[MINH HUỆ 17-04-2013] “[Đây là] một triển lãm tinh tế và hoàn mỹ! Những tác phẩm thật sự lôi cuốn với ý nghĩa đích thực đằng sau mỗi tác phẩm. [Các bức tranh] gây xúc động lòng người theo nhiều cách khác nhau và giúp người ta được mở rộng tầm mắt.”

“Một buổi triển lãm nghiêm túc, nhưng mang theo hy vọng. Những bài học rất thú vị về cuộc sống!”

“Nó cho chúng ta thấy rất rõ ràng những người học viên Pháp Luân Công là ai, và những gì mà họ đã phải chịu đựng vì niềm tin của họ. Nó cho chúng ta thấy một con đường.”

“Tất cả các loại hình áp bức cần những tiếng nói dũng cảm. Tôi đánh giá cao những nỗ lực và sự kiên trì của các bạn. Những bức tranh mang chủ đề nỗi đau rất tinh tế. Cảm ơn vì đã chia sẽ những điều này với thế giới phương Tây!”

Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân – Thiện – Nhẫn được tổ chức tại Bảo tàng Guelph Civic ở Guelph, Ontario trong vòng hai tuần, bắt đầu mở cửa từ ngày 17 tháng 03 năm 2013. Ba uỷ viên của Hội đồng thành phố và hơn 70 thượng khách đã tham dự lễ khai mạc. Tờ báo chủ đạo của địa phương và các đài truyền hình đã đưa tin về buổi triển lãm này và giới thiệu cho người dân địa phương. Mọi người dân từ các tầng lớp xã hội đã đến xem buổi triển lãm và ghi lại những ý kiến rất xúc động của mình trong cuốn nhật ký của khách thăm quan.

Lễ khai mạc của Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân – Thiện – Nhẫn

Thị trưởng Karen Farbridge đã gửi thư chúc mừng để hoan nghênh đoàn triển lãm đến Guelph. Trong thư, bà viết rằng bà hy vọng các khách tham quan buổi triển lãm sẽ trải nghiệm được vẻ đẹp, hoà bình, lòng dũng cảm và sự công bằng. Bà viết thêm rằng bà hy vọng công lý sẽ chiến thắng trong tương lai.

Đồng hoá với Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống hằng ngày

Nội dung của triển lãm bắt đầu với bức tranh “Phật chủ đã đến”, khắc họa hình tượng vị Phật chủ đến thế giới nhân loại để hồng truyền Phật Pháp. Các bức tranh biểu lộ sự hạnh phúc của những người tu luyện đang đồng hóa với các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống hằng ngày của họ. Triển lãm cũng mô tả những bi kịch đã xảy đến cho các học viên như là kết quả của chính sách khủng bố bất ngờ ở Trung Quốc, và cho thấy sự kháng cự ôn hòa và có lý trí của các học viên Đại Pháp đối với cuộc bức hại, cũng như những nỗ lực không ngừng của họ trong việc bảo vệ sự thật và kêu gọi lương tri. Từng chi tiết của các tác phẩm nghệ thuật đều thuần khiết và ẩn chứa vẻ đẹp nội tâm của người tu luyện, đồng thời chứa đựng một câu chuyện cảm động liên quan đến những thảm kịch nhân quyền đang diễn ra ở Trung Quốc.

Uỷ viên Hội đồng Jim Furfaro lưu ý: “Những giá trị của Chân – Thiện – Nhẫn là những gì mà chúng ta cần trong cuộc sống hàng ngày của con người. Chúng ta có thể không tu luyện, nhưng nó là cách sống mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta.” Ông nói thêm rằng ông hy vọng cuộc đàn áp sẽ sớm kết thúc.

Bức tranh sơn dầu “Học Pháp” mô tả về một gia đình học viên Đại Pháp, đã khiến cho Uỷ viên Hội đồng Jim Furfaro cảm thấy vô cùng xúc động. Trong bức tranh, dưới ngọn đèn ấm cúng, một người mẹ trẻ đang chăm chú đọc cuốn sách Đại Pháp với đứa con thơ nằm ngủ trong vòng tay của cô. Bức tranh gợi lên một cảm giác bình yên và thuần tịnh.

Ông H Appleton đến từ Ấn độ tin rằng đã có một sự thôi thúc bí ẩn đưa ông đến với buổi triển lãm này. Vào buổi sáng của ngày lễ Phục sinh, ông Appleton, sống ở Brampton, cảm thấy có một sự thôi thúc mạnh mẽ nên đã mua vé cho cả gia đình ông đến Guelph. Ông cảm thấy rằng mình rất may mắn được đến xem buổi triển lãm này.

Ông Appleton cảm thấy đặc biệt ấn tượng với những bông sen vẽ trong các bức tranh. Ông giải thích rằng vì ông đến từ Ấn Độ, quê hương của Phật giáo, nên ông biết rằng những bông sen mọc lên từ bùn nhơ tượng trưng cho sự vươn lên từ trong khổ nạn. Ông nói rằng: “Tôi sẽ ghi nhớ hình ảnh bông sen và thông điệp tuyệt vời mà nó mang đến. Chân – Thiện – Nhẫn, thế giới rất cần sự thuần khiết như vậy”.

Một thanh niên trẻ ngắm nhìn các bức vẽ hai lần một cách chăm chú, và mỗi lần, anh đều đọc lời giới thiệu và suy nghĩ thật sâu. Sau khi anh có một cuộc nói chuyện thật lâu với một nhân viên trong phòng triển lãm, anh đã để lại dòng suy nghĩ như sau trong cuốn nhật ký của khách thăm quan: “Các bức vẽ thật là tuyệt vời. Nó gửi đi một thông điệp rất mạnh mẽ của cuộc đấu tranh nhằm giữ quyền kiểm soát tâm trí và linh hồn con người. Những ai có thể nhìn ra ánh sáng của chân lý sẽ tìm được cho họ một vị trí giữa các vị Phật.”

Lời kêu gọi lương tri khẩn cấp

Trái ngược với sự bình an và tuyệt diệu của tu luyện Đại Pháp là cuộc bức hại tàn bạo kéo dài 14 năm đối với những người tu luyện ở Trung Quốc. Những tội ác chống lại các học viên Pháp Luân Công và sự kiên trì của họ đã gợi nên một sự cảm động sâu sắc.

Uỷ viên Hội đồng Karl Wettstein: Đây là một cuộc đàn áp hoàn toàn không thể chấp nhận được của nhận loại

Sau buổi triển lãm, Uỷ viên Hội đồng Karl Wettstein cho biết: “Bức hại bất cứ ai, ở bất cứ nơi đâu đều là không thể chấp nhận được. Tôi xếp cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào trong danh mục của những cuộc đàn áp hoàn toàn không thể chấp nhận được của nhân loại.”

Nghệ sỹ Marlene Jofriet rất xúc động bởi ánh mắt thuần khiết của một em nhỏ trong bức tranh “Lời kêu gọi trong sáng”. Bức tranh khắc họa một hình ảnh dễ gặp ở thành phố New York, nơi các học viên Pháp Luân Công dũng cảm đội mưa gió để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại tàn bạo ở Trung Quốc.

Bà Jofriet nhận xét: “Ánh mắt của cô bé đang kêu gọi mọi người và nó là một bức tranh tuyệt vời. Nó đã được khắc họa một cách tuyệt đẹp. Nó thậm chí còn chân thực và đẹp hơn một bức ảnh. Nó làm cho bạn có cảm giác bạn đang ở trong tranh với cô bé, đẹp quá!”

Một nghệ sỹ đến Trung tâm Eaton đã để lại vài dòng trong cuốn nhật ký của khách thăm quan: “Một số bức tranh đã khiến tôi phải rớt nước mắt, khiến cho bụng tôi quặn đau và cổ họng tôi nghẹn cứng, trong khi những bức tranh khác lại cho tôi cảm giác được đắm mình trong ánh sáng của sự sống. Cảm ơn vì đã chia sẻ nỗi đau, sự thật và niềm hạnh phúc của các bạn trong tu luyện Pháp Luân Đại Pháp!”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/4/17/“令人眼界大开的人生之课”(图)-272181.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/4/26/139063.html

Đăng ngày 01-05-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share