Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-12-2012] Tôi nhận thấy tồn tại một dạng nhân tâm khá phổ biến giữa các đồng tu chúng ta – tâm so sánh. Tâm này biểu hiện trong các học viên, những người thường hay đo lường chính mình với những học viên khác, hoặc so sánh trạng thái tu luyện của một học viên với trạng thái tu luyện của các học viên khác ở địa phương. Điều này khá là hệ trọng vì dẫn đến những hậu quả nguy hiểm.

Giả sự, hậu quả của việc so sánh rằng một số học viên không tốt bằng những người khác chính là việc các học viên đôi khi sẽ phát triển tâm tật đố. Trường hợp ít nguy hiểm hơn là các học viên trở nên không tự nguyện phối hợp với nhau trong khi thực hiện các công tác chứng thực Pháp; trường hợp nguy hiểm hơn là đôi khi họ phá hoại hạng mục một cách bí mật. Một trường hợp thậm chí còn nguy hiểm hơn nữa là họ tạo ra các nhóm riêng biệt và làm tan rã chỉnh thể các học viên. Đôi khi các học viên có thể phát triển cảm giác tự ti và trở nên nản chí, lo lắng hoặc thiếu tự tin. Một số học viên có thể phát triển tâm nôn nóng. Một số có thể cảm thấy rằng họ tụt lại phía sau và trở nên nóng vội muốn bắt kịp. Tình trạng này dẫn đến các học viên trở nên rất cực đoan khi làm công tác Đại Pháp, họ sẽ theo đuổi khối lượng các việc hoặc sử dụng khối lượng này như một tiêu chuẩn cho sự tu luyện. Do sơ hở này, những học viên này có thể dễ dàng trở thành mục tiêu bức hại của tà ác.

Khi các học viên cảm thấy rằng họ khá hơn những người khác, thì tự tâm sinh ma có thể biểu lộ ra ngoài bề mặt. Họ có thể cảm thấy hoàn toàn hài lòng với chính mình. Đôi lúc họ có thể phát triển tâm tự mãn khi nghĩ rằng họ đã tu luyện tốt và trở nên thỏa mãn với trạng thái tu luyện của mình. Sau đó họ có thể bắt đầu buông lơi và không còn tiếp tục chủ động đề cao bản thân. Điều này cũng có thể là trường hợp mà ở đó các học viên dễ dàng hành động theo chấp trước vào sự an nhàn và muốn nghỉ ngơi. Đôi khi họ có thể trở nên rất ngoan cố và cảm thấy họ tốt hơn những người khác, và [cảm thấy] họ phi thường. Những học viên này có thể cảm thấy mình cao hơn các học viên khác, tạo cho họ sự tự mãn, kiêu căng và thậm chí có thể bất kính với Sư phụ và trộm Pháp.

Khi so sánh đại bộ phận các học viên địa phương với học viên cụ thể nào đó, nếu một người nghĩ rằng học viên cụ thể này đang làm một công việc tốt hơn các học viên còn lại, thì người đó có thể đã bắt đầu thần tượng anh ấy. Cuối cùng, người này có thể xem học viên kia như hình mẫu và tu theo anh ấy như một tấm gương, thay vì đo lường bản thân mình chiểu theo Pháp. Điều này có thể khiến cho học viên được thần tượng kia trở nên ngạo mạn và tà ác có thể vì thế phóng đại sơ hở và bắt đi học viên đó.

Mặt khác, nếu một người nghĩ rằng học viên này không tốt bằng những học viên khác, thì sau đó người này có thể có xu hướng nhắm vào những khuyết điểm của học viên cụ thể này và những gì anh này đang thiếu sót. Một người quan sát học viên này càng dài, thì người đó càng trở nên không hài lòng với người học viên. Nếu xu hướng này bị đẩy xa hơn nữa, thì người đó có thể suy nghĩ cường điệu rằng học viên kia dường như không phải một học viên chân chính và có thể coi thường người học viên. Cuối cùng, người đó có thể thậm chí phớt lờ và không chấp nhận học viên kia. Nếu bị đẩy xa hơn, người đó có thể đối đãi với học viên kia như ma can nhiễu sự tu luyện của các đệ tử Đại Pháp và cố gắng công kích học viên kia ra khỏi nhóm.

Lý do tại sao các học viên có thể bị dẫn động bởi tâm so sánh là do không minh bạch các Pháp Lý. Sư phụ giảng:

“Học Pháp đắc Pháp
Tỉ học tỉ tu
Sự sự đối chiếu
Tố đáo thị tu.”  (Thực tu, Hồng Ngâm I)

Sư phụ cũng giảng cho chúng ta:

“Người như thế cũng có trong các học viên tu lâu, ngoài ra một biểu hiện nổi cộm nhất là: họ cứ mãi tự so sánh với con người, so sánh với bản thân họ trong quá khứ, chứ không thể theo yêu cầu của Pháp ở các tầng thứ mà đo lường bản thân mình.” (Đối thoại với Thời gian, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Theo thể ngộ cá nhân của tôi: là những học viên chúng ta cần đo lường bản thân mình chiểu theo các yêu cầu của Pháp thay vì so sánh với một người cụ thể. Sư phụ giảng cho chúng ta “Sự sự đối chiếu” (Thực tu, Hồng Ngâm I) là bảo chúng ta hướng nội để đánh giá bản thân chúng ta và thoát khỏi những chấp trước người thường của chính chúng ta sao cho chúng ta có thể tu luyện một cách chân chính và tinh tấn trong Pháp bất chấp những gì chúng ta nhìn thấy ở những người khác. Nếu mỗi người trong các học viên chúng ta có thể hiểu rõ việc sử dụng Pháp là tiêu chuẩn duy nhất cho những hành động của chúng ta, khi ấy chúng ta có thể sớm thấy rõ Đại Pháp vô biên, mỗi sinh mệnh là quá nhỏ bé và không đáng kể. Khi đó chúng ta có thể trở nên từ bi và lý trí, hòa hợp với nhau, tập trung vào nỗ lực làm ba việc của chúng ta một cách vững chắc và cứu độ nhiều chúng sinh hơn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/12/28/攀比心的危害-267013.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/3/6/138377.html

Đăng ngày 19-03-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share