Bài viết của phóng viên Minh Huệ Tô Dung tại Đài Loan

[MINH HUỆ 20-11-2010] Phan Khắc Kỳ ở Đào Viên, Đài Loan vốn là một đứa trẻ béo phì, quá hiếu động và nóng tính. Các giáo viên và họ hàng lớn tuổi vốn biết em đều nghĩ rằng khi lớn lên em sẽ chẳng làm nên trò trống gì. Nhưng giờ đây, sau mười năm, em đã trở thành một thanh niên tuấn tú, lễ phép và đúng mực. Vậy sức mạnh nào đã tạo ra một sự thay đổi lớn như vậy?

2010-11-19-minghui-falun-gong-233602-0--ss.jpg

Phan Khắc Kỳ tập công cùng bạn học tại Học viện Nghệ thuật Phi Thiên, Đài Loan

Khi còn là một đứa trẻ, Phan Khắc Kỳ không thể ngồi yên lặng. Thậm chí khi được mẹ bế trên tay, em sẽ trèo lên ngực mẹ. Khi em được ba tuổi, em thấy mẹ đang đọc một cuốn sách đầy ánh kim quang và rất tò mò. Em hỏi mẹ đó là quyển sách gì. Mẹ em bảo đó là sách Chuyển Pháp Luân. Em đã hỏi mẹ “Có một vị Phật ở trong sách phải không ạ?” Mẹ em rất ngạc nhiên “Con biết Phật sao?” Em trả lời “Chắc chắn con biết mà. Ông rất sáng! Đầy ánh vàng kim! Họ có ở khắp nơi trong sách.” Mẹ em biết rằng em đã nhìn thấy Phật qua thiên mục và do đó đã dạy em các bài thơ trong Hồng Ngâm.

Khi học lớp một trường tiểu học, em bắt đầu đọc sách Chuyển Pháp Luân với sự trợ giúp của mẹ. Vì em quá hiếu động, nên việc đọc năm trang sách mỗi ngày phải mất hơn ba tiếng. Ba tháng sau, em đọc xong cuốn sách. Thật kinh ngạc là từ đó trở đi, em có thể nhận biết tất cả các chữ trong cuốn sách, dù lúc đó chỉ mới học lớp một.

Dù nghịch ngợm, Khắc Kỳ lại thành thật và không bao giờ nói dối. Nhưng khi lên lớp 5, em đã có những suy nghĩ của riêng mình. Em tự cho phép mình chơi trò chơi điện tử, và bắt đầu nói dối vì em không được hoan nghênh trong lớp học. Mẹ em đã nói với em trong nước mắt “Khi còn bé, con đã có Chân-Thiện-Nhẫn trong tâm. Sao giờ con lại thay đổi thành như vậy?” Em cảm thấy buồn, nhưng khi đối diện với những khó khăn trong cuộc sống đời thường, em vẫn chơi game để trở thành một anh hùng trong thế giới ảo. Em đã không tập công hay học Pháp nữa.

Năm 2009, mẹ em đã đưa em tham dự Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Washington DC. Em đã xem băng hình giới thiệu những tiểu đệ tử tại Học viện Nghệ thuật Phi Thiên, và rất xúc động. Em nói “Con rất cảm động. Con đã tìm thấy mục đích cao quý của cuộc đời. Con biết tại sao con tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.” Em bắt đầu học Pháp và chú ý tới việc tu tâm. Em đã dần dần dừng chơi game.

Khắc Kỳ biết em cần phải theo Chân-Thiện-Nhẫn nhưng không thể giữ tâm tính khi xung đột với em trai. Sau đó, em nhận thức ra từ việc học Pháp rằng khi một học viên có mâu thuẫn với người thường, đó luôn là do lỗi của người học viên. Em dần dần nhận thức rằng sự tử tế của mình với em trai chỉ là bề mặt, chứ không phải từ trong tâm, vì đôi khi em còn tâm tật đố. Em bắt đầu chú ý đến các tư tưởng của mình và chăm sóc em trai từ tận đáy lòng. Sau đó, em trai Khắc Kỳ đã bắt đầu nói chuyện với em với một nụ cười và cứ như là giữa hai anh em chưa từng có mâu thuẫn nào xảy ra.

Từ năm lớp 5 đến năm lớp 6, Khắc Kỳ đã có một sự thay đổi lớn mà thậm chí bản thân em còn phải ngạc nhiên.

Cha Khắc Kỳ là một quân nhân và ông hiếm khi ở cùng gia đình. Khi Khắc Kỳ còn là một đứa trẻ, em đã cảm thấy cha mình là một người đàn ông không tốt vì ông đã đánh và mắng chửi vợ con mỗi khi ông về nhà. Do vậy, khi học cấp hai em đã có vài lần xung đột với cha. Em đã khóc khi đứng trước ảnh Sư phụ. Em nói “Là một học viên, con cảm thấy có lỗi vì đã không thể nhẫn. Con biết nhẫn của người tu luyện không phải là chịu đựng trong nước mắt, mà phải nhẫn mà không tức giận hay oán trách. Nhưng đối diện với cha con, con không thể nhẫn bằng bất động tâm vì con không từ bỏ được chấp trước căn bản của mình. Con đã coi cha con như một kẻ thù và không thể yêu thương ông. Mẹ con bảo rằng ‘Con nên đọc các sách Đại Pháp nhiều hơn và nâng cao nhận thức căn bản về Đại Pháp. Khi đó con mới có thể thực sự nhẫn.’ Con đã theo gợi ý của mẹ và đã nhận thức từ Đại Pháp rằng ‘Cha con không phải là kẻ thù. Ông là cha con, là một chúng sinh cần được cứu độ.’ Nội tâm con đã trở nên bình tĩnh. Cha con cũng đã trải qua một sự thay đổi lớn khi ông đã đồng ý rằng con có thể nộp đơn vào Học viện Nghệ thuật Phi Thiên.

Cảm thấy rằng rất khó để không bị ảnh hưởng khi học tập trong các trường học người thường, Khắc Kỳ đã nộp đơn vào Học viện Nghệ thuật Phi Thiên tại Đài Loan sau khi trường bắt đầu tuyển học viên. Em háo hức một môi trường để đề cao tâm tính và các kỹ năng nghệ thuật. Nhưng khổ nạn đã đến. Khắc Kỳ đã trượt kỳ kiểm tra đầu vào lần đầu. Nhưng em trai em lại được nhận. Các chấp trước của em lại nổi lên. Với tâm tật đố, bất bình, em không thể nâng cao các kỹ năng của mình. Em cảm thấy đau khổ trong cuộc sống vì thường không đạt được những gì mình muốn. Em đã băn khoăn tại sao lại thế. Và khi không thể vượt qua khổ nạn, những lời trong Chuyển Pháp Luân đã cho Khắc Kỳ một điểm hóa “Tâm tính cao bao nhiêu công cao bấy nhiêu.” Em đã hiểu rằng mình có vấn đề liên quan đến tâm tính và rằng em sẽ không thể nâng cao các kỹ năng của mình vì những vật chất xấu không được loại bỏ và tầng thứ của mình bị chế ước bởi các đặc tính của vũ trụ. Sau khi nhận thức được lý này, em quay về nhà để luyện động tác xoạc hai chân tạo một đường thẳng trên sàn. Và em có thể lập tức thực hiện được. Mẹ em rất ngạc nhiên và đã băn khoăn làm sao mà các khớp xương cứng của em lại có thể cải biến nhanh vậy? Sau khi Khắc Kỳ chia sẻ kinh nghiệm, cả hai mẹ con đều rất cảm động. Mẹ em nói với giọng đầy xúc động “Sư phụ đã ban cho chúng ta quá nhiều. Nếu chúng ta không tu luyện tốt, sẽ thật xấu hổ khi đối diện Ngài và cuộc sống của chúng ta thật uổng phí.

Khắc Kỳ đã nói “Hành trình nghệ thuật vũ đạo của em đã bắt đầu từ việc đề cao tâm tính. Các kỹ năng của em sẽ khiếm khuyết nếu không tiếp tục đề cao tâm tính.

Hiện tại, Khắc Kỳ đang học lớp ba tại Học viện Nghệ thuật Phi Thiên. Bên cạnh các khóa học chuyên môn, trường cũng sắp xếp môi trường cho các học viên học Pháp và tập công. Khắc Kỳ nói “Khi em không có những tạp niệm trong lúc tập công, em sẽ đạt được tâm thái cao trong lớp. Nếu có nhiều tạp niệm khi tập công, tinh thần em sẽ nặng nề cả ngày. Nếu em nhập tâm học Pháp, em có thể hoàn thành bài tập trên lớp chỉ trong nửa tiếng và đạt điểm cao trong kỳ thi. Nhưng nếu em phân tâm khi học Pháp, em sẽ rất khó khăn để thực hiện các bài tập và đạt điểm số thấp hoặc trượt bài thi ngày hôm sau.” Khắc Kỳ đã phát hiện rằng việc học Pháp có tương quan trực tiếp đến cuộc sống  thường nhật của mình.

Dù được vào học tại trường mà em đã ao ước, khổ nạn không vì thế mà ít đi. Trong môi trường mới, Khắc Kỳ cũng có thể có những mâu thuẫn với các bạn đồng học. Khi mới vào trường, em vui vẻ mỗi ngày. Sau một hay hai tuần, em cảm thấy nhiều bạn học không thân thiện với mình. Sau khi học Pháp và chia sẻ với mẹ, em hiểu rằng bản thân mình đã không làm tốt. Sư phụ Lý cũng cho em những điểm hóa hết lần này đến lần khác. Mẹ em cũng nhận thấy sự thay đổi từ em mỗi lần em về nhà. Khi em quay lại trường cấp hai để thăm các thầy cô và bạn học cũ, họ đã rất ngạc nhiên về sự biến đổi ở em, và trở nên quan tâm hứng thú đến Học viện Nghệ thuật Phi Thiên.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/11/20/%E8%BF%87%E5%8A%A8%E5%84%BF%E8%84%B1%E8%83%8E%E6%8D%A2%E9%AA%A8%E7%9A%84%E6%94%B9%E5%8F%98%EF%BC%88%E5%9B%BE%EF%BC%89-232743.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/11/21/121529.html
Đăng ngày 08-12-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share