh nguyện có tiêu đề “Trả tự do cho các học viên Pháp Luân Công và trừng trị những thủ phạm.” Trong số những người ký tên, có gần 300 người là những quan chức chính phủ và khoảng 1.200 người là những cán bộ công nhân viên ngành giáo dục.

Những viết liên quan:

– Một người tốt bị bắt giữ và bức hại bởi Hệ thống Công an, 432 người dân địa phương ký đơn thỉnh nguyện kêu gọi trả tự do cho ông (https://en.minghui.org/html/articles/2013/3/25/138621.html)

– Thêm 1.100 chữ ký kiến nghị thả một học viên Pháp Luân Công (https://vn.minghui.org/news/29998-them-1100-chu-ky-kien-nghi-tha-mot-hoc-vien-phap-luan-cong.html)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/3/17/各地民众按手印-正义声援反迫害-271048.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/4/15/138938.html

Đăng ngày 17-07-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share